Chương IV Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Cảng biển
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều), theo đó, có thể kể đến các Chương:
- Tàu biển
- Thuyền bộ và thuyền viên
- Cảng biển
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Bắt giữ tàu biển
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
- Hợp đồng thuê tàu
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Hoa tiêu hàng hải
- Lai dắt tàu biển
- Cứu hộ hàng hải
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Bộ luật 95/2015/QH13 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên theo Điều 63 Bộ luật hàng hải năm 2015
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Điều 96 Bộ luật số 95/2015/QH13 quy định thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
+ Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
+ Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
+ Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định như sau:
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Cảng dầu khí ngoài khơi là công trình được xây dựng, lắp đặt tại khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện dịch vụ khác.
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước và các công trình phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu cảng.
3. Khu nước, vùng nước bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão trong vùng nước cảng biển.
4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Có vùng nước nối thông với biển.
2. Có điều kiện địa lý tự nhiên đáp ứng yêu cầu xây dựng cầu, bến cảng, khu neo đậu, chuyển tải và luồng hàng hải cho tàu biển đến, rời, hoạt động an toàn.
3. Có lợi thế về giao thông hàng hải.
4. Là đầu mối giao thông phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước; vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và trung chuyển bằng đường biển.
1. Cảng biển được phân loại như sau:
a) Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa ngõ quốc tế;
b) Cảng biển loại I là cảng biển có quy mô lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng;
c) Cảng biển loại II là cảng biển có quy mô vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp loại cảng biển và công bố Danh mục cảng biển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố Danh mục bến cảng thuộc cảng biển Việt Nam theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
1. Cung cấp dịch vụ hỗ trợ tàu thuyền đến, rời cảng.
2. Cung cấp phương tiện, thiết bị và nhân lực cần thiết cho tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách.
3. Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi và bảo quản hàng hóa trong cảng.
4. Đầu mối kết nối hệ thống giao thông ngoài cảng biển.
5. Là nơi để tàu thuyền trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
6. Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu thuyền, người và hàng hóa.
Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
1. Cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước được đặt tên khi lập quy hoạch phát triển, lập dự án đầu tư xây dựng, công bố đưa vào sử dụng theo đề nghị của chủ đầu tư, cơ quan, tổ chức liên quan.
2. Không đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước đó.
3. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước, trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
4. Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đặt tên cảng biển và cảng dầu khí ngoài khơi.
2. Người đứng đầu Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải quyết định đặt tên bến cảng, cầu cảng, bến phao và khu nước, vùng nước.
Chính phủ quy định thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công bố mở, đóng cảng biển, cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, vùng nước cảng biển, quản lý luồng hàng hải và hoạt động hàng hải tại cảng biển.
1. Trường hợp vì lý do bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh hoặc thiên tai, dịch bệnh, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
2. Khi không còn lý do không cho tàu thuyền đến, rời, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định hủy bỏ việc tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
3. Ngay sau khi quyết định tạm thời không cho phép hoặc hủy bỏ quyết định tạm thời không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải báo cáo ngay Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải; đồng thời, thông báo cho chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển.
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; nhu cầu và nguồn lực; quy hoạch phát triển giao thông vận tải, các ngành khác, địa phương và xu thế phát triển hàng hải thế giới.
Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng công trình có liên quan đến cảng biển phải lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng biển.
1. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải:
a) Lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, kiến nghị điều chỉnh quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt;
b) Công bố công khai và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt;
c) Phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước; quyết định điều chỉnh cụ thể đối với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước không trái với chức năng, quy mô trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
2. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.
1. Đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của Bộ luật này, quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, luồng hàng hải quyết định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải.
3. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải lấy ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cầu cảng quyết định hình thức quản lý, khai thác phù hợp với quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức xây dựng, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng, tuyến hàng hải phục vụ cho công tác bảo đảm an toàn hàng hải theo đề nghị của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng, bến thủy nội địa và cảng cá trong vùng nước cảng biển.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí phân loại cảng biển; đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải và điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển; trình tự, thủ tục đặt tên, đổi tên cảng biển, cảng dầu khí ngoài khơi, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước.
1. Kết cấu hạ tầng cảng biển đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước được cho thuê khai thác từng phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật.
2. Việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan quyết định đầu tư kết cấu hạ tầng cảng biển quyết định việc cho thuê khai thác khác kết cấu hạ tầng cảng biển.
4. Bên nhận thuê khai thác phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có phương án tổ chức, khai thác hiệu quả, đúng mục đích;
c) Có năng lực về tài chính.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và việc sử dụng nguồn thu từ cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển.
Ban quản lý và khai thác cảng do Chính phủ thành lập, được giao vùng đất, vùng nước cảng biển để quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển, khu hậu cần sau cảng.
1. Xây dựng trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
2. Xây dựng và trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
3. Đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch được phê duyệt.
4. Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư khu hậu cần sau cảng tại vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
5. Ban hành các quy chế quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
6. Tổ chức quản lý việc đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hậu cần sau cảng.
7. Tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng, bến cảng biển.
8. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà khai thác tại cảng biển, khu đất hậu cần sau cảng.
9. Kiểm soát, cung cấp trang thiết bị và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của cảng và đi lại của tàu thuyền trong khu vực quản lý.
10. Cung cấp dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, logistics và các dịch vụ liên quan khác trong khu vực vùng đất, vùng nước được giao.
11. Bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
12. Quyết định mức thu phí dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung phí dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Quyết định mức giá dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung giá dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
13. Nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao.
1. Hội đồng thành viên của Ban quản lý và khai thác cảng bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên.
2. Chủ tịch, các thành viên của Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc của Ban quản lý và khai thác cảng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trong đó phải có đại diện các cơ quan: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng.
3. Chính phủ quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và khu vực áp dụng mô hình Ban quản lý và khai thác cảng.
1. Các loại phí, lệ phí và việc thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí hàng hải được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
2. Giá dịch vụ tại cảng biển bao gồm:
a) Giá dịch vụ bốc dỡ container; giá dịch vụ hoa tiêu; giá sử dụng cầu, bến, phao neo; giá dịch vụ lai dắt;
b) Giá dịch vụ khác tại cảng biển.
3. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này trong khung giá do Bộ Giao thông vận tải quy định.
4. Doanh nghiệp quyết định mức giá dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
5. Doanh nghiệp thực hiện việc kê khai giá dịch vụ tại cảng biển với cơ quan có thẩm quyền và niêm yết theo quy định của pháp luật về giá.
1. Cảng vụ hàng hải là cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải.
1. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
3. Cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
5. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
7. Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
8. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
10. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa, thể thao và du lịch, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng biển theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan này có trách nhiệm phối hợp hoạt động và chịu sự điều hành trong việc phối hợp hoạt động của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng biển được đặt trụ sở làm việc trong cảng. Doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Tất cả các loại tàu thuyền không phân biệt quốc tịch, trọng tải và mục đích sử dụng chỉ được phép đến cảng biển khi có đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải, bảo vệ môi trường và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2. Tàu thuyền chỉ được hoạt động tại cảng biển, bến cảng, cầu cảng đã được công bố đưa vào sử dụng và phù hợp với công năng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng đó.
3. Trường hợp tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển, phải tiến hành thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển tại Cảng vụ hàng hải quản lý khu vực đó. Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm giám sát hoạt động của tàu thuyền bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
1. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải được phép của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam phải tôn trọng, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa quốc gia tàu mang cờ và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam qua đường ngoại giao trước khi tàu đến Việt Nam.
3. Chương trình hoạt động của tàu và các thành viên trên tàu phải thực hiện theo kế hoạch đã thỏa thuận; trường hợp có sự thay đổi, phát sinh phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
4. Khi tàu quân sự nước ngoài đến lãnh hải Việt Nam để đến cảng biển phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo Quốc kỳ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở vị trí ngang bằng với quốc kỳ của quốc gia tàu mang cờ, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia tàu mang cờ;
b) Bên ngoài thân tàu phải ghi rõ số hiệu, tên tàu;
c) Đưa toàn bộ vũ khí về tư thế quy không hoặc ở trạng thái bảo quản;
d) Dừng lại ở vùng đón trả hoa tiêu để làm thủ tục nhập cảnh và theo hướng dẫn của cảng vụ, hoa tiêu Việt Nam;
đ) Chỉ được sử dụng các thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn hàng hải và tần số liên lạc đã đăng ký;
e) Đến đúng cảng biển theo tuyến đường và hành lang quy định.
5. Tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam muốn di chuyển từ cảng biển này sang cảng biển khác của Việt Nam phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
1. Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
2. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ theo quy định thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
3. Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh. Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền đến căn cứ Giấy phép rời cảng do Cảng vụ hàng hải nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cấp để quyết định cho tàu thuyền đến hoạt động tại cảng; các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác căn cứ hồ sơ chuyển cảng (nếu có) do cơ quan có liên quan nơi tàu thuyền rời cảng trước đó cung cấp để thực hiện nghiệp vụ quản lý của mình theo quy định của pháp luật.
1. Tàu công vụ đang thực hiện nhiệm vụ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chuyên dùng thực hiện hoạt động tìm kiếm, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải, phòng chống cháy, nổ, phòng chống tràn dầu hoặc thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp khác được miễn thực hiện các thủ tục đến, rời cảng theo quy định nhưng thuyền trưởng của tàu thuyền phải thông báo cho Cảng vụ hàng hải biết bằng văn bản hoặc bằng hình thức, phương tiện thông tin phù hợp khác.
2. Tàu thuyền đến cảng để chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền cứu được trên biển và chỉ lưu lại cảng biển trong khoảng thời gian không quá 12 giờ được làm thủ tục đến, rời cảng một lần.
1. Tàu thuyền rời cảng biển sau khi đã hoàn thành thủ tục theo quy định.
2. Tàu thuyền không được rời cảng trong các trường hợp sau đây:
a) Không có đủ các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định;
b) Chưa thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trong thời hạn quy định;
c) Phát hiện có nguy cơ khác đe doạ sự an toàn của tàu thuyền, người, hàng hóa ở trên tàu thuyền và môi trường biển;
d) Đã có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu thuyền theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp không cho tàu thuyền rời cảng biển quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải thông báo cho thuyền trưởng và các cơ quan liên quan biết lý do và phải làm thủ tục cho tàu thuyền rời cảng biển ngay khi lý do nêu trên không còn.
Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền và trình tự, thủ tục cho tàu thuyền đến, rời cảng biển và tàu thuyền quân sự nước ngoài đến Việt Nam.
1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
7. Sửa chữa và bảo dưỡng container.
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan.
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch phát triển giao thông vận tải.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn. Công bố và tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
4. Các bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch đã được phê duyệt.
1. Đầu tư xây dựng cảng cạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn, quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân được đầu tư xây dựng và khai thác cảng cạn theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết về đầu tư xây dựng, quản lý khai thác cảng cạn.
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải công bố mở, tạm dừng và đóng cảng cạn.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại cảng cạn theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên tại cảng cạn được đặt trụ sở làm việc trong cảng cạn. Doanh nghiệp cảng cạn có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Seaport refers to an area enclosing port land and water areas of which infrastructure facilities are constructed and equipment necessary for incoming and outgoing ships is installed in order to load or unload goods, embark or disembark passengers as well as to render other services. A seaport may include one or two port terminals. A port terminal includes one or a lot of wharves.
Offshore oil port refers to a facility constructed and installed at the offshore oil production area for the ship to enter or leave for loading and unloading of cargoes and rendering of other services.
2. Port infrastructure includes wharves, an area of water facing against wharves, warehouses, storage yards, facilities, work offices, service establishments, traffic, communications, electricity and water supply systems which are engineered and installed at fixed positions within a port land area and an area of water.
3. An area or region of water includes pilot embarkation and disembarkation area, phytosanitary inspection area, turning basin, anchorage area, transhipment area and storm shelter area within a port water area.
4. Military port, fishing port and inland port and port terminal located within a port water area shall be subject to the state administration for maritime safety and security, fire and explosion protection and environmental pollution prevention under the provisions of this Code and other relevant laws and regulations.
Article 74. Criteria for determination of a seaport
1. Have a water area thoroughly connecting to a sea.
2. Have natural geographical conditions to meet requirements relating to construction of a wharf, port terminal, anchorage area, transhipment area and navigational channel for the ship to enter, leave and operate in a safe manner.
3. Have advantages in marine transportation.
4. Act as the center of the traffic network to facilitate inland freight transport, carriage and transhipment of exporting and importing goods by sea.
Article 75. Classification of seaports and advertisement of the list of seaports
1. Seaports are classified into the followings:
a) Special seaports mean large-scale seaports which are aimed at nationwide or inter-regional socio-economic development, and perform their functions as international transshipment or gateway ports;
b) Grade-I seaports mean large-scale seaports which serve the purpose of nationwide or inter-regional socio-economic development;
c) Grade-II seaports mean medium-scale seaports which serve the purpose of regional socio-economic development;
d) Grade-III seaports mean small-scale seaports which serve the purpose of local socio-economic development.
2. The Prime Minister shall decide classification of seaports and advertisement of the list of seaports after considering the request of the Minister of Transport.
3. The Minister of Transport shall advertise the list of port terminals that belong to Vietnam's seaport system after considering the request of maritime state regulatory agencies.
Article 76. Fundamental functions of a seaport
1. Provide vessel traffic services for ships which enter and leave a seaport.
2. Provide transports, equipment and workforce necessary for ships to anchor, load or discharge goods and embark or disembark passengers.
3. Provide freight transportation, loading, discharge, warehousing and storage services within the territory of a seaport.
4. Play its role as the center to help different traffic networks outside of the seaport to get connected together.
5. Be designed provide shelter, repair and maintenance or other indispensable services for ships in case of emergencies.
6. Provide other services for ships, humans and cargoes.
Article 77. Rules for naming a seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region
Seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region must be named according to the following rules:
1. Seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region must be given a name during the process of developmental plan or construction project formulation. Such name must be utilized as requested by the project owner or relevant agencies or organizations.
2. Names of seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions, shall not be allowed to coincide with each other or be misleading, or there may be an inconsistency between designated names and functions of these seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions.
3. Names of state agencies, armed force units, political organizations or socio-political organizations shall not be used as whole or partial particular names of these seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas, and water regions, unless otherwise approved by these agencies, units or organizations.
4. Words or signs which offend against historical, cultural, moral and traditional values shall not be allowed to use for naming purposes.
Article 78. Authority to name a seaport, offshore oil port, port terminal, wharf, floating terminal, water area and water region
1. The Minister of Transport shall be vested with authority to decide to give names to seaports and offshore oil ports.
2. Heads of maritime state regulatory agencies shall be accorded authority to decide names given to port terminals, wharves, floating terminals, water areas and water regions.
Article 79. Public notice of opening or closing of a seaport and port water area
The Government shall adopt regulations on authority, conditions and procedures in relation to the opening and closing of a seaport, wharf, port terminal, floating terminal, water area, water region, port water area, and management of a navigational channel and marine operations that take place at a seaport.
Article 80. Temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region
1. In order to ensure maritime safety, security and environmental protection, national defence and security, or prevent natural disasters or epidemics, the Director of Port authority shall make a decision on temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region.
2. If there is none of reasons for refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region, the Director of Port authority shall make a decision to cancel such temporary refusal.
3. Promptly after grant of the decision on temporary refusal or cancellation of temporary refusal of permission for ships to enter or leave a seaport, port terminal, wharf, floating terminal, water area or water region, the Director of Port authority must report to a maritime state regulatory agency; simultaneously, notify the ship owner or an agent of the ship owner and other relevant specialized state regulatory agencies located at a seaport.
Article 81. Plan for development of a seaport system
1. The seaport system development plan must be based on the strategy for socio-economic development; national defence and security tasks; demands and resources; the scheme for developing transportation, other industries, characteristics of each locality and trends of maritime development in the world.
Whilst preparing the scheme for executing construction projects relating to a seaport, Ministries and provincial People’s Committees must seek written advice from the Ministry of Transport.
2. The Prime Minister shall approve the master plan for seaport system development.
3. The Minister of Transport shall ratify the detailed plan for seaport system development.
Article 82. Responsibilities for drawing and managing the seaport system development plan
1. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities:
a) Formulate and submit the master plan for Vietnam’s seaport system development to the Prime Minister for ratification purposes, and suggest modification of the approved master plan;
b) Publicly disseminate and provide guidance on and conduct inspection of implementation of the approved plan;
c) Ratify the detailed plan for a cluster of seaports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas or water regions; grant a decision on detailed modifications of the detailed plan for such cluster which is not inconsistent with functions or scale referred to in the master plan for Vietnam's seaport system development.
2. Ministries, Ministry-level bodies and provincial People's Committee shall assume the following responsibilities:
a) Collaborate with the Ministry of Transport in conducting administration of the plan for seaport system development under the provisions of this Code and other regulations of relevant laws;
b) Reserve an adequate amount of land lots and water areas for seaport system development according to the approved plan.
Article 83. Investment in construction, management and operation of seaports and navigational channels
1. Investment in construction of seaports and navigational channels must be consistent with the plan for development of seaports and navigational channels in accordance with this Code and other provisions of laws on investment, construction and other relevant legal regulations.
2. Domestic or foreign organizations or individuals shall be allowed to invest in construction of seaports or navigational channels in accordance with laws.
Organizations or individuals investing in construction of seaports or navigational channels shall decide the modality of management and operation of seaports and navigational channels.
3. Before approving an investment project, a competent authority must obtain a written consent from the Ministry of Transport.
4. Organizations or individuals investing in construction of seaports, port terminals and wharves shall decide the proper management and operation modality which must be consistent with laws and regulations.
Article 84. Nautical chart of port water area, navigational channel and route
The Ministry of Transport shall take charge of collaborating with the Ministry of National Defense in conducting construction and publication of the nautical chart of a port water area, navigational channel or route for the purpose of ensuring maritime safety after considering the request of a maritime state regulatory agency.
Article 85. Detailed provisions on seaports
1. The Minister of Transport shall adopt detailed provisions on conduct of operations of ships at seaports, inland terminals and fishing ports within the territory of a port water area.
2. The Government shall promulgate detailed provisions on criteria for classification of seaports; investment in construction, management and operation of seaports and navigational channels, and eligibility requirements for seaport operation business; processes and procedures for naming or change of names of seaports, offshore oil ports, port terminals, wharves, floating terminals, water areas or water regions.
Section 2. SEAPORT ADMINISTRATION
Article 86. Administration of operation of port infrastructure projects financed by the state budget
1. The part or whole of a port infrastructure project financed by the state budget shall be leased for operation in accordance with laws.
2. Leasing a port infrastructure project for operation purposes shall be carried out in accordance with laws on procurement and other relevant legal regulations.
3. The authority that makes a decision to invest in a port infrastructure project shall decide the leasing of such port infrastructure project for operation purposes.
4. Lessee must meet all of the following requirements:
a) Have the legal entity;
b) Have the plan for conduct and operation of such leased project in a manner of effectiveness and right purpose;
c) Have the financial competence.
5. The Government shall adopt detailed regulations on leasing of port infrastructure for operation purposes and utilization of revenues generated from such leasing.
Article 87. Port management and operation authority
The port management and operation authority shall be established by the Government, and shall be assigned a port land or water area for the purpose of planning and investing in construction, development and operation of port infrastructure facilities and post-port logistics service area.
Article 88. Duties and powers of the port management and operation authority
1. Formulate and submit the master plan for development of assigned port land and water area to the Ministry of Transport for review before reporting to the Prime Minister to apply for ratification.
2. Formulate and submit the detailed plan for development of assigned port land and water area to the Ministry of Transport to apply for its ratification.
3. Invest in construction and development of port infrastructure facilities in conformance to the approved plan.
4. Apply for investment registration, and inspect, grant, revise and revoke the investment certificate in respect of projects for investment in post-port logistics service area located at such assigned land and water area.
5. Introduce regulations on management of operations that take place within such assigned port land and water area.
6. Conduct administration of investment in and operation of port infrastructure facilities and post-port logistics infrastructure systems.
7. Implement the procurement procedure for operating lease of wharf and port terminal infrastructure system.
8. Examine and supervise operations performed by operators of seaports and post-port logistics service area.
9. Take control of and supply equipment, and ensure safety for port operations and ship’s movements under its management.
10. Provide pilotage, towage. logistics and other relevant service within these assigned port land or water area.
11. Maintain, overhaul and repair port infrastructure facilities located within such assigned port land and water area.
12. Decide on amounts of charges paid for services rendered within such assigned land and water area on the basis of the service charge schedule issued by competent authorities.
Determine levels of charges paid for services rendered within such assigned port land and water area on the basis of the service price schedule issued by the Minister of Transport.
13. Be given other duties and powers by the Government.
Article 89. Organizational structure of the port management and operation authority, areas to which the model of a port management and operation authority is applied
1. The Board of Members of a port management and operation authority (the Board) is composed of a President, Vice President and commissioners.
2. President, members of the Board and General Director of the port management and operation authority shall be appointed by the Prime Minister upon the request of the Minister of Transport. It must include representatives of organs such as the Ministry of Transport, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, People’s Committees of the provinces to which the model of a port management and operation authority is applied.
3. The Government shall adopt detailed regulations on the organizational structure, duties and powers of the port management and operation authority, and areas to which the model of a port management and operation board is applied.
Article 90. Maritime fees, charges and port service charges
1. Maritime fees or charges and collection, payment, management and utilization of maritime fees or charges shall be consistent with laws and regulations on fees and charges.
2. Port service charges shall include:
a) Charges paid for services relating to container handling, pilotage and utilization of wharf, terminal and floating dock, and towage;
b) Charges paid for other port services.
3. Service enterprises shall, at their discretion, decide on specific port service charges referred to in subparagraph a paragraph 2 of this Article which are subject to the price range decided by the Ministry of Transport.
4. Service enterprises shall, at their discretion, decide on specific port service charges referred to in subparagraph b paragraph 2 of this Article.
5. Service enterprises shall prepare the list of port service charges for submission to competent authorities and make it known to the public in accordance with laws on price.
1. The port authority refers to an organ directly affiliated to a maritime state agency which is assigned to perform its marine state administration duties at a seaport and other areas that fall under its management.
2. The Director of a port authority is the ultimate commander in this port authority.
3. The Ministry of Transport shall adopt regulations on organization and operation of a port authority.
Article 92. Duties and powers of the Director of a port authority
1. Get involved in formulating the plan and proposal for development of seaports under his delegated powers and conduct oversight of implementation of such plan and proposal after obtaining approval from competent authorities.
2. Conduct implementation of regulations on management of marine operations that take place at seaports and areas that fall under his management; examine and oversee navigational channels and marine signaling systems; check marine operations of organizations or individuals that take place at seaports and areas that fall under his management.
3. Authorize and oversee ships which enter, leave and operate within a seaport; prevent ships from entering or leaving seaports if necessary conditions relating to maritime safety and security, marine occupation and environmental pollution prevention have not been met.
4. Take charge of coordination in navigational operations that take place at seaports and areas that fall under his management.
5. Implement any decision to impound ships granted by competent state agencies.
6. Temporarily impound any ship as stipulated by Article 114 of this Code.
7. Take charge of searching and rescuing people in distress at sea within the territory of the port water area under his management; mobilize necessary personnel and equipment for such search and rescue or for environmental pollution response.
8. Conduct sea-going ship registration or seafarer registration which is assigned by competent authorities; collect, manage and use port fees and charges in accordance with laws.
9. Conduct marine inspection, and investigate and handle, within his jurisdiction, marine accidents that occur at seaports and areas under his management.
10. Take charge of or direct the operational cooperation between state regulatory agencies operating at seaports.
11. Impose administrative penalties for any violation that may arise in the maritime area within his jurisdiction.
Article 93. Collaboration on state administration operations at seaports
1. Marine state regulatory agencies, and security, phytosanitary inspection, customs, taxation, culture, sports and tourism, fire and explosion prevention, environmental protection, and other authorities, shall implement duties and powers at seaports as per laws and regulations. Within their assigned duties and delegated powers, these authorities shall be responsible for collaborating on their operations and putting their collaboration under control of the Director of the port authority.
2. State regulatory agencies which have regular operations at seaports shall be allowed to establish their work offices within the territory of such seaports. Port enterprises shall be charged with responsibility to provide favorable conditions for such agencies to implement their duties and powers.
Section 3. PROCEDURE FOR SHIPS’ PORT ARRIVAL AND DEPARTURE
Article 94. Requirements for ships’ port arrival
1. All of ships, regardless of their nationality, tonnage and purpose of use, shall be allowed to enter into a seaport if they meet maritime safety, security, occupation, environmental protection and other conditions in accordance with laws and regulations.
2. A ship shall be allowed to operate at seaports, port terminals and wharves which have been advertised for use, and must be relevant to their designed functions.
3. In the event that foreign ships are underway at Vietnamese sea outside of the port water area, procedures for ships’ entering and leaving a seaport must be completed at the port authority in charge of managing that seaport. The port authority shall be responsible for overseeing operations of a ship in order to ensure maritime safety, security and environmental pollution prevention.
Article 95. Rules for foreign military vessels’ arrival in Vietnam
1. A foreign military vessel must be authorized to enter into Vietnam by competent state regulatory authorities in accordance with laws and regulations.
2. The foreign military vessel that arrives in Vietnam must comply with regulations of Vietnamese laws, unless otherwise diplomatically agreed upon between the country whose national ensign is flown by that vessel and the competent state regulatory agency of Vietnam prior to such vessel's arrival in Vietnam.
3. The work schedule and members working onboard that vessel must be consistent with specified arrangements; where there is any change or supplementation to the schedule or members, such change and supplementation must be subject to the permission granted by Vietnam’s competent authorities.
4. In order to be allowed to enter into a Vietnamese seaport, a foreign military vessel that is heading toward Vietnam's territory waters must comply with the following regulations:
a) A submarine and any other submersible must operate above the water surface and fly the national ensign of the Socialist Republic of Vietnam at the position which is as high as that of its national ensign, unless otherwise permitted by the Government of Vietnam or agreed upon between the Government of Vietnam and the Government of the country whose national ensign is flown by such submarine or submersible;
b) Ship identification numbers and ship name must be inscribed onto the ship's body;
c) All weapons taken onboard that vessel must be placed in a rest or unmounted position or kept in locked storage;
d) That vessel must stop at the pilot embarkation and disembarkation area in order to complete procedures for entry and any procedure under the instructions of the port authority or pilotage in Vietnam;
dd) Only necessary maritime safety equipment or registered frequencies used for marine communications shall be allowed for use.
e) That vessel must enter into the right seaport by sailing along the stipulated navigational route and corridor.
5. If a foreign military vessel heading toward Vietnam wishes to move from this seaport to the other within the territory of Vietnam, it must apply for approval granted by Vietnam's competent authority.
Article 96. Time limit for completion of statutory procedures for a ship’s entering and leaving a seaport
1. No later than 02 hours after the time of a ship’s anchoring at a wharf or before the proposed time of a ship’s leaving a seaport, the responsible persons are required to complete stipulated procedures for the ship’s entering or leaving a seaport.
2. No later than 01 hour after completion of such procedures and submission of all required documents, the port authority must make a decision to grant permission for such ship's entering and leaving its seaport.
3. After completion of procedures for a ship's entering and leaving a Vietnamese seaport, that ship shall be exempted from the entry procedures at another Vietnamese seaport. The port authority in charge of managing the seaport where a ship arrives shall be subject to the permit for departure from a seaport issued by the port authority in charge of managing the seaport that such ship has left in order to allow such ship to operate at its seaport. Then, other specialized state regulatory agencies shall refer to the port movement dossier (if any) provided by a relevant port authority in charge of managing the seaport where the ship has left in order to perform regulatory operations in accordance with laws and regulations.
Article 97. Provisions on exemption or reduction on procedures for ship arrival and departure in certain special cases
1. Public duty ships when on duty, ships used for embarking and disembarking pilots, those specially designed for search and rescue operation, assurance of maritime safety, fire and explosion prevention or for other emergency duties shall be exempted from statutory arrival and departure procedures, but these ships’ masters are required to report on this to the port authority in writing, in or by any other relevant form or communications means.
2. Ships arriving in a seaport to deliver rescued humans, property and ships and only staying at a seaport within a period of less than 12 hours shall be allowed to complete only one-time arrival and departure procedures.
Article 98. Rules of a ship’s departure from a seaport
1. A ship shall be allowed to leave a seaport after all required procedures have been completed.
2. A ship shall not be allowed to leave a seaport under the following circumstances:
a) That ship fails to meet required maritime safety, security, occupation and environmental pollution prevention conditions;
b) Maritime fees or charges have not been completely paid by the stated deadline;
c) Any other threat to safety for that ships, humans or cargoes onboard that ship and sea environment has been discovered;
d) That ship is subject to the ship detention and temporary impounding order issued by the court or competent authority in accordance with laws and regulations.
3. In the event of refusing to allow a ship to depart from a seaport under the provisions of subparagraph a, b and c paragraph 2 of this Article, the Director of the port authority or authorized organizations or individuals must notify the ship master and any relevant agencies of reasons for such refusal, and must allow such ship to complete departure procedures promptly after such reasons no longer persist.
Article 99. Authority to grant permission, processes and procedures for a ship’s entering and leaving a seaport
The Government shall adopt detailed regulations on Authority to grant permission, processes and procedures for a ship’s entering and leaving a seaport and for a foreign military vessel's arrival in Vietnam.
Article 100. Functions of an inland port
1. Receive and deliver goods carried by containers.
2. Load and unload cargoes into and out of shipping containers.
3. Gather freight containers transported to a seaport and in opposite direction.
4. Inspect and complete customs procedures for exporting or importing goods.
5. Consolidate and deconsolidate goods of multiple owners loaded in the same container.
6. Temporarily store exporting and importing goods and containers.
7. Repair and maintain containers.
Article 101. Criteria for determination of an inland port
1. An inland port must conform to the plan for inland port system development which has already been approved.
2. It must be connected to main transportation corridors and seaports, which serve the purpose of regional economic development.
3. It must have at least two transport modes in order to provide favorable conditions for multimodal transport organizations, or must be directly connected to one mode of transport which has high competency.
4. It must provide sufficient space to locate work offices of relevant agencies or organizations.
5. It must meet fire and explosion prevention and environmental protection requirements in accordance with laws and regulations.
Article 102. Plan for development of an inland port system
1. The plan for inland port system development must be based on the strategy for socio-economic development; national defence and security tasks; the scheme for developing transportation.
2. The Prime Minister shall ratify and revise the master plan for inland port system development after considering the request of the Minister of Transport.
3. The Minister of Transport shall ratify the detailed plan for inland port system development. Publicly disseminate and conduct provision of guidance on and inspection of implementation of the approved plan.
4. Ministries and provincial People's Committee shall assume the following responsibilities:
a) Collaborate with the Ministry of Transport in conducting administration of implementation of the plan for inland port system development under the provisions of this Code and other regulations of relevant laws;
b) Reserve an adequate amount of land lots for inland port system development according to the approved plan.
Article 103. Investment in construction, management and operation of inland ports
1. Investment in construction of inland ports must be consistent with the plan for inland port system development and provisions of laws on investment, construction and other relevant legal regulations.
2. Organizations or individuals shall be licensed to invest in construction and operation of inland ports as per laws and regulations.
3. The Government shall adopt detailed regulations on investment in construction, management and operation of inland ports.
Article 104. Authority to publicly announce opening, temporary suspension and closing of inland ports and responsibilities of state regulatory agencies in charge of state administration of inland ports
1. The Minister of Transport shall issue a public announcement of opening, temporary suspension and closing of an inland port.
2. State security, phytosanitary inspection, customs, taxation, and other regulatory agencies, shall implement duties and powers at inland ports as per laws and regulations.
3. State regulatory agencies which have regular operations at inland ports shall be allowed to establish their work offices within the territory of such inland ports. Inland port enterprises shall be held responsible for providing favorable conditions for such state regulatory agencies to implement their duties and powers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực