Chương VII Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.
2. Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển.
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận.
2. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến.
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản.
1. Người thuê vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển. Trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng.
2. Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
3. Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
4. Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
5. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng quy định tại Điều 162 và Điều 187 của Bộ luật này.
1. Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải.
2. Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
3. Vận đơn suốt đường biển là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa được ít nhất hai người vận chuyển bằng đường biển thực hiện.
4. Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng.
5. Chứng từ vận chuyển khác là chứng từ do người vận chuyển và người thuê vận chuyển thỏa thuận về nội dung, giá trị.
1. Giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển là khoản tiền trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển.
Phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển (nếu có) là khoản tiền trả thêm cho người vận chuyển ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển.
2. Doanh nghiệp thực hiện việc niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá và niêm yết phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển bằng đường biển theo quy định của Chính phủ.
Người vận chuyển phải mẫn cán để trước và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, được cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa.
1. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 của Bộ luật này. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
2. Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp sau đây:
a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;
c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
d) Thiên tai;
đ) Chiến tranh;
e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
h) Hạn chế về phòng dịch;
i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
l) Bạo động hoặc gây rối;
m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;
o) Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;
p) Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra. Trường hợp có người được hưởng quyền miễn hoàn toàn trách nhiệm của người vận chuyển theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận ghi trong hợp đồng thì người đó phải chứng minh rằng người vận chuyển đã không có lỗi, không cố ý hoặc những người làm công, đại lý của người vận chuyển cũng không có lỗi hoặc không cố ý gây ra sự mất mát, hư hỏng của hàng hóa.
3. Chậm trả hàng là việc hàng hóa không được trả trong khoảng thời gian đã thỏa thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thỏa thuận. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:
a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;
b) Nguyên nhân bất khả kháng;
c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;
d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.
1. Trong trường hợp tính chất, giá trị của hàng hóa không được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 02 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị nào cao hơn.
Đơn vị tính toán quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt.
Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường.
2. Khi container hoặc công cụ tương tự được dùng để đóng hàng hóa thì mỗi kiện hoặc đơn vị hàng hóa đã ghi trong chứng từ vận chuyển, đã đóng vào công cụ được coi là một kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp chứng từ vận chuyển không ghi rõ số kiện hoặc đơn vị hàng hóa thì container hoặc công cụ đó chỉ được xem là 01 kiện hoặc 01 đơn vị hàng hóa.
3. Trong trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa được người giao hàng khai báo trước khi bốc hàng và được người vận chuyển chấp nhận, ghi vào chứng từ vận chuyển thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa trên cơ sở giá trị đó theo nguyên tắc sau đây:
a) Đối với hàng hóa bị mất mát thì bồi thường bằng giá trị đã khai báo;
b) Đối với hàng hóa bị hư hỏng thì bồi thường bằng mức chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng hóa.
Giá trị còn lại của hàng hóa được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm và địa điểm dỡ hàng hoặc lẽ ra phải dỡ hàng; nếu không xác định được thì căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm và địa điểm bốc hàng cộng thêm chi phí vận chuyển đến cảng trả hàng.
4. Trách nhiệm của người vận chuyển đối với việc chậm trả hàng được giới hạn số tiền bằng hai phẩy năm lần giá dịch vụ vận chuyển của số hàng trả chậm, nhưng không vượt quá tổng số giá dịch vụ vận chuyển phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1. Người vận chuyển mất quyền giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Điều 152 của Bộ luật này nếu người khiếu nại chứng minh được mất mát, hư hỏng hàng hóa là hậu quả do người vận chuyển đã có hành vi cố ý gây mất mát, hư hỏng, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra.
2. Người làm công, đại lý của người vận chuyển thực hiện với chủ định gây ra mất mát, hư hỏng hàng hóa, chậm trả hàng hoặc cẩu thả và biết rằng việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm trả hàng đó có thể xảy ra cũng không được giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
1. Người giao hàng phải bảo đảm hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định. Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không bảo đảm tiêu chuẩn đóng gói cần thiết.
2. Người giao hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hóa dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hóa nguy hiểm khác hoặc loại hàng hóa cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng.
Người giao hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết.
3. Người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hóa không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó.
1. Người vận chuyển có quyền dỡ hàng hóa khỏi tàu biển, hủy bỏ hoặc làm mất khả năng gây hại của hàng hóa dễ nổ, dễ cháy hoặc hàng hóa nguy hiểm khác mà không phải bồi thường và vẫn được thu đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu số hàng hóa đó đã được khai báo sai hoặc do người vận chuyển không được thông báo trước và cũng không thể nhận biết được về những đặc tính nguy hiểm của hàng hóa khi bốc hàng theo sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường.
Người giao hàng phải chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh.
2. Trong trường hợp người vận chuyển đã nhận bốc lên tàu biển những hàng hóa nguy hiểm, mặc dù đã được thông báo trước hoặc đã nhận biết được tính chất nguy hiểm của hàng hóa đó theo sự hiểu biết nghiệp vụ thông thường và đã thực hiện các biện pháp bảo quản theo đúng quy định, nhưng khi hàng hóa đó đe dọa sự an toàn của tàu, người và hàng hóa trên tàu thì người vận chuyển có quyền xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trong trường hợp này, người vận chuyển chịu trách nhiệm về tổn thất phát sinh theo các nguyên tắc về tổn thất chung và chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế.
Giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế là giá dịch vụ vận chuyển được tính trên cơ sở tỷ lệ giữa quãng đường mà hàng hóa được vận chuyển trong thực tế so với toàn bộ quãng đường vận chuyển đã thỏa thuận trong hợp đồng, cũng như trên cơ sở tỷ lệ giữa sự đầu tư chi phí, thời gian, sự rủi ro hoặc khó khăn thông thường liên quan đến quãng đường vận chuyển đã thực hiện so với quãng đường vận chuyển còn lại.
Người giao hàng được miễn trách nhiệm bồi thường về các mất mát, hư hỏng xảy ra đối với người vận chuyển hoặc tàu biển, nếu chứng minh được rằng mình hoặc người làm công, đại lý của mình không có lỗi gây ra tổn thất đó.
1. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển và các chi phí khác được ghi trong chứng từ vận chuyển, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối trả hàng và có quyền lưu giữ hàng, nếu người giao hàng và người nhận hàng chưa thanh toán đủ các khoản nợ hoặc chưa nhận được sự bảo đảm thỏa đáng.
Các khoản nợ này bao gồm giá dịch vụ vận chuyển, các chi phí khác theo quy định tại khoản 1 Điều này và chi phí đóng góp vào tổn thất chung, tiền công cứu hộ được phân bổ cho hàng hóa.
Các khoản nợ không trả đúng hạn được tính lãi theo lãi suất áp dụng tại ngân hàng giao dịch liên quan.
1. Trường hợp hàng hóa bị thiệt hại do có tai nạn trong khi tàu biển đang hành trình thì dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng được miễn giá dịch vụ vận chuyển; nếu đã thu thì được hoàn trả lại. Trường hợp hàng hóa được cứu hoặc được hoàn trả lại thì người vận chuyển chỉ được thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế, nếu người có quyền lợi liên quan đến hàng hóa đó không thu được lợi ích từ quãng đường mà hàng hóa đó đã được tàu biển vận chuyển.
2. Trường hợp hàng hóa hư hỏng hoặc hao hụt do đặc tính riêng hoặc hàng hóa là động vật sống mà bị chết trong khi vận chuyển thì người vận chuyển vẫn có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển.
1. Theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn.
2. Vận đơn có thể được ký phát dưới dạng sau đây:
a) Ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh;
b) Ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh;
c) Không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh.
3. Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó.
1. Vận đơn bao gồm nội dung sau đây:
a) Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;
b) Tên người giao hàng;
c) Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
d) Tên tàu biển;
đ) Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết;
e) Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa;
g) Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì;
h) Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;
i) Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
k) Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
l) Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
m) Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;
n) Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
Trong vận đơn, nếu thiếu một hoặc một số nội dung quy định tại khoản này nhưng phù hợp với quy định tại Điều 148 của Bộ luật này thì không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vận đơn.
2. Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển. Trường hợp vận đơn được lập theo quy định tại khoản 1 Điều này ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn.
1. Người vận chuyển có quyền ghi chú trong vận đơn nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh.
3. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc.
4. Trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.
5. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp, nếu người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.
1. Vận đơn theo lệnh được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn. Người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng trong vận đơn theo lệnh là người nhận hàng hợp pháp.
2. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng bằng cách người vận chuyển trao vận đơn vô danh đó cho người được chuyển nhượng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
3. Vận đơn đích danh không được chuyển nhượng. Người có tên trong vận đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp.
Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế.
Các quy định của Bộ luật này về vận đơn được áp dụng đối với vận đơn suốt đường biển do người vận chuyển ký phát, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1. Người giao hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của người giao hàng sau khi đã thu lại toàn bộ số vận đơn gốc đã ký phát.
2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
Khi tàu biển đến cảng trả hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ trả hàng cho người nhận hàng hợp pháp nếu có vận đơn gốc, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng quy định tại Điều 162 của Bộ luật này. Sau khi hàng hóa đã được trả, các chứng từ vận chuyển còn lại không còn giá trị để nhận hàng.
1. Người nhận hàng không đến nhận, từ chối nhận hàng hoặc trì hoãn việc nhận hàng thì người vận chuyển có quyền dỡ hàng và gửi vào một nơi an toàn, thích hợp và thông báo cho người giao hàng biết. Mọi chi phí và tổn thất phát sinh do người nhận hàng chịu trách nhiệm chi trả.
2. Người vận chuyển có quyền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhiều người cùng xuất trình vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng.
3. Việc bồi thường tổn thất do lưu tàu để dỡ hàng và gửi hàng quy định tại khoản 1 Điều này được giải quyết tương tự trường hợp lưu tàu để bốc hàng.
4. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hóa mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hóa thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó.
Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo cho người giao hàng biết về những trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này và dự định bán hàng để trừ nợ theo quy định tại khoản này.
5. Việc xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam quy định tại Điều này và các loại hàng hóa khác tồn đọng tại cảng biển thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Sau khi khấu trừ các khoản nợ của người nhận hàng, chi phí liên quan đến việc gửi và bán đấu giá hàng hóa quy định tại Điều 167 của Bộ luật này, số tiền còn thừa phải được gửi vào ngân hàng để trả lại cho người có quyền nhận số tiền đó.
2. Trường hợp tiền bán hàng không đủ để thanh toán các khoản tiền quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển có quyền tiếp tục yêu cầu những người có liên quan phải trả đủ.
3. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày bán đấu giá hàng hóa mà không có người yêu cầu nhận lại số tiền còn thừa thì số tiền này được sung công quỹ nhà nước.
Thời hiệu khởi kiện về hư hỏng, mất mát hàng hóa là 01 năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.
1. Trách nhiệm của người vận chuyển phát sinh từ khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng, được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và chấm dứt khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.
2. Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển đã nhận hàng hóa từ người giao hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại cảng nhận hàng.
3. Việc trả hàng kết thúc trong trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu cầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;
b) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.
4. Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển chỉ có quyền thỏa thuận về việc giảm trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp sau đây:
a) Khoảng thời gian từ khi nhận hàng đến trước khi bốc hàng lên tàu biển và khoảng thời gian từ khi kết thúc dỡ hàng đến khi trả xong hàng;
b) Vận chuyển động vật sống;
c) Vận chuyển hàng hóa trên boong.
Ngoài nghĩa vụ quy định tại Điều 150 của Bộ luật này, người vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển còn phải có nghĩa vụ sau đây:
1. Chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, bảo quản chu đáo hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
2. Phải thông báo trong thời gian hợp lý cho người giao hàng biết trước về nơi bốc hàng lên tàu biển, thời điểm mà tàu sẵn sàng nhận hàng và thời hạn tập kết hàng hóa. Việc thông báo này không áp dụng đối với tàu chuyên tuyến, trừ trường hợp lịch tàu có sự thay đổi.
Hàng hóa chỉ được chở trên boong nếu có thỏa thuận giữa người vận chuyển với người giao hàng hoặc theo tập quán thương mại và phải được ghi rõ trong chứng từ vận chuyển.
1. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quá trình vận chuyển theo quy định của Mục này mặc dù toàn bộ hoặc một phần của việc vận chuyển được giao cho người vận chuyển thực tế thực hiện. Đối với phần vận chuyển do người vận chuyển thực tế thực hiện, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các hành vi của người vận chuyển thực tế và của người làm công, đại lý của người vận chuyển thực tế đảm nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
2. Người vận chuyển thực tế, người làm công hoặc đại lý của người vận chuyển thực tế có quyền hưởng các quyền liên quan đến trách nhiệm của người vận chuyển quy định tại Chương này trong thời gian hàng hóa thuộc sự kiểm soát của họ và trong thời gian những người này tham gia thực hiện bất kỳ hoạt động nào được quy định tại hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
3. Các thỏa thuận đặc biệt mà theo đó người vận chuyển đảm nhận những nghĩa vụ không được quy định tại Chương này hoặc từ bỏ những quyền được hưởng do Bộ luật này quy định chỉ có hiệu lực đối với người vận chuyển thực tế nếu được người vận chuyển thực tế đồng ý bằng văn bản. Dù người vận chuyển thực tế đồng ý hoặc không đồng ý thì người vận chuyển vẫn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ phát sinh từ các thỏa thuận đặc biệt đó.
4. Trong trường hợp cả người vận chuyển và người vận chuyển thực tế cùng liên đới chịu trách nhiệm thì được xác định theo mức độ trách nhiệm của mỗi bên.
5. Tổng số tiền bồi thường của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế và người làm công, đại lý của họ phải trả không vượt quá toàn bộ giới hạn trách nhiệm quy định tại Mục này.
1. Người nhận hàng trước khi nhận hàng tại cảng trả hàng hoặc người vận chuyển trước khi giao hàng tại cảng trả hàng có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa. Bên yêu cầu giám định có nghĩa vụ thanh toán chi phí giám định nhưng có quyền truy đòi chi phí đó từ bên gây ra thiệt hại.
2. Hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài; đối với hàng hóa đã giám định quy định tại khoản 1 Điều này thì không cần thông báo bằng văn bản.
Mọi thỏa thuận trái với quy định tại khoản này đều không có giá trị.
3. Người nhận hàng có quyền thông báo mất hàng, nếu không nhận được hàng trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Người vận chuyển không phải bồi thường đối với tổn thất phát sinh do việc chậm trả hàng, trừ trường hợp thông báo về việc chậm trả hàng bằng văn bản được gửi tới người vận chuyển trong vòng 60 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Người vận chuyển có nghĩa vụ dùng tàu biển đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đồng ý cho người vận chuyển thay thế tàu biển đã được chỉ định bằng tàu khác.
Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng.
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm; lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Người vận chuyển đưa tàu biển đến nơi bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định. Nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển đến, rời, chờ đợi cùng với hàng hóa. Trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thỏa thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
3. Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
4. Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng. Người thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này.
1. Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.
2. Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.
3. Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.
4. Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.
1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 179 của Bộ luật này (sau đây gọi là thời hạn dôi nhật). Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.
2. Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.
3. Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
1. Người vận chuyển có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản cho người thuê vận chuyển về việc tàu biển đã đến cảng nhận hàng và sẵn sàng để nhận hàng (sau đây gọi là Thông báo sẵn sàng).
2. Ngày, giờ có hiệu lực của Thông báo sẵn sàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận thì được xác định theo tập quán địa phương.
3. Người vận chuyển phải bồi thường thiệt hại phát sinh do nội dung của Thông báo sẵn sàng không đúng với sự thật ở thời điểm người thuê vận chuyển nhận được văn bản này.
1. Người thuê vận chuyển có quyền thay thế hàng hóa đã được ghi trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng loại hàng hóa khác có tính chất tương đương, nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người vận chuyển và những người thuê vận chuyển khác.
2. Giá dịch vụ vận chuyển đối với loại hàng hóa thay thế không được thấp hơn giá dịch vụ vận chuyển đã thỏa thuận đối với loại hàng hóa bị thay thế.
1. Hàng hóa phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hóa do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hóa trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.
2. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hóa ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
1. Người vận chuyển có quyền cho tàu biển rời cảng nhận hàng sau khi thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã kết thúc, mặc dù toàn bộ hàng hóa hoặc một phần hàng hóa được thuê vận chuyển chưa được bốc lên tàu biển do những nguyên nhân thuộc về người thuê vận chuyển. Trong trường hợp này, người vận chuyển vẫn được thu đủ giá dịch vụ vận chuyển, kể cả giá dịch vụ vận chuyển của số hàng hóa chưa được bốc lên tàu biển.
2. Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển, người vận chuyển có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển, nhưng phải thực hiện các yêu cầu sau đây của người thuê vận chuyển:
a) Cho tàu biển khởi hành trước thời hạn;
b) Bốc lên tàu biển số hàng hóa đã tập kết ở nơi bốc hàng, mặc dù thời hạn dôi nhật đã kết thúc, nếu việc bốc số hàng hóa đó chỉ làm lưu tàu trong thời hạn không quá 14 ngày và vẫn được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 3 Điều 180 của Bộ luật này.
3. Trong trường hợp cho thuê một phần tàu biển, người vận chuyển có quyền thu đủ giá dịch vụ vận chuyển và từ chối bốc lên tàu số hàng hóa được đưa đến sau thời hạn bốc hàng hoặc sau thời hạn dôi nhật đã thỏa thuận do nguyên nhân thuộc về người thuê vận chuyển.
1. Người vận chuyển phải thực hiện việc vận chuyển hàng hóa trong thời gian hợp lý, theo đúng tuyến đường quy định trong hợp đồng hoặc theo tuyến đường thường lệ, nếu trong hợp đồng không có thỏa thuận khác.
2. Người vận chuyển không bị coi là vi phạm hợp đồng, nếu tàu biển phải đi chệch tuyến đường để cứu người gặp nạn trên biển hoặc vì lý do chính đáng khác. Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất hàng hóa phát sinh do tàu biển phải đi chệch tuyến đường trong các trường hợp này.
1. Khi tàu biển không đến được cảng trả hàng do những nguyên nhân không thể vượt qua được và không có khả năng chờ đợi để đến cảng trả hàng sau một thời gian hợp lý thì người vận chuyển được phép đưa tàu biển đến một cảng thay thế an toàn gần nhất và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết để xin chỉ thị.
2. Trường hợp cho thuê nguyên tàu biển thì tùy theo điều kiện cụ thể, thuyền trưởng phải xin chỉ thị về cảng thay thế và hành động theo chỉ thị của người thuê vận chuyển; nếu không có khả năng thực hiện chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc sau một thời gian chờ đợi hợp lý mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển thì thuyền trưởng có thể dỡ hàng khỏi tàu biển hoặc vận chuyển hàng quay lại cảng nhận hàng, tùy theo sự suy xét của mình, sao cho quyền lợi của người thuê vận chuyển được bảo vệ chính đáng. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí liên quan.
3. Trường hợp cho thuê một phần tàu biển thì thuyền trưởng cũng có quyền hành động theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu sau 05 ngày kể từ ngày xin chỉ thị mà vẫn không nhận được chỉ thị của người thuê vận chuyển hoặc không có khả năng thực hiện chỉ thị. Người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển đủ giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan.
1. Việc dỡ hàng do thuyền trưởng quyết định. Người vận chuyển có nghĩa vụ thực hiện chu đáo việc dỡ hàng.
2. Người thuê vận chuyển có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan.
3. Các quyền quy định tại khoản 2 Điều này không được áp dụng, nếu việc thực hiện gây ra sự chậm trễ đáng kể cho việc bắt đầu chuyến đi, trừ trường hợp người vận chuyển đồng ý.
1. Trường hợp hàng hóa được bốc lên tàu biển vượt quá khối lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo thỏa thuận đối với số hàng hóa đó.
2. Trường hợp hàng hóa được bốc lậu lên tàu biển thì người vận chuyển có quyền thu gấp đôi giá dịch vụ vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng và được bồi thường các tổn thất phát sinh do việc xếp số hàng hóa bốc lậu đó trên tàu. Người vận chuyển có quyền dỡ số hàng hóa bốc lậu đó tại bất cứ cảng nào, nếu xét thấy cần thiết.
3. Khi nhận hàng, người nhận hàng phải thanh toán cho người vận chuyển giá dịch vụ vận chuyển, tiền bồi thường do lưu tàu hoặc chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, nếu các khoản tiền đó chưa được thanh toán trước.
1. Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong trường hợp sau đây:
a) Người vận chuyển không đưa tàu biển đến nơi bốc hàng đúng thời điểm thỏa thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường các tổn thất phát sinh;
b) Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi, người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và phải trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, chi phí liên quan cho người vận chuyển.
2. Người vận chuyển có quyền từ chối, không thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người thuê vận chuyển quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, nếu xét thấy việc đó làm chậm trễ chuyến đi hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan do phải thay đổi lịch trình đã định.
3. Trường hợp thuê nguyên tàu biển, người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, nhưng phải bồi thường các chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo nguyên tắc sau đây:
a) Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trước khi tính thời hạn bốc hàng;
b) Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn bốc hàng hoặc chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời hạn dôi nhật, nếu hợp đồng chỉ giao kết cho một chuyến;
c) Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển của cả chuyến đi mà người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm một nửa giá dịch vụ vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo, nếu hợp đồng được giao kết cho nhiều chuyến.
4. Trường hợp người thuê vận chuyển chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này thì người vận chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hóa được dỡ xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật.
5. Trường hợp thuê một phần tàu biển thì người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường chi phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng, người thuê vận chuyển còn phải trả giá dịch vụ vận chuyển theo các nguyên tắc sau đây:
a) Trả một nửa giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng sau thời hạn tập kết hàng hóa đã thỏa thuận;
b) Trả đủ giá dịch vụ vận chuyển, nếu chấm dứt hợp đồng trong khi tàu biển đang thực hiện chuyến đi.
Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi, nếu số hàng hóa đã bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng hóa đó không đủ để bảo đảm cho giá dịch vụ vận chuyển và chi phí liên quan mà người vận chuyển phải chi cho hàng hóa, trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã trả đủ giá dịch vụ vận chuyển hoặc có sự bảo đảm cần thiết. Người thuê vận chuyển phải trả chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và một nửa giá dịch vụ vận chuyển đã thỏa thuận.
1. Các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường, nếu trước khi tàu biển bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Chiến tranh đe dọa sự an toàn của tàu biển hoặc hàng hóa; cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng được công bố bị phong tỏa;
b) Tàu biển bị bắt giữ hoặc tạm giữ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của các bên tham gia hợp đồng;
c) Tàu biển bị Nhà nước trưng dụng;
d) Có lệnh cấm vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng nhận hàng hoặc đến cảng trả hàng.
2. Bên chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu chi phí dỡ hàng.
3. Các bên có quyền chấm dứt hợp đồng, nếu sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này xảy ra trong khi tàu biển đang hành trình; trong trường hợp này, người thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế và chi phí dỡ hàng.
1. Hợp đồng đương nhiên bị chấm dứt, không bên nào phải bồi thường thiệt hại, nếu sau khi hợp đồng đã giao kết và trước khi tàu biển rời khỏi nơi bốc hàng mà không bên nào có lỗi trong trường hợp sau đây:
a) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt;
b) Hàng hóa ghi trong hợp đồng bị mất;
c) Tàu biển được chỉ định trong hợp đồng được coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa là không kinh tế.
2. Trong trường hợp tàu biển đang hành trình mà xảy ra trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì người vận chuyển chỉ có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế; nếu chỉ có tàu biển bị tổn thất mà hàng hóa được cứu thoát hoặc được hoàn trả thì người vận chuyển có quyền thu giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đường thực tế đối với số hàng hóa đó.
Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là 02 năm kể từ ngày người khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm.
1. Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa để thu giá dịch vụ vận chuyển cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng bằng ít nhất hai phương thức vận tải, trong đó phải có phương thức vận tải bằng đường biển.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người gửi hàng.
3. Người gửi hàng là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
4. Chứng từ vận tải đa phương thức là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận việc người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng thỏa thuận của hợp đồng.
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo hợp đồng vận tải đa phương thức từ thời điểm nhận hàng cho đến khi trả hàng.
2. Người kinh doanh vận tải đa phương thức có thể ký các hợp đồng riêng với những người vận chuyển của từng phương thức vận tải, trong đó xác định trách nhiệm của từng bên tham gia đối với mỗi phương thức vận tải. Các hợp đồng riêng này không ảnh hưởng đến trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với toàn bộ quá trình vận chuyển.
1. Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
2. Trường hợp không thể xác định được hàng hóa bị mất mát, hư hỏng xảy ra ở phương thức vận tải nào thì người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định về miễn trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển tại Điều 151 và Điều 152 của Bộ luật này.
Chính phủ quy định chi tiết về vận tải đa phương thức.
CONTRACT FOR CARRIAGE OF GOODS BY SEA
Article 145. Contract for carriage of goods by sea
1. Contract for carriage of goods by sea refers to an arrangement between a carrier and shipper under which the carrier is paid freight by the charterer and uses a ship to carry goods from the port of loading to the port of discharge.
2. Goods refer to machinery, equipment, raw materials, bunkers, consumer goods and other movable property, including live animals, and containers or similar articles of transport provided by the consignor to consolidate goods carried under a contract for carriage of goods by sea.
Article 146. Types of contract for carriage of goods by sea
1. Bill of lading contract refers to a contract for carriage of goods by sea concluded to include terms and conditions whereby the carrier is not bound to provide the whole or a specified part of a ship for the shipper, but relies on the nature, quantity, size or weight of goods for carriage purposes.
The bill of lading contract shall be concluded in the form agreed upon between parties.
2. Voyage charter-party refers to a contract for carriage of goods by sea concluded to include terms and conditions whereby the carrier is bound to provide the whole or a specified part of a ship for the shipper with the purpose to carry goods on a voyage.
The voyage charter-party must be concluded in writing.
Article 147. Parties to the contract for carriage of goods by sea
1. The shipper (sometimes referred to as consignor) refers to a person who concludes on his own, or authorizes other person to conclude the contract for carriage of goods by sea with a carrier. For the purposes of a bill of lading contract, the shipper is called the shipper.
2. The carrier refers to a person who concludes on his own, or authorizes other person to conclude the contract for carriage of goods by sea with the shipper.
3. The actual carrier refers to a person authorized by the carrier to perform the whole or a part of carriage of goods by sea.
4. Consignor (sometimes referred to as shipper) refers to a person who delivers on his own, or is entrusted by other person to deliver goods under a contract for carriage of goods by sea.
5. Consignee refers to a person who is entitled to receive goods in accordance with Article 162 and 187 hereof.
Article 148. Transport document
1. Transport document includes bill of lading, through bill of lading, sea waybill and other transport documents. Form of a bill of lading, through bill of lading shall be issued by an enterprise and must be sent for storage purposes to maritime state authorities.
2. Bill of lading refers to a transport document used as evidence that the carrier has received goods of which quantity, nature and condition are consistent with those specified in that bill of lading for the purpose of carrying such goods to the place of discharge; evidence of ownership of the goods which is considered as a manner of disposing of, receiving the goods, and as evidence for a contract for carriage of goods by sea.
3. Through bill of lading refers to a bill of lading clearly stating that carriage of goods is performed by at least two sea carriers.
4. Sea waybill is used as evidence that the goods are received as aforesaid stated in a sea waybill; evidence for a contract for carriage of goods by sea. Sea waybill is non-negotiable.
5. Other transport documents refer to any document of which contents and value are agreed upon by the carrier and shipper.
Article 149. Freight charge and surcharge on freight charge for sea transportation service
1. Freight charge for a sea transportation service refers to a sum paid to the carrier as agreed upon in a sea-carriage contract.
Surcharge on freight charge for a sea transportation service (if any) refers to an additional sum paid to the carrier which is other than the freight for that sea transportation service.
2. Enterprises shall post prices of freight charges in accordance with laws and regulations on price and surcharges on freight charges for sea transportation service in accordance with the Government’s regulations.
Article 150. Carrier’s obligations
The carrier shall be bound before and at the beginning of the voyage to exercise due diligence to make the ship seaworthy; properly man, equip and supply the ship; make the holds, refrigerating and cool chambers, and all other parts of the ship in which goods are carried, fit and safe for their reception, carriage and preservation of goods.
Article 151. Relief of the carrier’s liabilities
1. The carrier shall be relieved from liability for compensation for any loss of or damage to goods arising or resulting from the ship’s unseaworthiness if all obligations referred to in Article 150 hereof has already been fulfilled. Whenever loss or damage has resulted from unseaworthiness the burden of proving the exercise of due diligence shall be on the carrier.
2. The carrier shall be totally exempted from liabilities for any loss of and damage to goods arising out of or resulting from the followings:
a) Act, neglect or default of the master, seafarer, pilot or the servants of the carrier in the navigation and in the management of the ship;
b) Fire, unless caused by the actual fault or privity of the carrier;
c) Perils, dangers and accidents occurring at sea, port water area where a ship is allowed to operate;
d) Act of God;
dd) Act of war;
e) Act of infringement upon public safety and security, unless committed by the fault of the carrier;
g) Arrest or restraint of people, or seizure ordered by the Court or other competent authority;
h) Quarantine restrictions;
i) Act or omission of the shipper or owner of the goods, his agent or representative;
k) Strikes or lock‑outs or stoppage or restraint of labour from whatever cause, whether partial or general;
l) Riots and civil commotions;
m) Act of saving life or property at sea;
n) Wastage in bulk or weight or any other loss or damage arising from inherent defect, quality or vice of the goods;
o) Insufficiency of packing;
p) Insufficiency or defective conditions of marks or codes;
q) Latent defects not discoverable by the responsible person though such person has already exercised due diligence;
r) Any other cause arising without the actual fault or privity of the carrier, or without the actual fault or neglect of the agents or servants of the carrier, but the burden of proof shall be on the person claiming the benefit of this exception to show that neither the actual fault or privity of the carrier nor the fault or neglect of the agents or servants of the carrier contributed to the loss or damage.
3. Delay in delivery refers to goods not delivered within an agreed period of time, or within a period of time which is deemed sound and sufficient for the carrier, upon exercising his due diligence, to be able to deliver goods in the event that there is no agreement on the delivery time. The carrier shall be relieved from liabilities for any delay in delivery of goods arising out of or resulting from the followings:
a) The ship's going off its predetermined route if this is approved by the consignor;
b) Force majeure events;
c) Saving life or assisting other ships in danger at sea which may threaten people’s lives;
d) Needing more time to provide medical emergency treatment to seafarers or other people on board the ship.
Article 152. Limitation of the carrier’s liabilities
1. Where the characteristics or value of goods has not been declared by the shipper before loading, or has not been clarified in the bill of lading, sea waybill or other transport document, the carrier shall only be liable for compensation for any loss of or damage to goods or other loss of goods within the maximum limit equivalent to 666.67 units of account per each package or other shipping unit or 2 units of account per kilogram of gross weight of the goods lost or damaged, whichever is the higher.
Unit of measurement referred to in this Code is the Special Drawing Right as defined by the International Monetary Fund.
The amount of compensation is to be converted into the national currency of Vietnam according to the value of such currency at the date of award of compensation.
2. When goods are consolidated in or on a container or similar article of transport, each package or shipping unit enumerated in bills of lading, or consolidated in that article of transport, is deemed 01 package or 01 shipping unit referred to in paragraph 1 of this Article. If not so enumerated, such container or article of transport is deemed 01 package or 01 shipping unit.
3. Where the nature and value of such goods have been declared by the shipper before shipment and accepted by the carrier and embodied in a transport document, the carrier shall be liable for any loss or damage to or in connection with goods by reference to such value according to the following rules:
a) With respect to goods which have been lost, the value of compensation is equal to the declared value;
b) With respect to goods which have been damaged, the value of compensation is equal to the difference between the declared value and the remaining value of goods damaged.
The remaining value of goods is determined by reference to the market price defined at the time and place when/where discharge of goods took place or should have taken place; if not so determined, the market price defined at the time and place when/where loading of goods took place with the addition of the cost of transport of such goods to the port of discharge serves as the basis for determination of such remaining value.
4. The sum of damages paid for the carrier’s liability for delay in delivery of goods is limited to an amount which equals two and a half times the freight payable for the goods delayed, but not exceeding total freight charge agreed upon in the contract for carriage of goods by sea.
Article 153. Loss of benefit of limitation of the carrier's liabilities
1. The carrier is not entitled to the benefit of the limitation of liability provided for in Article 152 if it is proved that the loss, damage or delay in delivery resulted from an act or omission of the carrier done with the intent to cause such loss, damage or delay, or recklessly and with knowledge that such loss, damage or delay would probably result.
2. A servant or agent of the carrier is not entitled to the benefit of the limitation of liability provided for in this Section if it is proved that the loss, damage or delay in delivery resulted from an act or omission of such servant or agent, done with the intent to cause such loss, damage or delay, or recklessly and with knowledge that such loss, damage or delay would probably result.
Article 154. Shipper’s obligations
1. The shipper must ensure that goods meet stipulated conditions of packing or marking. Unless such conditions are met, the carrier shall have the right to refuse to load goods on board a ship.
2. The shipper must provide the carrier in a timely manner with necessary documents and instructions related to goods of an inflammable, explosive nature or others of dangerous nature, or those subject to special handling, transportation, preservation and discharge methods.
The shipper shall be liable for compensation for any loss arising out of delayed provision or provision of inaccurate or invalid necessary documents and instructions.
3. The shipper shall be held liability to the carrier, passengers, seafarers and other owners of goods for any loss resulting from either intentional or accidental misstatement or misrepresentation of information about goods if the carrier has proven that such loss arises out of the default of the shipper.
Article 155. Carriage of dangerous goods
1. The carrier shall be entitled to discharge goods out of a ship, destroy or eliminate any harmful effect of goods of explosive, inflammable nature or other goods of dangerous character without being held liable for any compensation, and shall be paid a full amount of freight charge in the event that such goods are wrongfully declared or the carrier has not received any prior notification of and, with his general professional knowledge, failed to recognize dangerous characters of such goods during the goods handling process.
The shipper shall be held liable for any loss incurred.
2. Where the carrier has consented to load dangerous goods on board the ship and, despite prior notification or recognition of the dangerous nature or characters of such goods with his general professional knowledge and implementation of preservation measures in accordance with laws and regulations, where such goods pose a threat to safety for the ship, people and cargoes onboard the ship, the carrier shall be entitled to deal with such situation in accordance with paragraph 1 of this Article. In this case, the carrier shall be liable for any loss arising out of such situation according to the rules regarding general average and shall only be allowed to collect the freight charge calculated on the basis of actual distance that the ship has traveled.
The freight charge calculated on the basis of actual distance refers to the freight charge calculated based on the ratio of the actual shipping distance of goods to total shipping distance agreed upon in the contract, and the ratio of expenses, time spent, usual risks or difficulties relating to the shipping distance that has been traveled to the remaining shipping distance.
Article 156. Relief of the shipper’s liabilities
The shipper shall be relived from liabilities for compensation for any loss or damage suffered by the carrier or the ship if it is established that such loss or damage arises through no fault of the shipper, the servant or agent of the shipper.
Article 157. Payment of freight charge
1. Upon receiving goods, the consignee must pay the carrier the freight charge and other costs specified in the transport document if such sum of freight charge has yet to be prepaid.
2. The carrier shall have the right to refuse to deliver goods and be entitled to assert the lien over goods in the event that the shipper and consignee have yet to pay a full amount of debts or to be provided with sound and sufficient guarantee.
Such debts shall be inclusive of the freight, other charges referred to in paragraph 1 of this Article and contributions to any general average, and distributed salvage remunerations for goods.
Overdue debts shall be charged at the interest rate applied at relevant transaction banks.
Article 158. Freight in case of loss of or damage to goods
1. Where goods are lost or damaged during the ship voyage due to any cause, the freight payable to carry such goods by sea shall not be charged; if it is already collected, then it must be returned. Where goods are salvaged or returned, and unless the person who have interests in such goods gain benefits generated by the shipping distance at which such goods have been carried by the ship, the carrier shall only be allowed to collect the freight payable to carry goods at an actual shipping distance.
2. Where goods are damaged or lost due to particular attributes, or goods are live animals which died during transportation, the carrier shall be entitled to collect a full amount of freight.
Article 159. Issue of bill of lading
1. The carrier must, on demand of the shipper, issue to the shipper a bill of lading.
2. Bill of lading may be signed and issued in the following forms:
a) The bill of lading that clearly specifies the consignee’s name, called nominative bill of lading;
b) The bill of lading that clearly specifies name of the shipper or the persons designated by the shipper to issue the order for delivery of the goods, called order bill of lading;
c) The bill of lading on which the name of the consignee or the person issuing the order for delivery of the goods is not clearly specified, called anonymous bill of lading.
3. Where an order bill of lading does not specify name of the issuer of order for delivery of goods, the shipper shall be automatically deemed the person vested with such right to issue the bill of lading.
Article 160. Contents of bill of lading
1. The bill of lading must include, inter alia, the following particulars:
a) The name and principal place of business of the carrier;
b) The name of the shipper;
c) The name of the consignee, or statement that the bill of lading is issued in the form of an order or anonymous bill of lading;
d) The name of the ship;
dd) The name of the goods, description of nature, size, volume, number of pieces, weight or value of the goods whenever necessary;
e) Description of external or packaging conditions;
g) Mark or sign for identification of the goods of which a written notification is issued by the shipper prior to loading of the goods on board, and which are mounted on each piece or package of piece of goods;
h) Freight and other fees payable to the carrier; payment method;
i) Place of receipt and port of loading;
k) Port of discharge or indication of the time when and place where the port of discharge is designated;
l) The number of originals of the bill of lading issued to the shipper;
m) The time and place of issue of the bill of lading;
n) The signature of the carrier or master or a person acting on the carrier’s behalf.
The absence in the bill of lading of one or more particulars referred to in this paragraph does not affect its legal character provided that it nevertheless meets the requirements set out in Article 148.
2. Where the carrier’s name is not specified in the bill of lading, the ship owner shall be deemed the carrier. Where the bill of lading issued as per paragraph 1 of this Article contains inaccurate and fraudulent particulars about the carrier, the ship owner shall be liable for any compensation for any loss arising and shall be then accorded the right to request the carrier’s reimbursement.
Article 161. Insertion in bill of lading
1. The carrier shall be entitled to insert his remarks in the bill of lading if there is any suspicion as to external or packaging conditions.
2. The carrier may refuse to enter in the bill of lading description of the goods if there are reasonable grounds of accuracy of particulars declared by the shipper at the time of loading, or reasonable means of checking such particulars is not in place.
3. The carrier shall be entitled to refuse to note on the bill of lading marks, signs of the goods if they have yet to be inscribed on each parcel or package and ensure easy visibility at the end of a voyage.
4. Where the goods are packed before being delivered to the carrier, the carrier shall be entitled to note on the bill of lading that internal contents are not known.
5. The carrier shall not be liable for compensation for any loss of or damage to the goods or any loss concerning the goods under every circumstance, if the shipper has wilfully misrepresented particulars about the nature and value of the goods during the process of loading goods and such wrongfully declared particulars have been inserted into the bill of lading.
Article 162. Transfer of bill of lading
1. The order bill of lading is transferred by endorsement. The last signer vested the right to issue the order for delivery of goods in the order bill of lading is the legitimate consignee of the goods.
2. The anonymous bill of lading is transferred by the carrier’s handing over such bill of lading to the transferee. The person who shows the anonymous bill of lading is the legitimate receiver of the goods.
3. The nominative bill of lading shall not be transferred. The person whose name is borne in the nominative bill of lading is the legal receiver of the goods.
Article 163. Transport documents other than bills of lading
The shipper of goods may agree with the carrier on replacement of the bill of lading by the sea waybill or other transport document, and on contents or value thereof in accordance with international shipping terms.
Article 164. Application of through bill of lading
Regulations set forth in this Code on bills of lading shall be applied to the through bill of lading signed and issued by the carrier, unless otherwise stipulated by laws and regulations.
Article 165. The carrier’s right to dispose of goods
1. The shipper shall be accorded the right to dispose of goods until the goods are received by the legal consignee, if such right has yet to be transferred to other person; discharge the goods before the ship starts its voyage, change the consignee or the discharge port after the voyage has started on condition that the shipper compensates for every loss or damage and related costs. The carrier shall only be obliged to fulfill the shipper’s requirements after recalling all of issued bills of lading.
2. Rights referred to in paragraph 1 of this Article shall not be applied if exercise of such rights may lead to any significant delay for the start of a voyage, unless otherwise approved by the carrier.
Article 166. Obligations to discharge goods
When the ship arrives at the port of discharge, the carrier shall be obliged to deliver the goods to the legal consignee if that consignee shows the original bill of lading, sea waybill or other transport document to take delivery of such goods as referred to in Article 162 hereof. After the goods have been discharged, the remaining transport document shall become void.
Article 167. Treatment of retained goods
1. If the consignee does not receive, refuse to receive or delay receiving, the goods, the carrier shall be entitled to discharge the goods and send them to be stored in a safe and appropriate place and notify the shipper of this. The consignee shall be held liable for all costs and loss or damage incurred.
2. The carrier shall be accorded the right which is exercised in accordance with regulations set forth in paragraph 1 of this Article if there are different people concurrently presenting the bill of lading, through bill of lading, sea waybill or other transport document which has the same value to receive the goods.
3. Compensation for any loss or damage incurred by retaining the ship to discharge and deliver the goods as referred to in paragraph 1 of this Article shall be similar to the case where the ship is retained for the purpose of discharge of the goods.
4. Within 60 days from the date of the ship's arrival at the port of discharge, if nobody takes delivery of the goods or the consignee fails to pay all of debts or provide necessary guarantees, the carrier shall be entitled to auction such goods for debt repayment purposes; if the goods are perishable or sending them to a safekeeping place as mentioned above is too costly in comparison with the actual value of the goods, the carrier may auction such goods by the agreed deadline.
The carrier shall be obliged to notify the shipper of cases stipulated in paragraph 1, 2 and 4 of this Article and the intention to sell the goods for debt repayment in accordance with regulations laid down in this paragraph.
5. The treatment of goods retained at a Vietnam's port as referred to in regulations laid down in this Article and other kinds of goods which are stagnant at the port shall be consistent with the Government's regulations.
Article 168. Sum earned from the auctioning of goods
1. After being spent on repayment of debts owed to the consignee, costs relating to sending of goods for safekeeping purposes and auctioning of the goods as referred to in Article 167 hereof, the remaining sum must be deposited in a bank account to pay such sum to the person entitled to such sum.
2. Where the sum obtained from such auctioning is not adequate to pay the aforesaid amounts stated in paragraph 1 of this Article, the carrier shall be entitled to continue to request persons concerned to pay such amounts in full.
3. Within a period of 180 days from the auctioning of goods, if nobody claims that remaining sum, it shall be subject to the state expropriation.
Article 169. Statute of limitation for submission of a claim on loss of and damage to goods
The statute of limitation for submission of a claim on loss of and damage to the goods shall be 01 year from the date of discharge of the goods or the date on which the goods should have been delivered to the consignee.
Section 2. BILL OF LADING CONTRACT
Article 170. Time of incurrence and termination of the carrier’s liabilities
1. The carrier’s liabilities shall be incurred from the time when the carrier receives goods at the port of loading, maintained during the process of carriage and terminated at the time when the unloading of goods occurring at the port of loading has finished.
2. The reception of goods shall begin from the time when the carrier received goods from the shipper, competent authority or third party in accordance with laws or regulations set out in the port of loading.
3. The discharge of goods shall be terminated under the following circumstances:
a) The carrier has completed the delivery of goods to the consignee; unless the consignee directly receives the goods from the carrier, such termination shall happen in the form of discharge of goods as requested by the consignee in accordance with the contract, laws or commercial terms that prevail at the port of discharge;
b) The carrier has completed delivery of goods to a competent authority or third party in accordance with laws or regulations prevailing at the port of discharge.
4. Parties to the bill of lading contract shall only be entitled to agree on reduction in the carrier's liabilities for the following cases:
a) The interval between the time of reception of goods and the time prior to the time of loading of goods on board the ship, and the interval between the time when discharge of the goods finishes and the time when delivery of the goods is completed;
b) Carriage of live animals;
c) Carriage of goods on deck.
Article 171. Obligations of the carrier of goods under the bill of lading contract
Notwithstanding Article 150 hereof, the carrier carrying goods under the bill of lading contract shall take on the following obligations:
1. Bear responsibility for loading and unloading of goods in a careful and appropriate manner, and carefully preserve goods during the carriage process;
2. Notify the shipper of the place of loading of goods onboard the ship, the time when the ship is ready for reception of goods and the permitted duration of storage of goods in a timely manner. This notification is not applied to liners, except when there is any change to the ship schedule.
The carrier is entitled to carry the goods on deck only if such carriage is
Article 173. Liability of the carrier, actual carrier, servant and agent
1. Where the performance of the carriage or part thereof has been entrusted to an actual carrier, the carrier nevertheless remains responsible for the entire carriage according to the provisions of this Section The carrier is responsible, in relation to the carriage performed by the actual carrier, for acts performed by the actual carrier and his servants and agents acting within the scope of their employment.
2. The actual carrier, his servants or agents may be entitled to rights relating to the carrier’s liabilities referred to in this Chapter during the time when the goods are put under their supervision and when these persons participate in any act defined in the contract of carriage.
3. Any special agreement under which the carrier assumes obligations not imposed by this Chapter or waives rights conferred by this Code affects the actual carrier only if agreed to by him in writing. Whether or not the actual carrier has so agreed, the carrier nevertheless remains bound by the obligations or waivers resulting from such special agreement.
4. Where and to the extent that both the carrier and the actual carrier are liable, their liability is joint and several.
5. The aggregate of the amounts recoverable from the carrier, the actual carrier and his servants and agents shall not exceed the limits of liability provided for in this Section.
Article 174. Inspection and notice of loss, damage or delay in delivery of goods
1. The consignee, prior to taking delivery of goods at the port of discharge, or the carrier, prior to delivering goods at the port of discharge, may request an inspection authority to inspect the goods. The applicant for inspection shall be liable for inspection costs and be entitled to recover such costs from the party at fault.
2. The carrier is presumed to have delivered the goods according to their description in the bill of lading, sea waybill or other transport document unless notice of loss of or damage to the goods was given in writing to the carrier within 03 days from the date of reception of the goods, if any apparent loss of or damage to the goods was discovered; in respect of the goods which have been inspected under the provisions of paragraph 1 of this Article, a written notice thereof is not required.
Any agreement inconsistent with provisions laid down in this paragraph is considered invalid.
3. The consignee may give a notice of loss of goods unless the goods have not been received within 60 consecutive days after the day when the goods should have been handed over to him as agreed upon in the contract.
4. No compensation shall be payable for loss resulting from delay in delivery unless a notice has been given in writing to the carrier within 60 consecutive days after the day when the goods should have been handed over to the consignee as agreed upon in the contract.
Section 3. VOYAGE CHARTER-PARTY
Article 175. Use of ships under the voyage charter-party
The carrier is bound to use the ship agreed to in the contract to carry goods, except when the shipper agrees with the carrier to replace the designated ship by other ship.
Article 176. Transfer of rights in the voyage charter-party
The shipper may transfer his contractual rights to the third party in the absence of the carrier's consent but remains responsible for executing the signed contract.
Article 177. Issue of bills of lading in the voyage charter-party
Where the bill of lading is signed and issued according to the voyage charter-party and the holder of the bill of lading is not the shipper, rights and obligations of the carrier and the holder of the bill of lading shall be regulated by terms and conditions specified in that bill of lading; if terms and conditions of this charter-party have been inserted into the bill of lading, these terms and conditions shall prevail.
Article 178. Port of loading and place of receipt
1. The carrier is bound to maneuver the ship to the port of loading to get it ready to receive goods at the time and place agreed upon in the contract; hold the ship at the place of receipt according to terms and conditions of the contract of carriage.
2. The carrier shall maneuver the ship to the place of receipt designated by the shipper. The place of receipt must be safe, sound and is not exposed to any difficulty in the ship’s arrival, departure and stay along with goods. In the absence of consent between different shippers to the place of receipt or clear designation of the place of receipt of goods by the shipper, the carrier shall maneuver the ship to the location which is deemed the place of receipt in accordance with the prevailing local rules.
3. In the absence of any specific agreement on the place of receipt located at the port of loading, the carrier shall maneuver the ship to the location which is deemed the place of receipt according to the prevailing local rules.
4. The shipper may request the carrier to change the place of receipt though it is clearly defined in the charter-party. The shipper must pay all relevant costs incurred by fulfillment of requested obligations.
Article 179. Laytime for loading of goods
1. The laytime for loading of goods is agreed upon in the voyage charter-party. If not so agreed upon, the local rules shall prevail.
2. The intermission incurred by the shipper, the time of change of the place of receipt requested by the shipper shall be included in the period of loading of goods.
3. The intermission incurred by the carrier or due to force majeure or weather conditions affecting the loading of goods according to accepted technical standards or likely to pose dangers to loading of the goods shall not be included in the period of loading of the goods.
4. The shipper may agree with the carrier to pay despatch for loading of goods prior to laytime, or pay demurrage for loading of goods after laytime.
1. Parties to the charter-party may enter into an agreement on the extended laytime allowed as referred to in Article 179 hereof (hereinafter referred to as extended laytime). In the absence of specific regulations on the amount of days, hours in the charter-party, the extended laytime shall be determined by parties involved in accordance with the local rules.
2. The demurrage sum is agreed upon in the charter-party. If not so agreed upon, the local rules shall prevail. In the absence of the local rules, this demurrage shall be determined on the basis of total actual expense for maintenance of the ship and crew members within the demurrage period.
3. The period during which the ship must be retained at the port of loading after laytime and the demurrage period incurred by the charterer are called the demurrage period. The carrier shall be entitled to claim for compensation for any loss or damage arising out of such demurrage.
Article 181. Notice of readiness
1. The carrier shall be obliged to notify in writing the shipper of the ship's arrival at the port of loading and readiness for loading of the goods (hereinafter referred to as notice of readiness).
2. Effective date and hour of the notice of readiness is agreed upon between contracting parties. If not so agreed upon, the local rules shall prevail.
3. The carrier shall be liable for compensation for any loss or damage arising out of inconsistency of contents of such notice of readiness with factual information at the time when the shipper received this notice.
Article 182. Replacement of goods
1. The shipper shall be entitled to replace the goods specified in the contract of carriage by the goods of similar nature unless this replacement causes any impact on interests of the carrier and other shipper.
2. Freight charged for carriage of such replacement goods shall not be less than the agreed-upon freight charged for carriage of replaced goods.
Article 183. Loading and stowage of goods aboard a ship
1. Goods must be stowed on board the ship according to the stowage plan decided by the ship master. The stowage of goods on board the ship must be approved by the shipper in writing.
2. The carrier is obliged to exercise due diligence for the loading, handling, stowing, lashing and securing of goods on board the ship. All related costs shall be agreed upon by both contracting parties.
Article 184. Departure of the ship from the port of loading
1. The carrier shall be entitled to allow the ship to leave the port of loading after laytime for loading of goods and extended laytime agreed upon in the voyage charter-party which has been completed, regardless of whether the whole or a part of contractual goods is loaded on board the ship due to causes attributable to the shipper. In this case, the carrier shall be entitled to a full amount of freight, including the freight charged for carriage of the goods which have not been loaded on board the ship.
2. In the event of leasing the whole of the ship, the carrier shall be entitled to collect a full amount of freight provided that he fulfills the following requirements set out by the shipper:
a) Start the voyage before the allowed period of time;
b) Load all of the goods stored at the place of receipt. After extended laytime expires, if loading of such goods may lead to the demurrage period of less than 14 days, his right to collect such full amount of freight remains unchanged under the provisions of paragraph 3 Article 180 hereof.
3. In the event of leasing a part of the ship, the carrier shall be entitled to collect a full amount of freight and refuse to load the goods which arrived after agreed-upon laytime or extended laytime due to causes attributable to the shipper.
Article 185. Shipping route and time
1. The carrier shall be bound to carry goods within an appropriate time and on the right route agreed upon in the contract of carriage, or on the usual route unless otherwise entered into in the contract of carriage.
2. The carrier is not considered breach of the contract if he steers the ship off the predetermined course to save people in distress at sea, or has other reasonable grounds for his act. The carrier shall be discharged from liability for compensation for any loss or damage arising out of the ship’s going off the predetermined course in this situation.
1. When the ship fails to arrive at the port of discharge due to invincible causes and is not capable of awaiting discharge of goods that may occur in another proper time, the carrier shall be allowed to maneuver this ship to the nearest safe replacement port and notify the shipper of this to receive any order from that charterer.
2. In respect of leasing of a whole ship, depending on specific conditions, the ship master must make a request for the order for the ship to arrive at the replacement port and act in compliance with the order from the shipper; if it is impossible for the ship master to carry out the shipper’s order, or there is none of the shipper’s order received after a proper waiting time, the ship master may discharge the goods from the ship or carry such goods back to the port of loading at his discretion to the extent that the shipper’s right is duly protected. The shipper must pay the carrier freight based on the actual distance and related costs.
3. In case of leasing of a part of the ship, the ship master shall have the similar right to act as referred to in paragraph 1 of this Article if, after 05 days from the date of request for the shipper’s order, he has not received any order of the shipper, or if the ship master finds it is impossible for him to carry out this order. The shipper must pay the carrier a full amount of freight and related costs.
Article 187. Discharge and delivery of goods
1. The discharge of goods is decided by the ship master. The carrier is obliged to carry out the discharge of goods in the manner of due diligence.
2. The shipper shall be accorded the right to dispose of goods until the goods are delivered to the legal consignee, if such right has yet to be transferred to other person; request unloading of the goods before the ship starts its voyage, change the consignee or the port of discharge after the voyage has started to the extent that the charterer is liable for compensation for every loss or damage and related costs.
3. Rights referred to in paragraph 2 of this Article shall not be applied if exercise of such rights may lead to any substantial delay for the start of a voyage, unless otherwise approved by the carrier.
Article 188. Freight charged for shipping service
1. Where the goods are loaded on board the ship in excess of an agreed tonnage stated in the contract of carriage, the carrier shall only be entitled to collect the agreed-upon freight charged for carriage of such goods.
2. With regard to undeclared goods loaded onto a ship, the carrier shall be entitled to collect double freight charged for carriage of the goods from the port of loading to the port of discharge and claim compensation for any loss or damage arising out of stowage of the unauthorized goods on board the ship. The carrier shall be entitled to discharge such undeclared goods at any port whenever necessary.
3. Upon receiving the goods, the consignee must pay the carrier the freight charged for carriage of his goods, compensation for ship retention or other costs related to carriage of the goods if such sum of freight has yet to be paid in advance.
Article 189. Payment of freight for carriage, charge for storage of goods, and handling of sums earned from auctioning of goods
Regulations on payment of freight for carriage of goods, handling of retained goods and sum earned from auctioning of the goods as referred to in Article 157, 158, 167 and 168 hereof shall be applied similarly to carriage of goods under the voyage charter-party.
Article 190. The shipper’s right to terminate the charter-party
1. The shipper shall be accorded the right to terminate the charter-party under the following circumstances:
a) The carrier fails to maneuver the ship to the place of receipt at an agreed time, and cause a delay in loading of goods or commencement of a voyage; in this case, the shipper shall be entitled to make a claim for compensation for any arising loss or damage;
b) If the goods have been completely loaded but the ship has yet to start its voyage, or the ship is underway at sea, the shipper is accorded the right to request discharge of the goods and obliged to pay a full amount of freight charged for carriage of goods and related costs to the carrier.
2. The carrier shall be entitled to refuse to comply with the shipper’s request for discharge of the goods as referred to in subparagraph b paragraph 1 of this Article whereas such discharge of goods causes a delay in the ship voyage or affects other interested parties due to any change made to the predetermined schedule.
3. In case of hiring of the entire ship, the shipper shall be entitled to terminate the contract of carriage prior to the ship's commencement of its voyage but would be liable for any relevant costs, and depending on the time when such termination occurs, for freight charged for carriage of goods according to the following rules:
a) Paying half of freight, in case of termination of the contract taking place prior to calculation of laytime for loading of goods;
b) Paying a full amount of freight, in case of termination of the charter-party taking place after calculation of laytime for loading of goods or after calculation of extended laytime if the charter-party is only binding on one voyage;
c) Paying a full amount of freight for the whole voyage prior to commencement of which the shipper terminates the charter-party plus half of freight charged for all of the successive voyages if the charter-party is binding on multiple voyages.
4. Where the shipper terminates the charter-party according to the provisions of paragraph 3 of this Article, the carrier is obliged to retain the ship at the place of receipt until the goods are completely discharged even though such retention may lead to an excess of laytime for loading of the goods and permitted extended laytime.
5. In case of hiring of a part of the ship, the shipper shall be entitled to terminate the charter-party and pay compensation for related costs, and depending on the time when such termination occurs, for freight charged for carriage of goods according to the following rules:
a) Paying half of freight, in case of termination of the charter-party taking place after the permitted period of storing the goods as agreed upon in that charter-party;
b) Paying a full amount of freight, in case of termination of the charter-party taking place when the ship is on its voyage.
Article 191. The carrier’s right to terminate the charter-party
The carrier shall be accorded the right to terminate the charter-party prior to commencement of a voyage unless the number of goods loaded on board the ship is consistent with the agreed amount and total value of such goods is adequate to cover freight charged for carriage of goods and goods-related costs that the carrier must pay, except if the shipper has paid a full amount of freight or provided necessary guarantees. The shipper is bound to pay costs relating to discharge and half of agreed-upon freight.
Article 192. Termination of the charter-party without payment of compensation
1. Contracting parties shall be entitled to terminate a charter-party without being liable for any compensation to the extent that, prior to the ship's leaving the place of receipt, one of the following events occurs:
a) Wars may pose a threat to the safety for the ship or goods on board the ship; the port of loading or discharge is blocked;
b) The ship is arrested or temporarily detained under the decision of the competent authority through no fault of contracting parties;
c) The ship is requisitioned by the Government;
d) The order to prohibit movement of the goods out of the port of loading or to the port of discharge is in effect.
2. The terminating party referred to in paragraph 1 of this Article shall be liable for costs incurred from discharge of the goods.
3. Parties shall be entitled to terminate a charter-party if any event referred to in paragraph 1 of this Article happens during the ship’s voyage; in this case, the shipper is obliged to pay freight charged for carriage of the goods on the basis of the actual distance and costs incurred from discharge of the goods.
Article 193. Automatic termination of the charter-party
1. The charter-party shall be automatically terminated and contracting parties shall not be liable for compensation for any loss or damage if, after the charter-party is concluded and before the ship leaves the place of receipt, none of contracting parties is considered at fault in the following cases:
a) The ship designated in the charter-party is wrecked, sunken, missing or extorted;
b) The goods specified in the charter-party are lost;
c) The ship designated in the charter-party is deemed subject to be unrepairably damaged or, if it is likely to be repaired, such repair is uneconomic.
2. Where the ship is underway at sea and is faced with events defined in paragraph 1 of this Article, the carrier shall only be entitled to collect freight calculated on the basis of the actual distance; if the ship is subject to any loss or damage but goods on board the ship is saved or retrieved, the carrier shall be entitled to collect freight charged for carriage of the goods calculated on the basis of the actual distance at which such goods have been carried.
Article 194. Preservation of goods upon termination of the charter-party
When the contract is terminated according to the provisions of this Section, the carrier remains bound to preserve the goods till delivery of such goods to the authorized consignee, except for the cases referred to in subparagraph 1 and b paragraph 1 Article 193 hereof.
Article 195. Statute of limitation for submission of a claim regarding execution of the voyage charter-party
The statute of limitation for submission of a claim regarding execution of the voyage charter-party is 02 years from the date on which the claimant is aware or must have been aware that his interests are contravened.
Section 4. MULTIMODAL TRANSPORT CONTRACT
Article 196. Multimodal transport contract
1. Multimodal transport contract refers to the contract entered into between the consignor and multimodal transport dealer whereby the multimodal transport dealer undertakes to carry goods to collect charge for rendering of the entire process of transportation of goods from the place of receipt to the place of delivery to the consignee via at least two modes of transport, including the transport by sea.
2. Multimodal transport dealer refers to a person who concludes by himself, or authorizes other person to conclude the multimodal transport contract with the consignor.
3. Consignor refers to a person who concludes by himself, or authorizes other person to conclude the multimodal transport contract with the multimodal transport dealer.
4. Multimodal transport document refers to evidence for the multimodal transport contract to certify that the multimodal transport dealer receives and transports goods as well as undertakes to deliver goods under contractual terms and conditions.
Article 197. Liabilities of the multimodal transport dealer
1. Multimodal transport dealer shall be held liable for goods under the multimodal transport contract from the date of loading of goods to the date of discharge of goods.
2. The multimodal transport dealer can sign separate contracts with specific carriers operating modes of transport under which liabilities of each contracting party for each mode of transportation must be specified. These separate contracts shall not cause any impact on liabilities of the multimodal transport dealer for the whole process of transportation.
Article 198. Limitation of liabilities of the multimodal transport dealer
1. Where goods carried by a single mode of transport are lost or damaged during the whole process of transportation, equivalent laws and regulations governing such mode of transport in the multimodal transport process shall be applied to liabilities and limitation of liabilities of the multimodal transport dealer.
2. Where determining which mode of transport causes loss of or damage to the goods is impossible, the multimodal transport dealer shall be liable for compensation in accordance with regulations on relief from and limitation of liabilities of the carrier laid down in Article 151 and 152 hereof.
Article 199. Provisions on multimodal transport
The Government shall adopt detailed provisions on multimodal transport.