Chương III Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Thuyền bộ và thuyền viên
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển.
1. Bố trí đủ thuyền viên theo định biên của tàu biển và bảo đảm thuyền viên phải có đủ điều kiện làm việc trên tàu biển quy định tại khoản 2 Điều 59 của Bộ luật này.
2. Quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên, trừ các chức danh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
3. Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
4. Mua bảo hiểm tai nạn và bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định của pháp luật.
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong tỏa, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
9. Trực tiếp điều khiển tàu biển đến, rời cảng, kênh đào, luồng hàng hải và khi tàu hoạt động trong vùng nước cảng biển hoặc khi xảy ra tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm.
10. Sử dụng hoa tiêu hàng hải, tàu lai trong trường hợp do pháp luật quy định hoặc để bảo đảm an toàn cho tàu biển.
Việc sử dụng hoa tiêu hàng hải không loại trừ nghĩa vụ của thuyền trưởng quy định tại khoản 9 Điều này.
11. Thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ thuộc chức trách của mình theo đúng lương tâm nghề nghiệp.
12. Tổ chức tìm kiếm và cứu nạn những người đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển, nếu việc thực hiện nghĩa vụ này không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu biển và những người đang ở trên tàu của mình. Chủ tàu không chịu trách nhiệm về việc thuyền trưởng vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản này.
13. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.
2. Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều này, có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.
3. Không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
4. Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
5. Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa.
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.
9. Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.
1. Ghi nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế của tàu biển, hai người làm chứng về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và các sự kiện có liên quan; bảo quản thi thể, lập bản kê và bảo quản tài sản của người chết để lại trên tàu biển.
2. Thông báo về các trường hợp sinh, tử xảy ra trên tàu biển và chuyển di chúc, bản kê tài sản của người chết cho cơ quan hộ tịch có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên mà tàu biển ghé vào hoặc cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất, nếu tàu biển đến cảng biển nước ngoài.
3. Sau khi đã cố gắng tìm mọi cách để xin chỉ thị của chủ tàu và hỏi ý kiến của thân nhân người chết, thuyền trưởng nhân danh chủ tàu làm thủ tục và tổ chức mai táng. Mọi chi phí liên quan đến việc mai táng được thanh toán theo quy định của pháp luật.
1. Khi phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu biển khi tàu đã rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã; giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người bị bắt, giữ và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.
2. Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang chuẩn bị phạm tội, người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã trên tàu biển tại một phòng riêng.
1. Khi tàu biển đến cảng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết thuyền trưởng phải thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm xuất trình các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu biển nếu cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước đó yêu cầu.
Khi xảy ra tai nạn hàng hải đối với tàu biển hay phát hiện tai nạn hoặc vụ việc khác liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và báo cáo tai nạn hàng hải theo quy định.
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
3. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật của quốc gia nơi tàu biển Việt Nam hoạt động;
b) Thực hiện mẫn cán nhiệm vụ của mình theo chức danh được giao và chịu trách nhiệm trước thuyền trưởng về những nhiệm vụ đó;
c) Thực hiện kịp thời, nghiêm chỉnh, chính xác mệnh lệnh của thuyền trưởng;
d) Phòng ngừa tai nạn, sự cố đối với tàu biển, hàng hóa, người và hành lý trên tàu biển. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc sĩ quan trực ca biết, đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tai nạn, sự cố phát sinh từ tình huống nguy hiểm đó;
đ) Quản lý, sử dụng giấy chứng nhận, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ và tài sản khác của tàu biển được giao phụ trách.
2. Thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với chủ tàu hoặc người sử dụng lao động nước ngoài.
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.
1. Trước khi làm việc trên tàu biển, thuyền viên và chủ tàu phải ký kết hợp đồng lao động.
2. Hợp đồng lao động của thuyền viên phải bao gồm nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và phải có nội dung sau đây:
a) Việc hồi hương của thuyền viên;
b) Bảo hiểm tai nạn;
c) Tiền thanh toán nghỉ hàng năm;
d) Điều kiện chấm dứt hợp đồng lao động.
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động của thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn 02 tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
b) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này có thể được chia tối đa thành ba giai đoạn, một trong số ba giai đoạn đó không được dưới 06 giờ và hai giai đoạn còn lại không được dưới 01 giờ;
c) Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ ngơi liên tiếp không được vượt quá 14 giờ;
d) Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được vượt quá hai giai đoạn 24 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày.
6. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng ủy quyền có trách nhiệm lập Bản ghi thời giờ nghỉ ngơi và cung cấp cho thuyền viên.
1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Trường hợp thuyền viên chưa được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù.
2. Số ngày nghỉ hàng năm được tính theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hàng năm.
3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không được nghỉ hàng năm.
1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hàng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.
2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hàng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
c) Tàu bị chìm đắm;
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
3. Chi phí liên quan đến việc hồi hương của thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng;
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương;
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 kilôgam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương;
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương.
4. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương bằng các phương tiện phù hợp và thuận lợi. Thuyền viên hồi hương được đưa tới địa điểm quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên hoặc địa điểm nơi thuyền viên cư trú.
5. Thời hiệu khiếu nại liên quan đến hồi hương của thuyền viên là 01 năm kể từ ngày hồi hương.
6. Chủ tàu có trách nhiệm lưu giữ trên tàu bản sao và cung cấp cho thuyền viên các văn bản pháp luật quy định về hồi hương.
7. Chủ tàu có trách nhiệm bảo đảm tài chính để chi trả cho thuyền viên khi hồi hương theo quy định của pháp luật.
8. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải thu xếp cho thuyền viên hồi hương, chủ tàu có trách nhiệm hoàn trả các chi phí đó.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.
1. Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.
2. Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:
a) Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;
b) Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;
c) Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.
3. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm và nước uống, định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển.
1. Thuyền viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên, kịp thời và miễn phí trong thời gian làm việc trên tàu biển và tại cảng khi tàu ghé vào.
2. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển theo quy định sau đây:
a) Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thuyền viên trên tàu như người lao động làm việc trên bờ về thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế, thông tin y tế và tham vấn chuyên môn về y tế;
b) Bảo đảm cho thuyền viên được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cơ sở nha khoa tại cảng mà tàu ghé vào;
c) Có các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động hàng hải, bệnh tật thông qua tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho thuyền viên.
3. Chủ tàu có trách nhiệm thực hiện quy định về bố trí bác sĩ trên tàu như sau:
a) Đối với tàu biển có từ một trăm người trở lên và thực hiện chuyến đi quốc tế dài hơn 03 ngày phải bố trí ít nhất một bác sĩ;
b) Đối với tàu biển có dưới một trăm người và không có bác sĩ trên tàu, phải bố trí ít nhất 01 thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế và quản lý thuốc hoặc một thuyền viên có khả năng sơ cứu y tế.
Thuyền viên chịu trách nhiệm chăm sóc y tế, sơ cứu y tế phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo về chăm sóc y tế, sơ cứu y tế theo quy định của Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.
4. Thuyền trưởng hoặc người có nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu có trách nhiệm lập biểu mẫu báo cáo y tế theo quy định. Biểu mẫu báo cáo y tế dùng để trao đổi thông tin với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên bờ. Thông tin trong biểu mẫu báo cáo y tế phải được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho việc chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho thuyền viên.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Công bố các cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên;
b) Quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển, biểu mẫu báo cáo y tế.
1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm: điều trị y tế, phẫu thuật, nằm viện, các loại thuốc, trang thiết bị điều trị cần thiết, chi phí ăn, ở của thuyền viên từ khi sơ cứu cho đến khi thuyền viên bình phục hoặc đến khi xác định là bệnh mãn tính.
2. Trả đủ tiền lương ghi trong hợp đồng lao động thuyền viên trong thời gian điều trị.
3. Thanh toán chi phí mai táng trong trường hợp thuyền viên bị tử vong trên tàu hoặc trên bờ trong thời gian đi tàu.
4. Vận chuyển thi thể hoặc tro cốt của thuyền viên bị tử vong về địa điểm hồi hương.
5. Chủ tàu không phải thanh toán chi phí cho thuyền viên trong trường hợp sau đây:
a) Bị thương, bị bệnh xảy ra ngoài thời gian đi tàu;
b) Bị thương, bị bệnh do hành vi cố ý của thuyền viên.
6. Bảo vệ và trả lại tài sản của thuyền viên để lại trên tàu cho thuyền viên hoặc thân nhân của họ trong trường hợp thuyền viên rời tàu khi bị bệnh, bị thương hoặc tử vong.
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải, chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lao động với cơ quan có thẩm quyền sau đây:
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài.
2. Việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động hàng hải.
1. Chủ tàu có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định hiện hành về an toàn, vệ sinh lao động hàng hải và bệnh nghề nghiệp cho thuyền viên, bao gồm:
a) Hướng dẫn, tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho thuyền viên trước khi giao nhiệm vụ trên tàu biển hoặc khi giao công việc khác hoặc công việc có mức độ rủi ro cao hơn;
b) Huấn luyện định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu mối nguy hiểm, có hại; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho thuyền viên;
d) Phân định trách nhiệm cụ thể cho thuyền viên về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên tàu;
đ) Đối với tàu có từ năm thuyền viên trở lên, phải thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ban an toàn lao động;
e) Trang bị đầy đủ và hướng dẫn việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo hộ lao động và các thiết bị khác để phòng ngừa tai nạn cho thuyền viên. Trang thiết bị bảo vệ cá nhân phải bảo đảm chất lượng theo quy định;
g) Bảo đảm các loại máy, thiết bị, vật tư trên tàu có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng và phải được kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng theo quy định của pháp luật;
h) Bảo đảm người không có nhiệm vụ không được tiếp cận những khu vực trên tàu có ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn;
i) Xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp đối với tai nạn lao động hàng hải liên quan đến thuyền viên và tổ chức diễn tập hàng năm.
2. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định cho thuyền viên trong quá trình làm việc trên tàu biển.
3. Thuyền trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động của thuyền viên do chủ tàu lập ra; khắc phục các điều kiện mất an toàn trên tàu và báo cáo chủ tàu.
4. Thuyền viên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do chủ tàu lập ra.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị của tàu biển có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
1. Cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, giảng viên theo quy định của Chính phủ.
2. Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên phải phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chủ tàu có quyền và trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên thực tập trên tàu biển.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Crew members refer to seafarers subject to the manning requirements of a ship, including ship master, officers and other professionals working onboard the ship.
Article 51. Responsibilities of the ship owner to crew members
1. Arrange an adequate number of seafarers to meet the manning requirements of a ship and ensure that seafarers must be provided with acceptable working conditions aboard the ship in accordance with regulations laid down in paragraph 2 Article 59 hereof.
2. Define ranks and rank-based roles of seafarers, except for ranks decided by the Minister of Transport.
3. Ensure standard working and living conditions of seafarers aboard a ship in accordance with laws and regulations.
4. Buy accident insurance and other compulsory insurance policies for seafarers working aboard a ship in accordance with laws and regulations.
Article 52. Legal status of the ship master
1. The ship master is the person vested with the supreme command of the ship as an organization’s head. All people onboard the ship must observe the ship master’s commands.
2. The ship master works under the direction of the ship owner or charterer, operator; in certain necessary cases, with a view to ensuring maritime safety and security and environmental protection during marine operations, the ship master can make his own decision, but has to report to the ship owner, charterer and operator.
Article 53. Obligations of the ship master
1. Manage and operate a ship in accordance with laws.
2. Take charge of ensuring that the ship fully meets maritime safety and security requirements, and necessary conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention, and conforms to professional standards and regulations relating to equipment, ship hull, storage and quality of crew members and other matters relating to maritime safety and security, conditions for assurance of maritime labor and environmental pollution prevention for ships and humans aboard a ship before and during the time when the ship is underway at sea.
3. Regularly carry out supervisory activities to ensure that freight are loaded aboard the ship, stowed and stored onboard the ship, unloaded from the ship in a proper manner, even though such work duties have been assigned to responsible persons.
4. Employ methods of preventing freight onboard ships from any damage or loss; apply necessary measures to protect interests of persons who are offered benefits from such freight; summon up all of his capabilities of notifying persons who are granted relevant benefits of special events in relation to such freight.
5. Apply all necessary measures to protect ships, humans and other property aboard ships; prevent illegal carriage of humans or goods aboard ships.
6. Navigate a ship to the nearest safe seaport and implement all necessary measures to protect that ship, humans and property aboard such ship and documentation of such ship in the event that port of freight unloading or passenger disembarkation has been blocked, or exposed to war threats or faced with other emergency conditions.
7. Summon up all of his capabilities of rescuing passengers and then seafarers in the event of threat of shipwreck or damage.
The ship master must be the last person leaving ships after finding all possible ways to collect maritime logbooks, nautical charts and other significant materials aboard ships.
8. Do not abandon ships when the ship is faced with danger, except when leaving the ship is absolutely necessary.
9. Directly maneuver a ship when it is entering or leaving a port, canal, navigational channel, and when it operates in a port water area or when a serious emergency or danger happens.
10. Employ maritime pilots, tugboats if this is stipulated by laws or if this is necessary to ensure safety for the ship.
Employing maritime pilots shall not be grounds for exempting obligations of the ship master defined in paragraph 9 of this Article.
11. Show dedication to his assigned duties in a manner to respect the standard of professional conscience.
12. Conduct search and rescue of persons whose lives are endangered at sea provided that fulfillment of his obligations cause no serious danger to the ship and humans aboard his ship. The ship owner shall not be charged with responsibility for the ship master’s breach of obligations defined in this paragraph.
13. Fulfill other obligations in accordance with laws.
Article 54. Rights of the ship master
1. Act on behalf of the ship owner and persons who are offered freight-related benefits when dealing with work duties relating to operation and management of the ship and cargoes carried aboard the ship.
2. Act in the name of the ship owner and persons who are offered freight-related benefits to perform judicial acts within his scope of work duties stipulated in paragraph 1 of this Article, and possibly initiate a lawsuit or participate in the arbitral proceedings in front of a Court or Arbitrary Tribunal when his ship is outside of the registered port, except when the ship owner or persons whose benefits relate to freight declares partial or total restriction on that right of representation.
3. Prevent the ship from sailing at sea if (s)he realizes that it does not meet conditions of maritime safety, security, employment and environmental pollution prevention.
4. Reward or discipline seafarers under his management; have the right to refuse to accept or force unqualified seafarers who fail to meet rank-based requirements or those who offend laws or regulations to leave the ship.
5. Act in the name of the ship owner to take out a credit or cash loan when necessary. Such loan must be within a statutory limit to repair the ship, employ more seafarers and provide necessary supplies for the ship or serve other demands in order for the ship to continue its voyage.
6. Sell a part of the ship's property or abundant reserve amount aboard the ship within the scope of application stipulated by paragraph 5 of this Article in the event that expecting the ship owner to send money or give directions may cause disadvantage or may be impossible.
7. In the course of the ship’s making a voyage, if there is no other way to meet conditions for termination of a voyage, the ship master shall be vested with the right to pledge or sell a part of the ship’s freight after failing to take an order from the shipper and the ship owner even though all possible actions have been taken. In such case, the ship master must ensure that any loss or damage suffered by the ship owner or the consignor and persons who have relevant interests in such freight must be reduced to the absolute minimum.
8. When the ship is underway at sea without any emergency food supplies, the ship master shall be entitled to decide to use a part of food freight aboard the ship; in case this is found urgent, the ship master shall be allowed to decide to use food supplies of persons onboard the ship. Such use must be documented. The ship owner must pay for the number of food supplies which have been so used.
9. If the ship is in distress at sea, the ship master shall be entitled to send a distress call and, after entering into negotiations with ships providing rescue services, shall exercise his right to make a final decision on a ship which is eligible for rescue operations.
Article 55. Responsibilities of the ship owner regarding civil status
1. Make a nautical logbook and record with participation of the medical staff and two witnesses pertaining to any birth or death that happens onboard the ship and other relevant events; preserve corpses, make a manifest of and keep custody of property of a dead person onboard the ship.
2. Report on any birth or death that happens aboard the ship and send testaments or manifest of property items of a dead person to a competent register office located at the first port within the territory of Vietnam where this ship enters, or to the nearest representative agency if the ship arrives at an overseas seaport.
3. After making every effort to receive the ship owner's order and consult with a dead person’s relatives, the ship master shall act in the name of the ship master to complete all required procedures for and arrange a funeral to take place. All costs of such funeral shall be paid in accordance with applicable laws and regulations.
Article 56. Responsibilities of the ship owner regarding the arrest and detainment of persons onboard the ship
1. Once discovering any offence that an offender commits in the act, or any wanted person, or in case of emergency detainment of any person aboard the ship which has left a seaport, the ship master shall assume the following responsibilities:
a) Arrest or order an arrest of an offender caught in the act of committing any crime or any wanted person; detain any person in case of emergencies;
b) Impose any necessary crime control and prevention and make a record in accordance with laws and regulations;
c) Protect evidence and, depending on specific conditions, deliver arrested or detained persons and available documents or records to a competent authority located at the first seaport of Vietnam where the ship arrives or to a public duty ship of Vietnam that such ship comes across at sea, or report to the nearest representative agency of Vietnam and follow all instructions of this agency if this ship enters into an overseas seaport.
2. Whenever necessary, in order to ensure safety and security for a ship, humans and cargoes onboard a ship, the ship master shall be vested with authority to detain any crime suspects, persons caught in the act of committing any crime or any wanted person aboard a ship at a private room.
Article 57. Responsibilities of the ship master for reporting to a representative agency of Vietnam
1. When a ship arrives at an oversea seaport, the ship master must report to the nearest representative agency of Vietnam whenever this reporting is necessary.
2. The ship master shall be charged with responsibilities to present certificates and documents regarding the ship upon the request of the representative agency of Vietnam located within the territory of the country where the ship enters.
Article 58. Responsibilities of the ship master for reporting in case of marine accidents and incidents
Whenever a marine accident and incident occurs, or any accident or other cases relating to maritime safety and security is discovered, the ship master shall be responsible for promptly notifying a competent authority and reporting on such marine accident and incident in accordance with prevailing laws and regulations.
Article 59. Seafarers aboard a ship
1. A seafarer must meet eligibility requirements and standards for holding ranks onboard a Vietnamese ship.
2. A seafarer working aboard a Vietnamese ship must meet the following eligibility requirements:
a) Be a Vietnamese citizen or an overseas citizen authorized to work aboard a Vietnamese ship;
b) Meet health standards, working age requirements and achieve professional qualifications in accordance with applied regulations;
c) Be assigned to hold professional ranks aboard the ship;
d) Hold a discharge book;
dd) Possess a passport as a requirement to enter or exit a country, if a seafarer is arranged to work onboard an international ship.
3. A Vietnamese citizen who meets statutory eligibility requirements shall be entitled to work aboard an overseas ship.
4. The Minister of Transport shall adopt detailed regulations on professional ranks and rank-based roles of a seafarer; minimum manning requirements; professional standards and qualifications of each seafarer; registration of a seafarer and a seafarer’s discharge book; required conditions that a seafarer who is an alien must meet to work onboard a Vietnamese ship.
5. The Minister of Health shall provide detailed regulations on health standards of a seafarer licensed to work aboard a Vietnamese ship.
Article 60. Obligations of a seafarer
1. A seafarer working aboard a Vietnamese ship must take on the following obligations:
a) Strictly observe Vietnamese laws and international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party along with laws of the country within which the Vietnamese ship is operating;
b) Demonstrate hard work and dedications to their assigned duties and be held accountability to the ship master for these duties;
c) Execute the ship master’s orders in a timely, strict and accurate manner;
d) Prevent any accidents or incidents against the ship, cargoes, humans and baggage onboard the ship. When discovering any dangerous emergency, a seafarer must promptly report to the ship master or any watchstanding officer, and simultaneously take necessary measures to prevent any accident or incident that may arise from such dangerous emergency;
dd) Manage and utilize certificates, documents, equipment items, instruments and other property aboard the ship which have been assigned.
2. A Vietnamese seafarer working aboard an overseas ship shall be obliged to comply with employment contracts signed with the ship owner or foreign employers.
Article 61. Employment policies and benefits of a seafarer
1. Employment policies and benefits of a seafarer working onboard a Vietnamese ship shall be consistent with Vietnamese legislation and relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
2. In the event that the ship owner or the ship master orders a seafarer to abandon the ship, the ship owner shall be responsible for covering all living and travel costs which are necessary to be repatriated; in the event that the ship master orders a seafarer to leave the ship, the ship owner must be advised of this.
3. In the event that any legal personal property of a seafarer have been subject to any loss or damage due to any marine accident or incident, the ship owner must compensate for such loss or damage at the market price determined at the time and location of settlement for such accident or incident. A seafarer whose property is lost or damaged at his own faults, (s)he shall have no rights to submit any claim against such loss or damage.
4. Employment policies and benefits of a Vietnamese seafarer working aboard an overseas ship and of a foreign seafarer working aboard a Vietnamese ship must be consistent with employment contracts.
Article 62. Employment contract of a seafarer
Before working onboard a ship, both of a seafarer and ship owner must enter into an employment contract.
2. An employment contract of a seafarer must include basic contents prescribed by laws on employment contracts and must include but not limited to the followings:
a) Repatriation of a seafarer;
b) Accident insurance;
c) Payment for annual leave;
d) Terms and conditions under which an employment contract is terminated.
Article 63. Work and rest hours of a seafarer
1. Work hours shall be arranged within 24 consecutive hours, including weekly days-off or national holidays.
2. Rest hours shall be stipulated as follows:
a) Minimum rest hours are 10 hours within any 24 hours, and 77 hours within any 07 days; 77 hours within any 07 days;
b) The number of rest hours within a period of 24 hours may be divided into the maximum of two stages, either of which lasts at least 06 hours, and an interval between two consecutive stages of rest lasts the maximum of 14 hours.
3. If any emergency likely to threaten safety and security for the ship, humans, cargoes aboard the ship occurs, or in order to assist other ships or people in distress at sea, the ship master shall be vested with the right to require any seafarer to be ready to work at any time. Upon completion of emergency duties, the ship master shall be responsible for arranging an adequate amount of rest hours for a seafarer as per subparagraph a paragraph 2 of this Article.
4. The chart of assigned duties specifies work and rest hours of seafarers and is posted in a conspicuous place onboard the ship.
5. In case of mustering seafarers, practicing statutory fire, life-saving or other drills, the ship master can make other rest hour arrangement as stipulated by subparagraph a paragraph 2 of this Article provided that such arrangement is likely to cause minimum impacts on rest hours and does not make a seafarer feel exhausted and is agreed under a collective bargaining agreement or an employment contract with this seafarer according to the following rules:
a) Minimum rest hours are 10 hours within a period of 24 hours, and within a period of 07 days. An exception shall not apply for more than 02 consecutive weeks. An interval between two stages when such exception applied shall not be twice less than the time length of the previous stage in which the previous exception applied;
b) Minimum rest hours stated in subparagraph a paragraph 2 of this Article may be divided into the maximum of three stages, one of which shall not be allowed to last less than 06 hours, and the remaining two of which shall not be allowed to last less than 01 hour;
c) An interval between two consecutive rest stages shall not be allowed to exceed 14 hours;
d) An exception shall be allowed to apply in less than two 24-hour stages within a period of 07 days.
6. The ship master or persons authorized by the ship master shall be responsible for making the record of rest hours and provide it to all of seafarers.
Article 64. Paid annual leaves and public holidays of seafarers
A seafarer working aboard a ship shall be entitled to paid annual leaves and public or national holidays and received their full salary payments. If a seafarer has yet to go on any annual leave or public or national holidays, such seafarer shall be offered a compensatory time-off.
2. The number of paid annual leaves and days-off shall be calculated in accordance with laws and regulations as well as relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party. Days-off on the occasion of national, public holidays, those for personal reasons or unpaid ones as prescribed by laws shall not be included in the number of paid annual leaves and days-off.
3. Any agreement under which a seafarer is not entitled to paid annual leaves shall be prohibited.
Article 65. Wage, allowance and other income of a seafarer
The ship owner shall be responsible for paying monthly wage, allowance directly to a seafarer or any person legally authorized by such seafarer.
2. Wage, allowance and other income of a seafarer shall be paid in cash or deposited in a personal account of this seafarer or any of such seafarer’s authorized person. In case of making such payment via a bank account, the ship owner must enter into an agreement with a seafarer on costs incurred from account opening, maintenance and money transfer in accordance with applicable laws and regulations.
3. The ship owner shall be responsible for making and providing a seafarer with a monthly income statement which specifies wage, allowance and other income that such seafarer receives.
Article 66. Repatriation of a seafarer
1. The ship owner shall be responsible for arranging repatriation of a seafarer and pay costs incurred under the following circumstances:
a) Such seafarer’s employment contract has expired;
b) Such seafarer is suffering from any illness or marine occupational accident, which results in his inevitable repatriation;
c) Such seafarer’s ship is wrecked or sunken;
d) The ship has been sold or its registration has been changed;
dd) The ship operates within a war zone, which makes such seafarer refuse to continue his work duties aboard the ship;
e) Other cases are agreed upon between two contracting parties.
2. Where a seafarer unilaterally terminates an employment contract in a illegal manner, or a seafarer is subject to any disciplinary actions in the form of dismissal, the ship owner shall stay responsible for arranging to return this seafarer to the place agreed upon in an employment contract with this seafarer but such seafarer shall be liable, at the own expense, for all costs incurred to the ship owner.
Costs incurred from repatriation of a seafarer shall be covered by the ship owner, including:
a) Costs paid for making a voyage to the place of repatriation as agreed upon in an employment contract;
b) Meal and accommodation cost of this seafarer which is calculated from the date of disembarkation from the ship to the date of arrival at the place of repatriation;
c) Salary and travel cost of this seafarer which are calculated from the date of disembarkation from the ship to the date of arrival at the place of repatriation;
d) Cost of carrying the maximum of a maximum baggage allowance of 30 kilos (kg) to the repatriation place;
dd) Necessary medical cost which is calculated till such seafarer is healthy enough to make a voyage to the repatriation place.
4. The ship owner shall be responsible for arranging repatriation of a seafarer by an appropriate and convenient means of transport. The repatriated seafarer shall be moved to the place agreed upon in an employment contract with such seafarer or the place where such seafarer resides.
5. Statute of limitations for any claim regarding the seafarer repatriation shall be 01 year from the date of repatriation.
6. The ship owner shall be responsible for keeping copies of legal documents on repatriation and providing them for seafarers.
7. The ship owner shall be responsible for ensuring financial capability to pay seafarers for their repatriation in accordance with laws and regulations.
8. Where a competent authority of Vietnam has to make any arrangement for the seafarer repatriation, the ship owner shall be liable for reimbursement for costs incurred.
9. The Minister of Finance shall provide guidance on regulations laid down in paragraph 7 and 8 of this Article.
1. The ship owner shall be responsible for providing free food and drink which must ensure an adequate amount, nutritional value, accepted quality standards, diverse nature, and conformity to food safety and hygiene requirements for seafarers onboard a ship; must accord with religious beliefs, values and cultural identities of seafarers.
2. The ship owner or any person appointed by the ship owner must regularly carry out checking and keeping a record of the following contents:
a) Supply of food and drink;
b) Storage warehouse, barrel and other devices used for storage and preservation of food and potable water;
c) Galley and other appliances used for preparing and serving meals.
3. The ship owner shall be responsible for assigning a chief cook and catering attendants who serve seafarers with meals. Where there are fewer than ten seafarers aboard a ship, appointment of a chief cook is not compulsory but that of a catering attendant is required.
4. The Minister of Health shall adopt regulations on food and potable water hygiene and safety criteria, and food and drink serving per each meal for each seafarer working onboard a ship.
Article 68. Medical care for seafarers
1. Seafarers shall have access to regular, timely and free medical care during the period of their work onboard a ship and at the port where this ship arrives.
2. The ship owner shall be responsible for providing medical care services for seafarers onboard the ship in accordance with the following provisions:
a) Protect and take care of health of seafarers working onboard a ship in a similar manner to medical care services provided for inland employees in terms of medicines, medical equipment and supplies, healthcare manuals, healthcare information and medical consultation;
b) Ensure that all seafarers shall have access to medical examination and treatment at healthcare service providers or dental centers located at the port where the ship docks;
c) Take measures to prevent marine occupational accidents and illnesses through dissemination and education of healthcare knowledge for seafarers.
3. The ship owner shall be responsible for implementing regulations on employment of doctors on board a ship as follows:
a) As for a ship carrying at least one hundred of persons and taking more than 3 days’ international voyage, at least one doctor must be available;
b) As for a ship carrying fewer than one hundred of persons and having none of doctors onboard, at least 01 seafarer must take charge of medical care and medicines management duties, or one seafarer competent to give first aid must be assigned.
The seafarer tasked with providing medical care and first aid service must be completely trained in such medical care and first aid service in conformance to the International Convention on Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers.
4. The ship master or any person in charge of medical care on board the ship shall be responsible for creating forms or templates of a medical report in accordance with laws and regulations. Forms or templates of a medical report shall be used for exchanging information with inland healthcare service providers. Information provided in a form or template of a medical report must be treated with complete confidentiality and shall be used for diagnosis, care and treatment purposes only.
5. The Minister of Transport shall assume the following responsibilities:
a) Announce the list of seafarer healthcare service providers;
b) Provide regulations on medicine cabinets, medical equipment and medical care manuals on board, and medical care report forms or templates.
Article 69. Responsibilities of the ship owner to seafarers suffering from marine occupational accidents or diseases
1. Make co-payment for relevant costs and those which are not covered by health insurance, including medical treatment, surgery, hospitalization, medicine types, equipment necessary for medical treatment, meal and accommodation cost of a seafarer calculated from the date of first aid to the date of recovery or till the date of determination of chronic disease.
Pay a full amount of salary as agreed upon in an employment contract with a seafarer within the medical treatment period.
3. Pay burial costs in the event that a seafarer dies onboard the ship or ashore while such seafarer is employed to work aboard that ship.
4. Carry dead seafarer’s corpse or cremated remains to the place of repatriation.
5. The ship owner shall not be liable for costs paid to a seafarer under the following circumstances:
a) Such seafarer has been injured or has contracted an illness which happens at any time rather than the time when this seafarer is employed to work aboard the ship;
b) Such seafarer has been injured or has contracted an illness due to this seafarer's intentional acts.
6. Protect and return any property aboard the ship to such seafarer or his relatives in the event that such seafarer has left the ship by reason of illness, injury or death.
Article 70. Providing an account of, investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents and diseases
1. If a marine occupational accident occurs, the ship owner or the ship master shall be responsible for providing an account of such accident as per the law on employment for any of the following competent authorities:
a) Port authority, if the ship is currently operating within the port water area;
b) Maritime state regulatory agency, if the ship is currently operating within Vietnamese territorial waters and international waters;
c) Vietnam's representative agency, if the ship is operating within the overseas waters.
2. Investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents and diseases shall be consistent with the law on employment and occupational safety.
3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall adopt regulations on providing an account of, investigating, enumerating and reporting marine occupational accidents.
Article 71. Prevention of marine occupational accidents and diseases
1. The ship owner shall be responsible for developing and applying measures consistent with effective regulations on assurance of safety and sanitation for seafarers’ marine occupations and occupational diseases, including:
a) Instruct and train seafarers in occupational safety and sanitation before assigning them to work aboard a ship or other work duties or any other work activities which have higher level of risk;
b) Train seafarers in occupational safety and sanitation in a periodic manner as per prevailing laws and regulations;
c) Examine, evaluate hazardous or harmful elements; propose measures to eliminate and minimize dangers or harms; improve working conditions and medical care for seafarers;
d) Define specific responsibilities of each seafarer for occupational safety and sanitation activities onboard the ship;
dd) With respect to a ship carrying at least five seafarers, the ship owner must set up and define roles or powers of the occupational safety board;
e) Provide seafarers with a full amount of personal safety and protective equipment as well as other devices to prevent occupational accidents from occurring, and provide them with instructions for use for these equipment or devices. Personal protective equipment must meet statutory quality standards;
g) Ensure that machines, devices and materials available on board the ship which must conform to strict occupational safety requirements must be technically inspected before being brought into operation, and must be periodically inspected during the period of use in accordance with laws and regulations;
h) Ensure that unauthorized persons shall not be allowed to enter into ship areas which may cause impacts on human health and safety;
i) Outline the plan for emergency response in respect of marine occupational accidents relating to seafarers and conduct annual drills.
2. The ship owner shall be responsible for purchasing accident insurance or civil liability insurance, and any binding compulsory insurance for seafarers during the period when they are employed to work on board the ship.
3. The ship owner shall be responsible for regularly and periodically expediting and inspection implementation of measures to assure occupational safety and sanitation for seafarers adopted by the ship owner; taking remedial actions against any insecurity aboard the ship and reporting to the ship owner.
4. Seafarers shall be responsible for complying with measures to assure occupational safety and sanitation adopted by the ship owner.
5. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall introduce the list of machines and devices onboard the ship which must conform to strict occupational safety and sanitation requirements upon the request of the Ministry of Transport.
Article 72. Training and drilling seafarers
1. Seafarer training and drilling center must ensure that requirements of facilities and teaching staff are met as prescribed by the Government’s regulations.
2. Seafarer training and drilling programs must be consistent with Vietnamese laws and regulations, and relevant international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
3. The ship owner shall have rights and responsibilities to admit and provide favorable conditions for trainees to work as apprentices on board the ship.
4. The Minister of Transport shall adopt detailed provisions of paragraph 2 and 3 of this Article.