Chương VI Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015: Bắt giữ tàu biển
Số hiệu: | 95/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2017 |
Ngày công báo: | 30/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1257 đến số 1258 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 với nhiều quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và việc sử dụng tàu biển;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 gồm 20 Chương, 341 Điều (thay vì Bộ luật Hàng hải 2005 chỉ có 18 Chương, 261 Điều), theo đó, có thể kể đến các Chương:
- Tàu biển
- Thuyền bộ và thuyền viên
- Cảng biển
- An toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
- Bắt giữ tàu biển
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển
- Hợp đồng thuê tàu
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải
- Hoa tiêu hàng hải
- Lai dắt tàu biển
- Cứu hộ hàng hải
- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải
Bộ luật 95/2015/QH13 có những điểm đáng chú ý sau:
- Quy định việc đặt tên tàu biển Việt Nam tại Điều 21 Bộ luật hàng hải 2015
Tàu biển Việt Nam phải được đặt tên và theo nguyên tắc sau đây:
+ Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;
+ Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên theo Điều 63 Bộ luật hàng hải năm 2015
+ Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hằng tuần, ngày lễ, tết.
+ Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
- Điều 96 Bộ luật số 95/2015/QH13 quy định thời hạn làm thủ tục tàu thuyền đến, rời cảng biển
+ Chậm nhất là 02 giờ kể từ khi tàu thuyền đã vào neo đậu tại cầu cảng hoặc dự kiến rời cảng, người có trách nhiệm phải làm thủ tục cho tàu thuyền đến hoặc rời cảng biển.
+ Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi người làm thủ tục đã nộp, xuất trình đủ các giấy tờ thì Cảng vụ hàng hải phải quyết định việc cho tàu thuyền đến, rời cảng biển.
+ Tàu thuyền đã làm thủ tục nhập cảnh ở một cảng biển của Việt Nam sau đó đến cảng biển khác được miễn làm thủ tục nhập cảnh.
- Miễn trách nhiệm của người vận chuyển được Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015 quy định như sau:
+ Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa do việc tàu biển không đủ khả năng đi biển, nếu đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 150 BLHH 2015. Trong trường hợp này, người vận chuyển có nghĩa vụ chứng minh đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán.
+ Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 151 Bộ luật hàng hải VN 2015.
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp.
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
2. Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án dân sự, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài thụ lý vụ tranh chấp có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án được giao cho cảng vụ hai bản, một bản để thực hiện và một bản để cảng vụ giao cho thuyền trưởng tàu bị bắt giữ để thực hiện.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong trường hợp có tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng mà gây thiệt hại thì người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải bồi thường thiệt hại.
2. Mọi thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng do các bên tự thỏa thuận giải quyết. Trong trường hợp không thỏa thuận được và có tranh chấp thì có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển không đúng với lý do yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc không đúng tàu biển có yêu cầu bắt giữ mà gây thiệt hại thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính theo một hoặc cả hai hình thức sau đây:
a) Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác;
b) Gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá theo quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính của Tòa án vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển trong thời hạn chậm nhất là 48 giờ kể từ thời điểm nhận được quyết định đó.
2. Giá trị bảo đảm tài chính do Tòa án ấn định tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng.
1. Khi yêu cầu bắt giữ hoặc thả tàu biển, người đề nghị phải gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc văn bản yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ là có căn cứ, hợp pháp.
2. Trường hợp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu bắt giữ tàu biển hoặc thả tàu biển đang bị bắt giữ bằng tiếng nước ngoài thì phải gửi kèm theo bản dịch sang tiếng Việt và được chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với tài liệu, giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp, xác nhận theo pháp luật nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ.
2. Thuyền trưởng có trách nhiệm thông báo cho chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu và những người có lợi ích liên quan biết về việc tàu biển bị bắt giữ hoặc được thả.
1. Chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động an toàn của tàu biển bị bắt giữ.
2. Trường hợp chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu không cung cấp hoặc không còn khả năng cung cấp kinh phí duy trì hoạt động an toàn của tàu biển, thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm áp dụng biện pháp cần thiết bảo đảm duy trì hoạt động an toàn của tàu biển bị bắt giữ.
3. Trường hợp cơ quan thực hiện việc bắt giữ tàu biển cung cấp tài chính duy trì hoạt động an toàn của tàu biển, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ cho cơ quan thực hiện việc bắt giữ tàu biển nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng.
1. Tàu biển được thả trong trường hợp sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế hoặc đã thanh toán đủ khoản nợ và chi phí liên quan trong quá trình tàu biển bị bắt giữ;
b) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
c) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định bắt giữ tàu biển đã hết.
2. Trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, Tòa án sẽ quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ. Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không có quyền thực hiện bất cứ hành động nào xâm phạm tài sản hoặc quyền lợi khác của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu.
3. Tàu biển có thể được thả theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ; trong trường hợp này, mọi phí tổn liên quan do người yêu cầu bắt giữ tàu biển thanh toán.
1. Việc bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương này và pháp luật về thủ tục bắt giữ tàu biển.
2. Việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, để bảo đảm thi hành án dân sự và thực hiện tương trợ tư pháp được thực hiện theo pháp luật về tố tụng dân sự, về thủ tục bắt giữ tàu biển và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt giữ tàu biển là khiếu nại trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại Điều 41 của Bộ luật này;
2. Thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại do tàu biển gây ra cho môi trường hoặc các lợi ích liên quan; các biện pháp được áp dụng để ngăn ngừa, hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại này; tiền bồi thường cho thiệt hại đó; chi phí hợp lý cho các biện pháp thực tế đã được áp dụng hoặc sẽ được áp dụng để khôi phục lại môi trường; tổn thất đã xảy ra hoặc có thể xảy ra đối với bên thứ ba liên quan đến thiệt hại đó; thiệt hại, chi phí hoặc tổn thất tương tự quy định tại khoản này;
3. Chi phí liên quan đến việc nâng, di chuyển, trục vớt, phá hủy hoặc làm vô hại xác tàu biển bị chìm đắm, mắc cạn hoặc bị từ bỏ, trong đó bao gồm bất kỳ đồ vật đang có hoặc đã có trên tàu biển và các chi phí hoặc phí tổn liên quan đến việc bảo quản tàu biển đã bị từ bỏ và chi phí cho thuyền viên của tàu biển;
4. Thỏa thuận liên quan đến việc sử dụng hoặc thuê tàu biển, mặc dù được quy định trong hợp đồng thuê tàu hay bằng hình thức khác;
5. Thỏa thuận liên quan đến vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên tàu biển, mặc dù có quy định trong hợp đồng thuê tàu hoặc bằng hình thức khác;
6. Tổn thất hoặc thiệt hại liên quan đến hàng hóa, bao gồm cả hành lý được vận chuyển trên tàu biển;
7. Tổn thất chung;
8. Lai dắt tàu biển;
9. Sử dụng hoa tiêu hàng hải;
10. Hàng hóa, vật liệu, thực phẩm, nhiên liệu, thiết bị (kể cả container) được cung ứng hoặc dịch vụ cung cấp cho mục đích hoạt động, quản lý, bảo quản và bảo dưỡng tàu biển;
11. Đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa hoặc trang bị cho tàu biển;
12. Khoản tiền thanh toán được thực hiện thay mặt chủ tàu;
13. Phí bảo hiểm do chủ tàu hoặc người nhân danh chủ tàu hoặc người thuê tàu trần trả;
14. Khoản hoa hồng, chi phí môi giới hoặc chi phí đại lý liên quan đến tàu biển mà chủ tàu, người thuê tàu trần hoặc người được ủy quyền phải trả;
15. Tranh chấp về quyền sở hữu tàu biển;
16. Tranh chấp giữa các đồng sở hữu tàu biển về sử dụng tàu biển hoặc khoản thu nhập được từ tàu biển;
17. Thế chấp tàu biển;
18. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán tàu biển.
Người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều này có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 130 của Bộ luật này quyết định bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.
1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 139 của Bộ luật này thì Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;
đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.
2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là:
a) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải;
b) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khiếu nại hàng hải liên quan đến quyền sở hữu tàu biển.
1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển, thì thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
d) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
đ) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
1. Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ trường hợp sau đây:
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản, nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;
c) Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;
d) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặc dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.
2. Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy hoặc thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
3. Thủ tục bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Mục này.
Arrest of ships refers to detention or restriction on removal of a ship by order of a Court to secure a maritime claim, apply interim injunctions, enforce civil judgements and perform mutual legal assistance.
1. The People’s Court at the level of a province where the seaport at which a ship subject to a request for arrest of a ship is having marine operations is located shall be vested with authority to grant a decision to arrest that ship.
Where a seaport has different port terminals located within different centrally-affiliated cities and provinces, the People’s Court at the level of a province where the seaport at which a ship subject to an arrest request is having marine operations is located shall be vested with authority to grant a decision to arrest that ship.
2. The People’s Court that is dealing with a civil case, or the People's Court at the level of a province where the Arbitration Council is resolving any dispute, shall be accorded authority to impose an arrest of a ship as an interim injunction.
Two copies of a judgement on arrest of a ship by a Court shall be delivered to the port authority in which one copy is used as the basis for implementation and the remaining other is given to the master of the arrested ship to serve the purpose of implementation.
3. The Chief Justice of the People’s Supreme Court shall consider and decide whether the lower Court has been accorded authority to grant a decision on arrest of a ship in the event that there is any dispute over jurisdiction between the People's Courts at the provincial level.
Article 131. Responsibility for requesting wrongful arrest of ships
1. The applicant for arrest of a ship must be held legally liable for his request. If the request for arrest of a ship is wrongful, which may lead to any loss, such applicant shall be responsible for compensating for any loss or damage possibly incurred.
2. Any loss or damage that may be incurred from consequence of such request for wrongful arrest shall be dealt with as agreed upon between parties. Where there is any disagreement or dispute that may arise, the Court or Arbitration Tribunal shall be requested to settle this disagreement and dispute in accordance with laws.
3. If the Court that grants a judgement on arrest of a ship which is not based on the reasons for a request for arrest or does not serve on the ship as the right subject matter of such request, which may cause any loss or damage, it shall be liable for any compensation in accordance with laws and regulations.
Article 132. Measures of financial security for a request for arrest of ships
1. The person requesting arrest of ships must provide financial security in either or both of the following forms:
a) Submitting asset-backed security documents issued by banks or other credit institutions, or individuals, agencies or organizations;
b) Depositing a sum or valuable papers according to the Court’s judgement over execution of financial security in an escrow account opened at the bank within an area where the work office of the Court accorded authority to arrest a ship is located no later than 48 hours of receipt of such judgement.
2. Value of a financial security shall be decided by the Court and shall be proportionate to any loss or damage incurred due to consequences arising from request for wrongful arrest of a ship.
Article 133. Charge for arrest of ships
1. The person submitting a claim for arrest of ships shall be liable for paying charges in accordance with laws.
2. Charges for arrest of ships shall be paid to the Court accorded authority to grant a decision on arrest of ships as stipulated by Article 130 hereof within a duration of 48 hours of receipt of request for payment of such charges.
Article 134. Documents and evidence attached in a written request for arrest of ships or a written request for release of ships from arrest
1. Upon filing a request for arrest or release of ships, the person requesting such arrest must file a written request for arrest of ships or a written request for release of ships from arrest, enclosing documents and evidence stating that such request or release of ships is sound and legitimate.
2. Where documents about and evidence for a request for arrest or release of ships from arrest are all written in a foreign language, a Vietnamese translation copy must be submitted and legally authenticated in accordance with Vietnamese legislation. With respect to documents and papers created, issued and certified by a foreign competent authority in accordance with such foreign country's laws, the consular legalization is required, except when this consular legalization process is exempted in uniformity with international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 135. Notification of entry of the decision on arrest of ships, or the decision on release of ships from arrest
1. The Director of the port authority shall be charged with notifying in writing a Court, state maritime regulatory agency and relevant competent authorities operating at a seaport of the decision on arrest of ships or the decision on release of ships from arrest.
2. The ship master shall be responsible for notifying the ship owner, charterer, operator and other interested parties of arrest or release of ships.
Article 136. Obligations of the owner of property during the period of arrest of ships
1. The ship owner, charterer and operator shall be responsible for providing funds to ensure that safe operations of arrested ships are maintained.
2. Where the owner, charterer and operator of a ship do not provide or is no longer capable of providing funds for maintenance of safe operations of ships, the ship owner, agent of the ship owner shall be responsible for applying necessary measures to ensure maintenance of safe operations of arrested ships.
3. In the event that an authority enforcing the decision to arrest a ship provides funds for maintenance of safe operations of the ship, the ship owner, charterer and operator shall be responsible for paying all costs incurred from maintenance of safe operations of such ship during the period of arrest to the authority enforcing the decision to arrest that ship on condition that it is established that the request for arrest is rightful.
Article 137. Release of ships from arrest
1. A ship which has been arrested shall be released under the following circumstances:
a) After the ship owner, charterer or operator has provided sufficient security or has paid a full amount of debts and costs incurred during the process of arrest of such ship;
b) Decision on arrest of a ship has been cancelled;
c) The validity period of arrest of a ship according to the decision on such arrest has expired.
2. In the absence of agreement between parties as to the amount and form of substitution security, the Court shall determine its nature and amount thereof, not exceeding the value of the arrested ship. The person requesting arrest of a ship shall not be allowed to take any action that may harm property or other interests of the ship owner, charterer or operator.
3. The ship shall be released upon the request of the person filing a request for arrest of a ship; in this case, all costs incurred shall be covered by such person.
Article 138. Application of laws in relation to arrest of ships
1. Arrest of a ship with an aim of securing a maritime claim shall be consistent with regulations laid down in Section 2 of this Chapter and laws on procedures for arrest of ships.
2. Arrest of a ship in case of application of an interim injunction, for the purpose of ensuring enforcement of a civil judgement and providing mutual legal assistance shall be consistent with laws on civil proceedings, procedures for arrest of ships and other applicable legal regulations.
Section 2. ARREST OF SHIPS FOR THE PURPOSE OF SECURING A MARITIME CLAIM
Article 139. Maritime claim leading to right of arrest of a ship
A maritime claim leading to the right of arrest of a ship refers to a claim arising out of one or more of the followings:
1. Cases stipulated in Article 41 hereof;
2. Any damage or threat of damage caused by the ship to the environment or other relevant interests; measures taken to prevent, minimize or remove such damage; compensation for such damage; costs of reasonable measures which have been or will be actually applied to reinstate the environment; loss incurred or likely to be incurred by third parties in connection with such damage; and damage, costs, or loss of a similar nature to those identified in this paragraph;
3. Costs or expenses relating to the raising, removal, salvage, destruction or rendering harmless of a sunken, stranded or abandoned ship, including anything that is or has been on board such ship, and costs or expenses relating to the preservation of an abandoned ship as well as payments to the ship's seafarers;
4. Any agreement concerning the use or hire of a ship, whether contained in a charter-party or otherwise;
5. Any agreement concerning carriage of goods or passengers aboard a ship, whether contained in a charter-party or otherwise;
6. Loss of or damage to or in connection with goods, including baggage carried onboard the ship;
7. General average;
8. Towage;
9. Pilotage;
10. Goods, materials, provisions, bunkers, equipment (including containers) supplied or services rendered to the ship for its operation, management, preservation or maintenance;
11. Construction, reconstruction, repair, converting or equipping of the ship;
12. Disbursements incurred on behalf of the ship owner;
13. Insurance premiums payable by or on behalf of the ship owner or demise charterer;
14. Any commissions, brokerages or agency fees payable in respect of the ship by or on behalf of the ship owner or demise charterer;
15. Any dispute as to ownership or possession of the ship;
16. Any dispute between co-owners of the ship as to the employment or earnings of the ship;
17. A ship mortgage;
18. Any dispute arising out of a contract for the sale of the ship.
The claimant defined in this Article shall have the right to request the jurisdictional Court referred to in paragraph 1 Article 130 hereof to grant a decision on arrest of ships in order to secure a maritime claim.
Article 140. Conditions for arrest of ships for the purpose of securing a maritime claim
1. Upon receipt of a request for arrest of a ship, in order to secure a maritime claim as stipulated by Article 139 hereof, the Court shall grant a decision on arrest of such ship under the following circumstances:
a) The person who owned the ship at the time when the maritime claim arose is liable for the claim and is owner of the ship when the arrest is effected;
b) The demise charterer of the ship at the time when the maritime claim arose is liable for the claim and is demise charterer or owner of the ship when the arrest is effected;
c) The claim is based upon a mortgage or a "hypothèque" or a charge of the same nature on the ship;
d) The claim relates to the ownership or possession of the ship;
dd) The claim is secured by a maritime lien in connection with such ship.
2. Arrest of a ship is also permissible of any single ship or other ships which, when the arrest is effected, is or are owned by the person who is liable for the maritime claim and who was, when the claim arose:
a) Owner of the ship in respect of which the maritime claim arose;
b) Demise charterer, time charterer or voyage charterer of that ship.
3. The provision laid down in paragraph 2 of this Article does not apply to maritime claims in respect of ownership or possession of a ship.
Article 141. Period of arrest of ships during which a maritime claim is secured
1. The period of arrest of a ship during which a maritime claim is secured shall last 30 days from the date on which the ship is arrested.
2. During the period of arrest of a ship as a manner of securing a maritime claim, if the person filing a request for such arrest brings proceedings before a Court or submit a claim to the Arbitration Tribunal against any dispute and insists on request for such arrest, the period of such arrest for the purpose of securing the claim shall terminate whenever the Court decides whether an interim injunction is applied to arrest such ship.
Article 142. Bases for release of a ship arrested to secure a maritime claim
1. The ship which is under arrest for the purpose of securing a maritime claim shall be released at once when the following requirements are met:
a) The ship owner, charterer or operator has already implemented security measures or repaid all debts owed;
b) Property-related obligations assumed by the ship owner, charterer or operator have been secured by any other person acting on their behalf, or have been fulfilled under the letter of commitment issued by a credit institution. The Ministry of Finance shall make the list of reliable credit institutions known to the public;
c) Upon the request of the person filing a request for arrest on his own;
d) Decision on arrest of a ship has been cancelled;
dd) The validity period of arrest of a ship according to the Court’s judgement has expired.
2. Security measures shall be agreed upon between parties. In the absence of agreement between parties as to the amount and form of the security, the Court shall determine its nature and amount thereof, not exceeding the value of the arrested ship or of property obligation which serves as the basis for such arrest in the event that such property obligation is less than the value of the ship.
Article 143. Request for release of an arrested ship to secure a maritime claim
Whenever there exists one of bases referred to in subparagraph 1, b and c paragraph 1 Article 142 hereof, the ship owner, charterer, operator, master, person filing a request for arrest of a ship and other persons involved shall be entitled to release the arrested ship.
Article 144. Re-arrest of a ship for the purpose of securing a maritime claim
1. The ship arrested to secure a maritime claim which has been released or has provided any security measure that is implemented against a maritime claim shall not be likely to be rearrested on similar bases thereto, except for the followings:
a) Total value of security provided is not sufficient to secure such property obligation if such total value is less than value of the released ship;
b) The guarantor securing the property obligation on behalf of the ship owner, charterer or operator fails or is unable to meet a part or whole of the property obligation undertaken;
c) Release of a ship or cancellation of any security measure has already been ordered upon the request of the person submitting a claim for such arrest on sound and sufficient grounds;
d) The person submitting a claim for arrest of a ship is not capable of preventing such release or cancellation of such security measure even though necessary measures have been applied.
2. If there is an absence of the Court’s judgement over arrest of the ship or the ship has escaped from the place of arrest, such ship shall not be considered to be released from arrest, except when the judgement over such arrest has been void or the period of arrest according to the Court’s judgement has expired.
3. Procedures for re-arrest of a ship with an aim of securing a maritime claim shall be similar to those for arrest thereof in accordance with regulations laid down in this Section.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực