Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 (trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 trang 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.

1 2981 lượt xem


Ôn tập và đánh giá giữa học kì 2 – Tiếng Việt lớp 4

Tiết 1, 2 (trang 70, 71)

Câu 1 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn đọc một bài đã học trong chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Việc làm của Hải Thượng Lãn Ông đúng với câu: Thầy thuốc như mẹ hiền là: Ông không quản ngày đêm, mưa nắng, trèo đèo lội suối đi chữa bệnh cứu người. Đối với người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, ông thường khám bệnh và cho thuốc không lấy tiền.

Câu 2 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe – viết: Cảm xúc Trường Sa (4 khổ thơ đầu).

Trả lời:

Em chú ý nghe viết đúng chính tả.

Cảm xúc Trường Sa

Em đã nhớ Trường Sa

Cả khi mình chưa đến

Giữa sóng, cát không ngờ

Gặp màu hoa muống biển.

 

Những Đá Thị, Len Đao

Song Tử Tây sóng vỗ

Những Sơn Ca, Sinh Tồn

Hoa bàng vuông đợi nở.

 

Những nhà giàn giữ đảo

Neo cả nhịp tim người

Muốn gửi vào muôn gió

Xin từng ngày sóng nguôi.

 

Bão giăng giăng mặt biển

Đảo oằn mình khát mưa

Đoá san hô kiêu hãnh

Vẫn nở hoa bốn mùa.

Câu 3 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:

Quê hương

Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông.

(Theo Đặng Chương Ngạn)

Trả lời:

Mùa xuântrở vềNước biểnấm hẳn lênNhững con sóngkhông còn

                 CN             VN        CN              VN                  CN               VN           

ầm ào nữaĐại dươngkhe khẽ hát những lời ca êm đềmĐàn cá hồi/ bỗng

                       CN                                   VN                           CN                                            

ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương...“Nơi chôn rau cắt rốn” của      

VN                                                               CN                                             

chúnglà thượng nguồn của dòng sông.

VN

Câu 4 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:

a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.

(Lê Phương Liên)

b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa.

(Theo Vích-to Huy-gô)

Trả lời:

a. Trạng ngữ: Mùa đông, Khi đi chợ, Mỗi khi ăn cơm.

b. Trạng ngữ: Một giờ sau cơn dông, Mùa hè, Quanh các luống kim hương.

Câu 5 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

Trả lời:

Hải Thượng Lãn Ônglà một bậc danh y của Việt NamNhờ một lần bị ốm

              CN                                       VN                                          TN

nặng và được một thầy thuốc giỏi chữa khỏi/, ôngđã quyết học nghề yÔng/

                                                     CN              VN                  CN

vừa làm thuốc, chữa bệnh, vừa dành nhiều công sức nghiên cứu, viết sách, để lại cho đời nhiều tác phẩm lớn, có giá trị về y học, văn hoá và lịch sử.

                                                             VN                                    

Tiết 3, 4 (trang 71, 72, 73)

Câu 1 trang 71 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc thuộc lòng đoạn thơ khoảng 80 chữ trong một bài thơ đã học dưới đây và trả lời câu hỏi.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Sáng tháng Năm:

Những câu thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhà thơ khi được gặp Bác Hồ là:

- Vui sao một sáng tháng Năm

- Bàn tay con nắm tay cha

Bàn tay Bác ấm vào da vào lòng.

Bác ngồi đó, lớn mênh mông

Trời xanh biển rộng ruộng đồng nước non....

Câu 2 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bài dưới đây và trả lời câu hỏi.

Trứng bọ ngựa nở

Cành chanh bên cửa sổ đung đưa, xanh mát sau cơn mưa. Mấy quả chanh non mới đậu nom đáng yêu lạ. Bỗng một sự việc xảy ra khiến tôi phải đặc biệt chú ý: trứng bọ ngựa nở.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Tôi đến tận gốc chanh chăm chú theo dõi. Từng đợt, từng đợt, bảy tám con một lúc, những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lỗ lách khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ, cố trườn ra, thoát được cái đầu, cái mình... rồi nhẹ nhàng tọt khỏi ổ trứng, treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh bay bay theo chiều gió. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy. Các chú càng cựa quậy thì sợi tơ càng dài ra, từ từ thả các chú xuống phía dưới.

Chú bọ ngựa con đầu đàn “nhảy dù” trúng một quả chanh non. Chú đứng hiện ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, võ sĩ, ngước nhìn từng loạt, từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ” xuống hết sức chính xác và mau lẹ. Đàn bọ ngựa mới nở chạy chanh, mỗi con mỗi ngả bắt đầu một mình lắc lư theo kiểu tíu tít, lập tức dàn quân ra khắp cây chanh mỗi con mỗi ngả bắt đầu một cuộc sống dũng cảm, tự lập.

(Theo Vũ Tú Nam)

a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc gì?

b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc dưới đây?

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

c. Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

a. Đoạn mở đầu giới thiệu sự việc trứng bọ ngựa nở.

b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả:

- Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ: Những chú bọ ngựa bé tí ti như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lỗ.

- Khi vừa ra khỏi ổ trứng: Treo lơ lửng trên một sợi tơ rất mảnh. Mới ra khỏi ổ trứng, các chú nằm đờ một lát, rồi ngọ ngoạy.

- Lúc " đổ bộ" xuống những quả chanh, cành chanh: Đứng hiện ngang trên quả chanh tròn xinh, giương giương đôi tay kiếm nhỏ xíu, võ sĩ, ngước nhìn từng loạt đàn em mình đang “đổ bộ”. Đàn bọ ngựa mới nở chạy chanh, lắc lư theo kiểu tíu tít.

c. Em thích hình ảnh các chú bọ ngựa lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ vì hình ảnh đó miêu tả các chú bọ ngựa bé ti tí như con muỗi, màu xanh cốm, ló cái đầu tinh nghịch có đôi mắt thô lố, thể hiện sự ngây ngô, đáng yêu của các chú bọ ngưa.

Câu 3 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm câu chủ đề trong mỗi đoạn văn dưới đây:

a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

(Nguyễn Thái Vận)

b. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng... Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.

(Theo Trúc Mai)

c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi. Những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời. Mẹ gà mừng rỡ “tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.

(Theo Vũ Tú Nam)

Trả lời:

a. Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.

b. Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt.

c. Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.

Câu 4 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Họ hàng nhà kiến lúc nào cũng chăm chỉ, hiền lành. Trời chuẩn bị mưa to nhưng đàn kiến vẫn hành quân thành một hàng đen kịt tha mồi về tổ. Lần theo dấu vết của đàn kiến mới thấy chúng đi kiếm ăn rất xa tổ, chúng kiếm ăn ở trên cây hồng xiêm mà tổ lại ở trên vách nhà, quãng đường đi phải đến chục mét, quá xa xôi với thân hình nhỏ bé ti ti của chúng. Thế mà đàn kiến vẫn nối đuôi nhau thành hàng đi sát vào mép tường sân. Trông chúng nhỏ bé, hiền lành nhưng lại rất kiên cường. Nếu một tên kiến bị trêu chọc thì những con xung quanh liền cùng nhau giơ càng lên phản ứng tự vệ.

Tiết 5 (trang 74)

Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối.

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Theo em, các bạn nhỏ hiểu được tầm quan trọng của mẹ và những vất vả mà mẹ phải làm hàng ngày.

Câu 2 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hai dòng thơ “Mẹ về như nắng / Sáng ấm cả gian nhà.” gợi ra những cảm nhận khác nhau. Em thích cách cảm nhận nào dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Em thích cách cảm nhận: Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như bừng sáng sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.

Câu 3 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết 5 – 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Trả lời:

Bà ngoại là người mà em rất yêu quý. Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe. Những câu chuyện của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn em từ thuở còn thơ bé. Em rất yêu mến và kính trọng bà. Mỗi lần sang nhà bà, em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.

Tiết 6, 7 (trang 75, 76, 77, 78)

A. ĐỌC

Nội dung chính Con rắn vuông:

Văn bản đề cập đến câu chuyện người chồng có tính khoác lác nên đã nói với vợ rằng mình nhìn thấy một con rắn bề ngang bốn mươi thước, còn bề dài hơn trăm thước. Người vợ đã bóc trần lời nói dối khiến người chồng tự nhận ra cái vô lí của mình. Câu chuyện muốn phê phán tính khoác lác, bốc phét quá đà.

I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Con rắn vuông 

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Anh chàng nọ tính khoác lác đã quen. Bữa kia đi chơi về bảo vợ:

– Này mình ạ! Hôm nay tôi đi vào rừng trông thấy một con rắn, chao ôi, to đến là to, dài đến là dài. Bề ngang thì chắc chắn là bốn mươi thước rồi, còn bề dài thì dễ đến hơn trăm thước.

Vợ không tin nhưng tính trêu chồng một mẻ:

– Tôi nghe người ta nói có rắn dài đã nhiều. Nhưng làm gì có giống rắn dài như mình nói thế. Tôi nhất định không tin.

Chồng làm như thật:

– Thật quả có rắn như thế! Dài hơn một trăm thước thì chẳng đến, nhưng tám mươi thì nhất định.

Vợ lắc đầu:

– Cũng chẳng đến!

Chồng cương quyết:

– Tôi chắc chắn là nó dài sáu mươi thước chứ không ngoa.

Vợ vẫn khăng khăng:

– Vẫn không dài đến mức ấy đâu!

Chồng rút lui một lần nữa:

– Lần này tôi nói thật nhé! Con rắn dài đến bốn mươi thước, không kém một phân.

Vợ bò lăn ra cười:

– Con rắn mình thấy, bề ngang đã chắc chắn là bốn mươi thước, bề dài cũng lại bốn mươi thước không kém một phân, thì chẳng hoá ra là con rắn vuông à?

(Theo Truyện cười dân gian Việt Nam)

Từ ngữ

Thước: đơn vị đo độ dài cũ (khoảng nửa mét).

Câu 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em có suy nghĩ gì khi đọc tên câu chuyện?

Trả lời:

Em cảm thấy lạ và tò mò sau khi đọc tên câu chuyện. Vì trên thực tế, không có con rắn nào hình vuông cả.

Câu 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chi tiết nào trong câu chuyện gây cười?

Trả lời:

Chi tiết gây cười là chi tiết người vợ bóc trần lời nói dối khiến người chồng tự nhận ra cái vô lí của mình ở câu cuối.

Câu 3 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Câu chuyện muốn phê phán tính xấu nào?

Trả lời:

Câu chuyện muốn phê phán tính khoác lác, bốc phét quá đà.

II. Đọc – hiểu

Người nông dân và con chim ưng

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng núi nọ, có một bác nông dân hiền lành, tốt bụng, được mọi người yêu quý. Một ngày kia, trong lúc đi làm nương, bác trông thấy một con chim ưng bị thương nặng, nằm bẹp ở bìa rừng. Bác đỡ nó lên và vỗ về nó:

– Tao không muốn các con mày phải chịu khổ đâu, hãy mau lành để trở về với trời xanh đi!

Bác nông dân mang con chim ưng bị thương về nhà, tận tình chăm sóc, chữa chạy vết thương cho nó. Chẳng bao lâu, chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân thả cho chim trở về với bầu trời bao la.

Một hôm, sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào một bức tường để nghỉ cho lại sức, rồi thiếp đi lúc nào không hay. Bỗng một con chim ưng từ đâu bay tới, quắp chiếc mũ của bác bay đi. Bác nông dân giật mình tỉnh giấc, đuổi theo chim để lấy lại mũ. Bác phát hiện ra đó chính là chú chim ưng mà mình đã cứu ngày nào. Vừa đuổi theo chim, bác vừa hét to:

– Này chim ưng, ta đã cứu mày, sao mày lại trêu chọc ta?

Bác chạy đuổi theo chim ưng một đoạn cách khá xa bức tường rào, nó mới chịu buông trả chiếc mũ cho bác. Bác nông dân cúi nhặt chiếc mũ của mình thì cũng là lúc bức tường lúc nãy bác vừa tựa lưng đổ ập xuống, đè nát tất cả các thứ ở bên dưới.

(Theo Ngụ ngôn Ê-đốp)

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Con chim ưng bị thương nằm ở đâu?

Trả lời:

Con chim ưng bị thương nằm ở bìa rừng.

Câu 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bác nông dân đã giúp chim ưng mau lành vết thương bằng cách nào?

Trả lời:

Bác nông dân đã giúp chim ưng mau lành vết thương bằng cách mang con chim ưng bị thương về nhà, tận tình chăm sóc, chữa chạy vết thương cho nó.

Câu 3 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Khi chim ưng khoẻ trở lại, bác nông dân đã làm gì? Việc làm đó cho thấy bác là người thế nào?

Trả lời:

- Khi chim ưng khỏe trở lại, bác nông dân đã thả cho chim trở về với bầu trời bao la.

- Việc làm đó cho thấy bác là người rất nhân hậu.

Câu 4 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cho biết mỗi ý dưới đây đúng (Đ) hay sai (S).

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

a. Sau khi được bác nông dân chữa lành vết thương, chim ưng trở về với bầu trời bao la.

Đ

b. Chim ưng không quay trở lại gặp người đã cứu mình.

S

c. Thỉnh thoảng chim ưng về thăm ngôi nhà của bác nông dân.

S

d. Một hôm, thấy bác nông dân tựa lưng vào bức tường rào để nghỉ, chim ưng liền quắp mũ của bác để bác đuổi theo mình.

Đ

e. Nhờ chạy đuổi theo chim để lấy lại chiếc mũ, bác nông dân đã thoát khỏi tai nạn khi bức tường đổ sập.

Đ

 

Câu 5 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Chim ưng rất thông minh.

B. Chim ưng là bạn của người.

C. Ở hiền thì gặp lành.

D. Bác nông dân rất yêu quý các loài vật.

Trả lời:

C. Ở hiền thì gặp lành.

Câu 6 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xác định các trạng ngữ của câu sau và cho biết các trạng ngữ đó bổ sung thông tin gì cho câu.

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Trạng ngữ: Một ngày kia => trạng ngữ bổ sung thông tin về thời gian.

Câu 7 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích hoặc nguyên nhân.

Trả lời:

Nhờ tấm lòng nhân hậu của mình, bác nông dân đã thoát được một kiếp nạn.

=> Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

Câu 8 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết tiếp để tạo thành câu có vị ngữ nêu đặc điểm của đối tượng được nói ở chủ ngữ.

Phần 2: Đánh giá giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Trong câu chuyện, người nông dân là một người rất nhân hậu.

B. VIẾT

Câu 1 trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe trong một chủ điểm đã học.

Đề 2: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện “Người nông dân và con chim ưng”.

Đề 3: Viết bài văn kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm (Thánh Gióng, An Dương Vương,...).

Trả lời:

Chọn đề 1

Trong cuộc sống của chúng ta không thể nào thiếu được lòng tốt, tình yêu thương bởi nó là thứ tình cảm gắn kết con người gần nhau hơn. Và một trong những câu chuyện đã truyền cảm hứng về tình người cho em đó là câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” của tác giả Nguyễn Luân. Câu chuyện đã cho chúng ta một bài học tình người vô cùng quý giá.

Ngay từ lần đầu tiên đọc câu chuyện, em đã rất ấn tượng. Bởi câu chuyện đã đề cập bài học sâu sắc về tình người, giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Không chỉ vậy, câu chuyện còn có một chi tiết cảm động đối với em. Đó là chi tiết mặc dù trời nhá nhem tối, khu rừng âm u nhưng cậu bé vẫn vượt qua nỗi sợ hãi để băng qua rừng thật nhanh vì người bị nạn. “Trời bắt đầu nhá nhem tối. Khu rừng âm u. Tiếng mấy con chim kêu “túc... túc...” không ngớt. Tôi chạy nhanh hơn. Gió thổi vù vù bên tai, bàn chân đau nhói vì giẫm lên đá răng mèo. “Phải cố lên! Người bị nạn nguy mất...”.” Chính nhờ sự dũng cảm, gan dạ và lòng tốt của cậu bé mà người bị nạn đã nhanh chóng được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp.

Câu chuyện “Tờ báo tường của tôi” đã truyền không chỉ cho em mà cho tất cả mọi người bài học về lòng tốt. Em hứa sẽ giống như cậu bé trong câu chuyện, sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc khó khăn..

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Cây đa quê hương

Bài 18: Bước mùa xuân

Bài 19: Đi hội chùa Hương

Bài 20: Chiều ngoại ô

Bài 21: Những cánh buồm

1 2981 lượt xem