Ôn tập và đánh giá cuối năm học (trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Ôn tập và đánh giá cuối năm học trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Ôn tập và đánh giá cuối năm học.

1 1,321 12/10/2023


Ôn tập và đánh giá cuối năm học – Tiếng Việt lớp 4

Tiết 1, 2 (trang 134, 135, 136)

Câu 1 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?

b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết tên các chủ điểm trong sách Tiếng Việt 4.

b. Theo em, cần ghi những vào cánh buồm số 6, 7, 8 là:

6. Uống nước nhớ nguồn

7. Quê hương trong tôi

8. Vì một thế giới bình yên

c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa: A. Hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những biểu biết lớn lao.

Câu 2 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Tìm nội dung tương ứng với tên bài đọc.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 3 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

Trả lời:

Em đọc lại một bài em yêu thích (hoặc đọc thuộc lòng một bài thơ).

Ví dụ: Quả ngọt cuối mùa, ngày hội,...

Câu 4 trang 135 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Vòng 1:

+ Cây bàng trước ngõ đang nảy những chồi non.

+ Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời.

+ Đàn bướm vàng lượn bên những bông hoa.

- Vòng 2:

+ Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.

+ Những chuyện ông viết là những truyện xoay quanh cuộc sống đời thường mang một ý nghĩa nhất định.

+ Truyện mà tớ thích đọc nhất là "Dế mèn phiêu lưu kí".

- Vòng 3:

+ Cây phượng thường nở hoa vào mùa hè.

+ Hoa phượng có màu đỏ rực rỡ, dập dờn như cánh bướm.

+ Tôi hay nhặt những cánh hoa, ép vào trang sổ.

Câu 5 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Giải ô chữ: Tiếng Việt lí thú

a. Tìm ô chữ hàng ngang

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

b. Tìm ô chữ hàng dọc màu xanh.

Trả lời:

a.

1. đen

2. chấm

3. phẩy

4. riêng

5. chung

6. chủ ngữ

7. nhân hóa

8. già

9. buồn

10. chìm

11. trạng ngữ

12. tính từ

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

b. Ô chữ hàng dọc màu xanh: Em yêu hòa bình.

Tiết 3, 4 (trang 136, 137, 138)

Câu 1 trang 136 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Nghe – viết.

Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 07 tháng 9 năm 1920, tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng: “Dế Mèn phiêu lưu kí”,“Truyện Tây Bắc”,... Ông đã được nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật.

Trả lời:

Em nghe viết.

Chú ý: viết đúng chính tả.

Câu 2 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Tìm công dụng của mỗi dấu câu.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Dấu gạch ngang: Đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý cần liệt kê.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu tên một tác phẩm, tài liệu.

- Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích.

- Dấu hai chấm: Báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

Câu 3 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Chọn dấu ngoặc kép, dấu hai chấm hoặc dấu gạch ngang thay cho bông hoa trong đoạn văn dưới đây:

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Trong cuốn sách "Những bức thư giải nhất Việt Nam", có nhiều bức thư xúc động về những chủ đề khác nhau như:

- Thư gửi cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.

- Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất.

- Thư gửi cho một bạn nhỏ không có nhà.

Câu 4 trang 137 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Thêm trạng ngữ để bổ sung thông tin về thời gian, địa điểm hoặc mục đích, nguyên nhân,... cho các câu dưới đây:

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Tối qua, chúng tôi đi xem phim "Vua sư tử".

- Trước hiên nhà, Mèo con đang nằm sưởi nắng.

- Chiều chiều, Nam nghe thấy tiếng chim hót ríu ran.

Câu 5 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Dựa vào bài thơ dưới đây, viết 3 – 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hoá.

GIỌT SƯƠNG

Giọt sương đêm long lanh

Nằm nghiêng trên phiến lá

Lắng tai nghe tiếng đêm

Của làng quê êm ả.

 

Sương nghe lời chị gió

Thì thào trong vườn trăng

Sương nghe tiếng mầm xanh

Gọi nhau trong lòng đất.

Trăng chuyện trò thân mật

Với những vì sao đêm

Sương ghi trên lá mềm

Biết bao lời thương mến.

 

Rồi bình minh chợt đến

Sương tan theo ánh trời

Hoà mình vào trong đất

Gọi sự sống muôn nơi.

(Phạm Thị Út Tươi)

Trả lời:

Giọt sương trong bài thơ trên thật đẹp. Vào buổi đêm, giọt sương nằm trên phiến lá lắng nghe tiếng đêm, nghe lời chị gió và nghe trăng trò chuyện với vì sao. Vào buổi sáng, giọt sương lại tan đi mất để gọi sự sống muôn nơi.

Tiết 5 (trang 138)

Câu 1 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Trao đổi với bạn về loài cây em yêu thích.

Trả lời:

a. Cảm xúc về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây...

- Cây đơm hoa vào tháng... và hoa đẹp như...

- Những trái cây lúc nhỏ... lúc lớn... và khi chín... gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

b. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: Kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó...)

Câu 2 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em.

Phần 1: Ôn tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Phía sau nhà bà em có một cái giếng nhỏ. Vào mùa hè, giếng lúc nào cũng mát rười rượi, nhờ giàn hoa giấy được ông trồng ở ngay phía trên.

Giàn hoa giấy ấy, được tạo nên từ hai cây hoa giấy trồng ở hai bên giếng. Với tuổi tác cao, gốc cây rất to và cứng cáp. Em áng chừng, gốc và thân ở dưới cũng phải bằng bắp tay của em cơ. Lớp vỏ thân cây có màu nâu sẫm, nhưng láng chứ không hề gồ ghề, nhăn nheo như các cây cổ thụ nhiều tuổi. Từ cách mặt đất chừng một mét, cây bắt đầu đẻ ra các cành đơn. Các cành ấy ngay từ khi mới mọc đã được ông em khéo léo lồng ghép, uốn vào chân của giàn tre phía trên cho bò lên đấy. Nên theo thời gian, nó cứ bò lên trên mái, rồi đẻ ra vô số nhánh con. Nhánh con lại đẻ ra nhánh cháu, nhánh cháu đẻ ra nhánh chắt. Cứ thế, giàn tre biến thành giàn hoa giấy với cơ man là cành hoa chồng chéo lên nhau. Chúng dày đến mức dù là những ngày nắng gay gắt nhất của mùa hạ, nắng cũng không có cách nào xuyên qua được.

Trên các cành nhánh hoa giấy cũng có nhiều gai nhọn. Gai hoa giấy nhỏ và thưa thớt, rồi cũng không cứng được như hoa hồng. Nhưng cũng đủ để bảo vệ giàn hoa khỏi các loài động vật tò mò. Lá hoa giấy có dáng như lá trầu nhưng nhỏ hơn nhiều, chỉ bằng cái muỗng con con. Bề mặt lá láng bóng và hơi khum khum vào. Tuy nhỏ nhưng lá mọc dày và nhiều cành nhỏ, nên giafn hoa giấy vẫn rất là xanh mượt. Đẹp nhất giàn thì đương nhiên là hoa giấy. Hoa giấy nở thành từng chùm. Chùm nhỏ độ ba đến năm bông, chùm lớn có khi cả mười bông. Hoa giấy nhỏ như cái chén trà, gồm ba cánh mỏng như là giấy chụm lại với nhau, che chở mấy cái nhị hoa bé xíu. Hình dáng như cái đèn lồng với ba ngọn nến bên trong. Hoa giấy nhà bà có màu cam rực rỡ, ngó dưới ánh nắng cứ như là màu đỏ. Hoa gần như nở quanh năm, kể cả mùa đông. Nên cả giàn cây lúc nào cũng sáng rực rỡ. Khiến ai nhìn thấy cũng phải xuýt xoa khen ngợi.

Mỗi lần sang nhà bà chơi, em luôn thích thú ra sau nhà, ngồi dưới bóng mát cây hoa giấy để đọc sách, ngắm hoa. Đây chính là địa điểm du lịch hấp dẫn mà dù đến chơi bao nhiêu lần em vẫn chẳng hề thấy chán.

Câu 3 trang 138 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Trao đổi bài làm với bạn để góp ý và cùng chỉnh sửa.

Trả lời:

Em trao đổi bài làm với bạn để góp ý và cùng chỉnh sửa.

Tiết 6, 7 (trang 139, 140, 141)

A. Đọc

Nội dung chính Chiều thu quê em:

Văn bản miêu tả khung cảnh chiều thu quê em với những hình ảnh đẹp đẽ mà rất đỗi thân thương, gần gũi. Đứng trước không gian nên thơ đó, bạn nhỏ đã phác họa lại chiều thu quê hương.

I. Đọc thành tiếng và thực hiện yêu cầu.

CHIỀU THU QUÊ EM

Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ

Chuồn kim khâu lá trong vườn

Hoa chuối rơi như tàn lửa

Đất trời được ướp bằng hương.

 

Con chim giấu chiều trong cánh

Để rơi tiếng hót khi nào

Hoàng hôn say về chạng vạng

Lục bình líu ríu cầu ao.

 

Dòng sông mát lành tuổi nhỏ

Nước tung toé ướt tiếng cười

Con bò mải mê gặm cỏ

Cánh diều ca hát rong chơi.

 

Lúa bá vai nhau chạy miết

Dừa cầm gió lọt kẽ tay

Mây trốn đâu rồi chẳng biết

Chiều lo đến tím mặt mày!

Không gian lặn vào ngòi bút

Bé ngồi phác hoạ mùa thu

Quê hương hiện lên đậm nét

Buổi chiều rung động tâm tư.

(Trương Nam Hương)

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Kể tên 5 sự vật được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

5 sự vật được miêu tả trong bài thơ là: Chuồn kim, hoa chuối, dòng sông, con bò, mây....

Câu 2 trang 139 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Tìm trong bài 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Trả lời:

 2 câu thơ có sử dụng biện pháp nhân hóa là:

- Con chim giấu chiều trong cánh

- Cánh diều ca hát rong chơi

II. Đọc – hiểu

HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

Ngày 20 tháng 9 năm 1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiếc thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Ma-tan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về Châu Âu. Ngày 08 tháng 9 năm 1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

(Theo Trần Diệu Tấn và Đỗ Thái)

Từ ngữ

Ma-tan: một đảo thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay.

Sứ mạng: nhiệm vụ cao cả.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu

Câu 1 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Ngày 20 tháng 9 năm 1519 có sự kiện gì đặc biệt?

Trả lời:

Ngày 20 tháng 9 năm 1519 là ngày Ma-gien-lăng chỉ huy hạm đội đi khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Câu 2 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là gì? Tìm câu trả lời đúng.

A. Đại Tây Dương

B. Thái Bình Dương

C. Ấn Độ Dương

D. Bắc Băng Dương

Trả lời:

B. Thái Bình Dương.

Câu 3 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Vì sao Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới như vậy? Tìm câu trả lời đúng.

A. Vì ông thấy nơi này rộng mênh mông.

B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình.

C. Vì ông thấy nơi này rất thơ mộng.

D. Vì ông thấy nơi này bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ.

Trả lời:

B. Vì ông thấy nơi này rất yên bình.

Câu 4 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là gì?

Trả lời:

Những khó khăn mà đoàn thám hiểm gặp phải là :

- Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch.

- Đi mãi chẳng thấy bờ.

- Trận giao tranh với dân đảo Ma-tan.

Câu 5 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình như thế nào?

Phần 2: Đánh giá cuối năm học Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình :

Châu Âu => Đại Tây Dương => Nam Mỹ => Thái Bình Dương => Ma-tan => Ấn Độ Dương => Tây Ban Nha

Câu 6 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là gì?

Trả lời:

Những kết quả mà đoàn thám hiểm đã đạt được là :

- Hoàn thành sứ mạng.

- Khẳng định Trái Đất hình cầu.

- Phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Câu 7 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Trong bài đọc có bao nhiêu danh từ riêng? Đó là những danh từ nào?

Trả lời:

Trong bài viết có 10 danh từ riêng. Đó là những danh từ: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ma-tan, Ấn Độ Dương, Châu Âu, Tây Ban Nha, Trái Đất.

Câu 8 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Xác định chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ của câu sau:

Khi tới gần mỏm cực nam, đoàn thám hiểm phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông.

Trả lời:

Khi tới gần mỏm cực nam/, đoàn thám hiểmphát hiện một eo biển dẫn

               TN                              CN                                       VN                    tới một đại dương mênh mông.

Câu 9 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Đặt một câu nói về Ma-gien-lăng, trong câu có thành phần trạng ngữ.

Trả lời:

Trong câu chuyện, Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm nhằm mục đích khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Trạng ngữ: Trong câu chuyện

B. VIẾT

Câu 1 trang 141 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2Chọn 1 trong 2 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường hoặc trên đường đi học.

Đề 2: Hãy tưởng tượng em tham gia đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng và vừa trở về đất liền, có nhiều người ra đón em. Kể lại cuộc gặp gỡ đó.

Trả lời:

Đề 1:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra vườn trường: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa vườn trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

Đề 2:

Vậy là tôi - một thành viên trong đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng đã trở về đất liền sau hành trình kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn, với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường.

Khoảng thời gian lênh đênh trên biển ấy như một kí ức không thể nào quên trong tôi. Tôi nhớ mùi đất liền, nhớ gia đình, nhớ bạn bè rất nhiều. Giờ đây nhìn thấy bố mẹ đứng trên bến tàu, lòng tôi xúc động biết bao. Bố mẹ ôm chầm lấy tôi òa khóc nức nở như một đứa trẻ. Họ khóc vì gặp lại được người con trai tưởng như đã bỏ mạng nơi xứ người và thầm cảm ơn thượng đế đã không lấy tôi đi. Bấy giờ, tôi mới nhìn kĩ khuôn mặt mẹ. Tóc mẹ đã lớm chớm sương mai, khuôn mặt dường như đã lâu rồi không thể cười vui vẻ. Bố tôi im lặng, vỗ vai tôi như an ủi. Tôi cảm thấy vừa vui vì được gặp lại bố mẹ, vừa tự trách vì đã khiến bố mẹ ngày đêm nhớ mong tôi. Không chỉ bố mẹ tôi, cả bạn bè tôi cũng đến. Mới hơn 2 năm không gặp, mọi người đã già đi không ít. Nhìn xung quanh, tôi thấy các gia đình ai cũng vui mừng khôn xiết, những giọt nước mắt của niềm vui và sự hạnh phúc.

Thật may mắn là tôi còn sống sót qua cuộc thám hiểm đó. Thật may mắn vì tôi vẫn còn được gặp lại gia đình, bạn bè.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 26: Ngôi nhà của yêu thương

Bài 27: Băng tan

Bài 28: Chuyến du lịch thú vị

Bài 29: Lễ hội ở Nhật Bản

Ôn tập và đánh giá cuối năm học

1 1,321 12/10/2023