Bài 22: Cái cầu (trang 102, 103, 104, 105) Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 22: Cái cầu trang 102, 103, 104, 105 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 22.

1 654 12/10/2023


Bài 22: Cái cầu – Tiếng Việt lớp 4

Đọc: Cái cầu trang 102, 103

Nội dung chính Cái cầu:

Văn bản đề cập đến bạn nhỏ được cha gửi bức ảnh và kể về cây cầu mà cha vừa bắc xong. Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng rất thú vị, đặc biệt là cây cầu nhà bà ngoại. Nhưng cậu yêu nhất vẫn là cây cầu của cha.

* Khởi động

Câu hỏi trang 102 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi cùng bạn: Kể về một cái cầu mà em biết.

Trả lời:

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên nằm bắc ngang qua sông Hồng, nối hai quận Long Biên và Hoàn Kiếm của thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, cầu Long Biên còn được xem là một chứng tích lịch sử quan trọng đã chứng kiến những thăng trầm của Hà Nội qua cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Cầu Long Biên được xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 và đến nay cầu đã nhuốm màu của thời gian dù đã được tu sửa nhiều lần. Vì vậy, sau quần thể Tháp Bút – đền Ngọc Sơn cùng chùa Một Cột, cầu Long Biên là một trong những biểu tượng đặc trưng và độc đáo nhất về lịch sử, văn hóa Hà Nội do con người tạo ra.

* Đọc văn bản

Cái cầu

(Trích)

Bài 22: Cái cầu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Cha gửi cho con chiếc ảnh cái cầu

Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu

Xe lửa sắp qua, thư cha nói thế

Con cho mẹ xem, cho xem hơi lâu.

 

Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!

Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió

Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

Yêu cái cầu tre lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại

Dưới cầu, thuyền chở đá, chở vôi

Thuyền buồm đi ngược, thuyền thoi đi xuôi.

 

Yêu hơn cả cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi cái cầu của cha.

(Phạm Tiến Duật)

Từ ngữ

Chum: đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra, dùng để đựng nước hoặc các loại hạt.

Ngòi: đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ.

Thuyền thoi: thuyền nhỏ và dài, hai đầu nhọn, có hình giống cái thoi dệt vải.

Cầu Hàm Rồng: cầu bắc qua sông Mã ở thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

* Trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bạn nhỏ được cha kể những gì về cây cầu vừa bắc xong?

Trả lời:

Bạn nhỏ được cha kể về cây cầu vừa bắc xong: Cha vừa bắc xong qua dòng sông sâu, xe lửa sắp qua.

Câu 2 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị?

Trả lời:

Khi xem ảnh chiếc cầu cha gửi, bạn nhỏ có những liên tưởng gì thú vị:

- Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ

- Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió

- Con kiến sang ngòi bắc cầu lá tre.

- Cái cầu tre lối sang bà ngoại

- Cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Câu 3 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em có cảm nhận gì về quê hương của bạn nhỏ?

Trả lời:

Qua hình ảnh cái cầu tre sang nhà bà ngoại, em cảm nhận quê hương của bạn nhỏ là vùng sông nước và có thuyền buồm tấp nập qua lại.

Câu 4 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bạn nhỏ yêu nhất cây cầu nào? Vì sao?

Trả lời:

Bạn nhỏ yêu nhất là cây cầu trong bức ảnh của cha, là "cái cầu của cha”. Vì đối với bạn nhỏ thì đó là cây cầu của cha, do chính cha bắc cho xe lửa chạy qua sông sâu. Điều đó khiến cây cầu vốn xa lạ trở nên gần gũi và thân thương.

Câu 5 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nêu nhận xét của em về bạn nhỏ trong bài thơ.

Trả lời:

Bạn nhỏ trong bài thơ là người rất yêu thương cha mẹ, trân quý những điều cha làm ra. Vì thế cậu yêu cái cầu cha vừa bắc qua sông sâu nhất và thân mật gọi là cái cầu của cha. Ngoài ra cậu còn là người rất giàu trí tưởng tượng. Nhìn chiếc cầu của cha, cậu liên tưởng được biết bao nhiêu cái cầu thú vị.

* Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những hình ảnh so sánh trong bài thơ. Theo em, cách so sánh đó có gì thú vị?

Trả lời:

- Những hình ảnh so sánh trong bài thơ:

Yêu cái cầu treo lối sang bà ngoại

Như võng trên sông ru người qua lại

=> Điều thú vị: Cách so sánh này làm nổi bật sự chông chênh của câu cầu, khiến câu cầu treo lối sang bà ngoại trở nên sinh động, gần gũi. Ngoài ra còn giúp câu văn trở nên bay bổng.

Câu 2 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài thơ có những sự vật nào được nhân hoá? Chúng được nhân hoá bằng cách nào?Bài 22: Cái cầu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Bài thơ có con sáo và con kiến, con nhện được nhân hóa.

Chúng được nhân hóa bằng cách tả chúng giống như con người biết bắc cầu.

Câu 3 trang 103 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em thích hình ảnh so sánh hay nhân hoá nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Em thích câu "Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ". Vì đó là câu thơ có hình ảnh rất sáng tạo, đầy ngộ nghĩnh của tác giả khiến con nhện cũng như con người, biết làm việc, biết bắc cầu. Qua đó giúp câu thơ trở nên sinh động, gần gũi.

Viết: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối trang 104, 105

Chọn 1 trong 3 đề dưới đây:

Đề 1: Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.

Đề 2:Viết bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè.

Đề 3: Viết bài văn miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo.

Câu 1 trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuẩn bị.

- Lựa chọn cây để miêu tả.

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây (tả từng bộ phận của cây hay tả đặc điểm của cây theo từng thời kì phát triển).

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

Bài 22: Cái cầu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Câu 2 trang 104 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Lập dàn ý.

Gợi ý:

Bài 22: Cái cầu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

- Thân bài:

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học.

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể.

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn.

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

Câu 3 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

- Về bố cục (mở bài, thân bài, kết bài).

- Về trình tự miêu tả.

- Về việc lựa chọn những đặc điểm của cây để miêu tả.

Trả lời:

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài.

Nói và nghe: Kể chuyện: Về quê ngoại trang 105

Câu 1 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe kể chuyện.

Trả lời:

Em lắng nghe kể chuyện.

Câu 2 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Kể lại câu chuyện theo tranh.

Bài 22: Cái cầu Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

- Tranh 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.

- Tranh 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.

- Tranh 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.

- Tranh 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.

- Tranh 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.

Câu 3 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào nội dung câu chuyện, đặt tên cho từng tranh ở trên.

Trả lời:

- Tranh 1: Về quê

- Tranh 2: Ôm bà.

- Tranh 3: Chiều bờ biển

- Tranh 4: Chuyến du ngoạn trên thuyền

- Tranh 5: Lưu luyến

* Vận dụng

Câu 1 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe.

Trả lời:

Em kể tóm tắt câu chuyện “Về quê ngoại” cho người thân nghe dựa vào các sự việc trong tranh.

- Sự việc 1: Vào kì nghỉ hè, Bình được mẹ cho về quê chơi.

- Sự việc 2: Khi về quê, Bình nhào vào lòng bà nội.

- Sự việc 3: Bình được bà dẫn ra biển bắt cá cùng chị.

- Sự việc 4: Cậu cho Bình lên thuyền chơi.

- Sự việc 5: Kì nghỉ hè đã hết thúc, Bình tạm biệt bà và chị để cùng mẹ về thành phố.

Câu 2 trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đọc một bài thơ hoặc bài ca dao về quê hương, đất nước.

Trả lời:

Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

......

Bài 2:

Bài thơ: Quê hương – Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

 

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

 

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Tiếng ếch râm ran bờ ruộng

Con nằm nghe giữa mưa đêm

 

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

 

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 23: Đường đi Sa Pa

Bài 24: Quê ngoại

Bài 25: Khu bảo tồn động vật hoang dã Ngô-rông-gô-rô

Bài 26: Ngôi nhà của yêu thương

Bài 27: Băng tan

1 654 12/10/2023