Lý thuyết Vectơ trong không gian– Toán lớp 12 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 12 Bài 6: Vectơ trong không gian chi tiết, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 12.

1 25 lượt xem


Lý thuyết Toán 12 Bài 6: Vectơ trong không gian- Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Vectơ trong không gian

1. Vectơ trong không gian

Vectơ trong không gian

- Vectơ trong không gian là một đoạn thẳng có hướng.

- Độ dài của vectơ trong không gian là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó.

Chú ý: Tương tự như vectơ trong mặt phẳng, đối với vectơ trong không gian ta cũng có các kí hiệu và khái niệm sau:

- Vectơ có điểm đầu là A và điểm cuối là B được kí hiệu là AB.

- Khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của vectơ thì vectơ còn được kí hiệu là a,b,x,y,…

- Độ dài của vectơ AB được kí hiệu là |AB|, độ dài của vectơ |a| được kí hiệu là |a|.

- Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của một vectơ được gọi là giá của vectơ đó (H.2.4).

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Ví dụ 1. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'. Biết AB = 1; BC = 2, AA' = 3.

a) Hãy kể tên các vectơ có điểm đầu là A và điểm cuối là một trong các đỉnh còn lại của hình hộp chữ nhật.

b) Trong các vectơ BC,BA,BB', hai vec tơ nào có giá cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD).

c) Tính độ dài các vectơ AB,BC,AA'.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

a) AB;AC;AD;AA';AB';AC';AD'.

b) Trong các vectơ BC,BA,BB', hai vec tơ BC,BAcó giá cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD).

c) |AB|=1,|BC|=2,|AA'|=3.

• Hai vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, hai vectơ bằng nhau.

- Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau.

- Nếu hai vectơ cùng phương thì chúng cùng hướng hoặc ngược hướng.

- Hai vectơ ab được gọi là bằng nhau, kí hiệu a=b, nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng.

Chú ý: Tương tự như vectơ trong mặt phẳng, ta có tính chất và các quy ước sau đối với vectơ trong không gian:

- Trong không gian, với mỗi điểm O và vectơ a cho trước, có duy nhất điểm M sao cho OM=a.

- Các vectơ có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, ví dụ như AA,BB, gọi là các vectơ- không.

- Ta quy ước vectơ - không có độ dài là 0, cùng hướng (và vì vậy cùng phương) với mọi vectơ. Do đó, các vectơ – không đều bằng nhau và được kí hiệu chung là 0.

Ví dụ 2. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Hãy kể tên các vectơ có điểm đầu và điểm cuối là các đỉnh của hình hộp và bằng vectơ AB.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì ABB'A' là hình bình hành nên AB // A'B' và AB = A'B' nên hai vectơ AB,A'B' có cùng hướng và cùng độ dài nên AB=A'B'.

Tương tự, ta có: AB=A'B'=D'C'=DC.

2. Tổng và hiệu của hai vectơ trong không gian

• Tổng của hai vectơ trong không gian

Trong không gian, cho hai vectơ ab. Lấy một điểm A bất kì và các điểm B, C sao cho AB=a;BC=b. Khi đó, vectơ ACđược gọi là tổng của hai vectơ ab, kí hiệu là a+b.

Trong không gian, phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Nhận xét: Quy tắc ba điểm và quy tắc hình bình hành trong mặt phẳng vẫn đúng trong không gian:

- Nếu A, B, C là ba điểm bất kì thì AB+BC=AC.

- Nếu ABCD là hình bình hành thì AB+AD=AC.

Ví dụ 3. Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 1, BC = 2. Tính độ dài của vectơ A'B'+BC.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì tứ giác ABB'A' là hình chữ nhật nên AB=A'B'.

Do đó A'B'+BC=AB+BC=AC.

Vì ABCD là hình chữ nhật nên AC=AB2+BC2=1+4=5.

Suy ra |A'B'+BC|=5.

Chú ý: Tương tự như phép cộng vectơ trong mặt phẳng, phép cộng vectơ trong không gian có các tính chất sau:

- Tính chất giao hoán: Nếu ab là hai vectơ bất kì thì a+b=b+a.

- Tính chất kết hợp: Nếu a,bc thì ba vectơ bất kì thì (a+b)+c=a+(b+c).

- Tính chất cộng với vectơ 0: Nếu a là một vectơ bất kì thì a+0=0+a=a.

Từ tính chất kết hợp của phép cộng vectơ trong không gian, ta có thể viết tổng của ba vectơ a,bca+b+c mà không cần sử dụng các dấu ngoặc. Tương tự đối với tổng của nhiều vectơ trong không gian.

Ví dụ 4. Cho tứ diện SABC. Chứng minh rằng: SB+AC=SC+AB.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Ta có SB+AC=SC+CB+AC=SC+(AC+CB)=SC+AB

Quy tắc hình hộp

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Khi đó, ta có AB+AD+AA'=AC'.

Ví dụ 5. Cho hình hộp ABCD.EFGH. Chứng minh AB+EH+AE=AG.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì ADHE là hình bình hành nên AD=EH.

Do đó AB+EH+AE=AB+AD+AE=AG (áp dụng quy tắc hình hộp).

Vectơ đối

Trong không gian, vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ a được gọi là vectơ đối của vectơ a, kí hiệu là a.

Chú ý:

- Hai vectơ là đối nhau nếu và chỉ nếu tổng của chúng bằng 0.

- Vectơ BA là một vectơ đối của vectơ AB.

- Vectơ 0 được coi là vectơ đối của chính nó.

Hiệu của hai vectơ trong không gian

Vectơ a+(-b) được gọi là hiệu của hai vectơ ab và kí hiệu là a-b.

Trong không gian, phép lấy hiệu của hai vectơ được gọi là phép trừ vectơ.

Nhận xét: Với ba điểm O, A, B bất kì trong không gian, ta có OB-OA=AB.

Ví dụ 6. Cho hình lăng trụ ABC.A'B'C'. Chứng minh rằng AC-AB-AA'=B'C.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì ABB'A' là hình bình hành nên AA'=BB'.

AC-AB-AA'=BC-BB'=B'C.

3. Tích của một số với một vectơ trong không gian

• Tích của một số với một vectơ trong không gian

Trong không gian, tích của một số thực k ≠ 0 với một vectơ a0 là một vectơ, kí hiệu là ka, được xác định như sau:

- Cùng hướng với vectơ a nếu k > 0; ngược hướng với vectơ a nếu k < 0.

- Có độ dài bằng |k|.|a|.

Trong không gian, phép lấy tích của một số với một vectơ được gọi là phép nhân một số với một vectơ.

Chú ý:

- Quy ước a=0 nếu k = 0 hoặc a=0.

- Nếu a=0 thì k = 0 hoặc a=0.

- Trong không gian, điều kiện cần và đủ để hai vectơ ab (b ≠ 0) cùng phương là có một số thực k sao cho .

Ví dụ 7. Cho tứ diện ABCD. Gọi H và K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC. Chứng minh rằng BC=2HK.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì H và K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, AC nên HK là đường trung bình của ∆ABC.

Do đó HK // BC và BC = 2HK.

Suy ra BCHK cùng hướng và |BC|=2|HK|. Do đó BC=2HK.

Chú ý: Tương tự như phép nhân một số với một vectơ trong mặt phẳng, phép nhân một số với một vectơ trong không gian có các tính chất sau:

- Tính chất kết hợp: Nếu h, k là hai số thực và a là một vectơ bất kì thì (ka)=(hk)a

- Tính chất phân phối: Nếu h, k là hai số thực và a,b là hai vectơ bất kì thì (h+k)a=ha+kb(a+b)=ka+kb.

- Tính chất nhân với 1 và −1: Nếu là một vectơ bất kì thì 1a=a(-1)a=-a.

Chú ý: Tương tự như trong mặt phẳng, nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì với điểm O tùy ý, ta có OA+OB+OC=3OG.

Ví dụ 8. Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' có cạnh bằng a. Gọi G là trọng tâm của tam giác AB'C. Chứng minh BD'=3BG.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Áp dụng quy tắc hình hộp ta có: BD'=BA+BC+BB'(1).

Vì G là trọng tâm của tam giác AB'C nên BA+BC+BB'=3BG(2).

Từ (1) và (2) suy ra BD'=3BG.

4. Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian.

• Góc giữa hai vectơ trong không gian

Trong không gian, cho hai vectơ a,b khác 0. Lấy một điểm O bất kì và gọi A, B là hai điểm sao cho OA=a,OB=b. Khi đó, góc AOB^ ( 0AOB^180) được gọi là góc giữa hai vectơ và , kí hiệu là (a,b).

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Chú ý:

- Để xác định góc giữa hai vectơ ABCD trong không gian ta có thể lấy điểm E sao cho AE=CD, khi đó (AB,CD)=BAE^.

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

- Quy ước góc giữa một vectơ bất kì và có thể nhận một giá trị tùy ý từ 0° đến 180°.

Ví dụ 9. Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Xác định góc tạo bởi hai vectơ BDCD'.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì A'D' // BC và A'D' = BC nên A'BCD' là hình bình hành nên BA'=CD'.

Nên (BD,CD')=(BD,BA')=DBA'^.

Vì ABCD.A'B'C'D' là hình lập phương nên A'B = BD = DA'.

Do đó DA'BD là tam giác đều nên DBA'^=60.

Vậy (BD,CD')=60.

Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian

Trong không gian, cho hai vectơ a,b đều khác 0. Tích vô hướng của hai vectơ ab là một số, kí hiệu là a.b, được xác định bởi công thức: a.b=|a|.|b|.cos(a,b).

Chú ý:

- Quy ước nếu a=0 hoặc b=0 thì a.b=0.

- Cho hai vectơ a,b đều khác 0. Khi đó: aba.b=0.

- Với mọi vectơ a, ta có a2=a2.

- Nếu a,b là hai vectơ khác 0 thì cos(a,b)=a.b|a|.|b|.

Ví dụ 10. Cho hình chóp S.ABC có SA = SB = SC = AC = AB = a và BC=a2. Tính các tích vô hướng sau: SA.SB; AB.AC.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Vì SA = SB = SC nên DSAB đều. Suy ra ASB^=60.

(SA,SB)=ASB^=60.

Do đó SA.SB=|SA|.|SB|.cosASB^=a.a.12=a22.

BC2=2a2=a2+a2=AB2+AC2 nên DABC vuông tại A.

Suy ra (AB,AC)=90. Do đó ABACAB.AC=0.

Nhận xét: Tích vô hướng của hai vectơ trong không gian cũng có các tính chất giống như tính chất của tích vô hướng của hai vectơ trong mặt phẳng. Cụ thể, nếu a,b,c là các vectơ trong không gian và k là một số thực thì ta có:

a.b=b.a;

(a.b)=(ka).b=a.(kb);

a.(b+c)=a.b+a.c.

Ví dụ 11. Cho tứ diện đều cạnh a, M là trung điểm của cạnh BC. Tính AB.DM.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

AB.DM=AB.(AM-AD)=AB.AM-AB.AD

Vì DABC đều và M là trung điểm của BC nên BAM^=30AM=a32.

Vì DABD đều nên BAD^=60.

AB.AM=|AB|.|AM|.cos(AB,AM)=|AB|.|AM|.cosBAM^=a.a32.32=3a24

AB.AD=|AB|.|AD|.cos(AB,AD)=|AB|.|AD|.cosBAD^=a.a.12=a22

Vậy AB.DM=3a24-a22=a24.

B. Bài tập

Bài 1. Cho hình lập phương ABCD.EFGH. Hãy xác định góc giữa cặp vectơ ABDH.

A. 45°.

B. 90°.

C. 120°.

D. 60°.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Do ADHE là hình vuông nên AE=DH.

Do đó (AB,DH)=(AB,AE)=BAE^=90(do ABFE là hình vuông).

Bài 2. Cho các điểm A,B,C,D,E,F. Chứng minh rằng

a) AB+DC=AC+DB.

b) AB+CD+EF=AF+ED+CB.

Hướng dẫn giải

a) Ta có: VT=AC+CB+DB+BC=(AC+DB)+(BC+CB)=AC+DB=VP.

b) Biến đổi VT=AF+FB+CB+BD+ED+DF

=(AF+ED+CB)+(FB+BD+DF)=AF+ED+CB=VP

Bài 3. Cho tứ diện ABCD có AB = AC = AD và BAC^=BAD^=60. Hãy xác định góc giữa cặp vectơ ABCD.

Hướng dẫn giải

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Ta có AB.CD=AB.(AD-AC)=AB.AD-AB.AC (1).

AB.AD=|AB|.|AD|.cosBAD^ (2).

AB.AC=|AB|.|AC|.cosBAC^ (3).

AB = AC = AD và BAC^=BAD^=60 (4).

Từ (1), (2), (3) và (4), ta có AB.CD=0(AB,CD)=90.

Bài 4. Công của lực F làm một chất điểm chuyển động một đoạn đường d được tính bởi công thức W=F.d. Hình vẽ sau mô tả một người đẩy chiếc xe di chuyển một đoạn 20 m với lực đẩy 50 N, góc đẩy là 60°. Tính công của lực đã nêu.

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Hướng dẫn giải

Ta có W=F.d=|F|.|d|.cos(F,d)=50.20.cos60=500

Bài 5. Cho tứ diện ABCD. Đặt AB=a,AC=b,AD=c. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD. Trong các đẳng thức sau, đẳng thức nào sau đây đúng?

A. AG=a+b+c.

B.AG=13(a+b+c).

C.AG=12(a+b+c).

D. AG=14(a+b+c).

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Vectơ trong không gian (Lý thuyết Toán lớp 12) | Kết nối tri thức

Gọi M là trung điểm của CD suy ra BG=23BM.

AG=AB+BG=AB+23BM=AB+23.12.(BC+BD)=AB+13.(BC+BD)

1 25 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: