Lý thuyết Este (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 12
Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 1: Este ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 12 Bài 1.
Lý thuyết Hóa 12 Bài 1: Este
Bài giảng Hóa 12 Bài 1: Este
I. Khái niệm, danh pháp
1. Khái niệm
- Ví dụ một số este:
viết gọn CH3COOC2H5
viết gọn (C17H35COO)3C3H5
- Khái niệm: Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.
- Nhận xét:
+ Este đơn chức có công thức cấu tạo như sau:
viết gọn RCOOR’
Trong đó: R là gốc hiđrocacbon hoặc H; R’ là gốc hiđrocacbon.
+ Công phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở có dạng: CnH2nO2 (n ≥ 2).
* Mở rộng:
- Este đơn chức, mạch hở, không no có 1 nối đôi (C = C): CmH2m-2O2
+ Este tạo từ axit không no, ancol no: CnH2n-1COOCn’H2n’+1
Với n ≥ 2; n’ ≥ 1 ; m ≥ 4
+ Este tạo từ axit no, ancol không no: CnH2n+1COOCn’H2n’-1
Với n ≥ 0; n’ ≥ 2; m ≥ 3
- Este đa chức tạo bởi axit đơn chức và ancol đa chức có dạng: (RCOO)mR’
- Este đa chức tạo bởi axit đa chức và ancol đơn chức có dạng: R(COOR’)n
- Este đa chức tạo bởi axit đa chức R(COOH)n và ancol đa chức R’(OH)m có dạng Rm(COO)nmR’n. Nếu m = n thì tạo este dạng vòng.
2. Danh pháp
Tên este đơn chức RCOOR’ = Tên gốc R’ + tên gốc axit RCOO (đuôi “at”)
- Tên 1 số axit và gốc axit thường gặp:
Axit |
Gốc axit |
HCOOH: Axit fomic |
HCOO- : Fomat |
CH3COOH: Axit axetic |
CH3COO- : Axetat |
CH2=CHCOOH: Axit acrylic |
CH2=CHCOO- : Acrylat |
C6H5COOH: Axit benzoic |
C6H5COO- : Benzoat |
- Tên gốc R’ hay gặp:
CH3 - : metyl; C2H5 - : etyl; CH2=CH- : vinyl; C6H5 -: phenyl; C6H5CH2 -: benzyl …
Ví dụ:
CH3COOC2H5: etyl axetat
CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat
II. Tính chất vật lý
- Trạng thái: Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường.
- Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi.
- Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do este không tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử este với nhau và khả năng tạo liên kết hiđro giữa các phân tử este với phân tử nước rất kém.
- Các este thường có mùi thơm đặc trưng: isoamyl axetat có mùi chuối chín; etyl isovalerat có mùi táo; etyl butirat có mùi thơm của dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng; benzyl axetat có mùi hoa nhài. …
III. Tính chất hóa học
- Este bị thủy phân cả trong môi trường axit và trong môi trường kiềm.
+ Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit thường là phản ứng thuận nghịch:
Tổng quát:
RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
Ví dụ:
CH3COOC2H5 + H2O CH3COOH + C2H5OH
- Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều và còn được gọi là phản ứng xà phòng hóa :
Tổng quát:
RCOOR’ + NaOH RCOONa + R’OH
Ví dụ:
CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH
* Một số phản ứng thuỷ phân đặc biệt của este
- Căn cứ vào sản phẩm của phản ứng thủy phân este ta có thể suy đoán cấu tạo của este ban đầu.
- Dưới đây là một số trường hợp thuỷ phân đặc biệt của este (không chứa halogen) thường gặp trong bài toán định lượng là :
Este đơn chức X + NaOH 2 muối + H2O
⇒ X là este của phenol, có công thức là RCOOC6H5
Ví dụ:
CH3COOC6H5 + 2NaOH C6H5ONa + CH3COONa + H2O
Este X + NaOH 1 muối + 1 anđehit
⇒ X là este đơn chức, có công thức là RCOOCH=CH–R’
Ví dụ:
CH3COOCH=CH2 + NaOH CH3COONa + CH3CHO
Este X + NaOH 1 muối + 1 xeton
⇒ X là este đơn chức, có công thức là R’–COO–C(R)=C(R”)R’’’
Ví dụ:
CH3–COO–C(CH3)=CH2 + NaOH CH3COONa + CH3 -CO-CH3
Ngoài ra, este còn có phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
IV. Điều chế
- Các este thường được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit sunfuric đặc làm xúc tác (phản ứng este hóa).
Tổng quát: RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
- Tuy nhiên một số este có phương pháp điều chế riêng. Ví dụ:
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH.
CH3COOH + CH ≡CH CH3COOCH=CH2
2. Ứng dụng
- Este có khả năng hòa tan tốt các chất hữu cơ, kể cả hợp chất cao phân tử, nên được dùng làm dung môi (ví dụ: butyl và amyl axetat được dùng để pha sơn tổng hợp)
- Poli (metyl acrylat) và poli (metyl metacrylat) dùng làm thủy tinh hữu cơ. Poli (vinyl axetat) dùng làm chất dẻo, hoặc thủy phân thành poli (vinyl ancol) dùng làm keo dán. Một số este của axit phtalic được dùng làm chất hóa dẻo, làm dược phẩm.
- Một số este có mùi thơm của hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm (bánh kẹo, nước giải khát) và mĩ phẩm (xà phòng, nước hoa,…).
Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 1: Este
Bài 1: Thủy phân tristearin (C17H35COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là
A. C2H3COONa.
B. HCOONa.
C. C17H33COONa.
D. C17H35COONa.
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 2: Tên gọi của este HCOOCH3 là
A. metyl axetat.
B. metyl fomat.
C. etyl fomat.
D. etyl axetat.
Đáp án: B
Giải thích:
Bài 3: Khi thủy phân hết 3,28 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,16.
B. 3,06.
C. 1,26.
D. 1,71.
Đáp án: A
Giải thích:
nX = nNaOH = 0,05 mol
→
→ Trong X chứa este HCOOCH3 (M = 60)
Sản phẩm chỉ có 1 muối là HCOONa (0,05).
Bảo toàn khối lượng:
Quy đổi ancol thành CH3OH (0,05 mol) và CH2 (0,02 mol)
Bảo toàn nguyên tố H:
Bài 4: Este có mùi dứa là
A. isoamyl axetat.
B. etyl butirat.
C. etyl axetat.
D. geranyl axctat.
Đáp án: B
Giải thích:Este có mùi dứa là etyl butirat.
Bài 5: Khi thủy phân phenyl axetat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm hữu cơ là
A. C6H5COONa và CH3OH.
B. CH3COOH và C6H5ONa.
C. CH3COONa và C6H5ONa.
D. CH3COONa và C6H5OH.\
Đáp án: C
Giải thích:
Bài 6: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là
A. 36.
B. 31.
C. 35.
D. 34.
Đáp án: D
Giải thích: Công thức phân tử của axit oleic là: C18H34O2
Bài 7: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit axetic. Công thức của X là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOC2H5.
C. HCOOCH3.
D.CH3COOC2H5..
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình hóa học:
Bài 8: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng, thu được sản phẩm gồm axit propionic và chất hữu cơ Y. Công thức của Y là
A. CH3OH.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. HCOOH.
Đáp án: A
Giải thích: Este có 4C mà thủy phân cho axit có 3C chất hữu cơ Y là ancol metylic (CH3OH)
Bài 9: Este X được tạo bởi ancol metylic và axit axetic. Công thức của X là
A. HCOOC2H5.
B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOCH3.
D. HCOOCH3.
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 10: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 1,56 mol CO2 và 1,52 mol H2O. Mặt khác, m gam X tác dụng vừa đủ với 0,09 mol NaOH trong dung dịch, thu được glixerol và dung dịch chỉ chứa a gam hỗn hợp muối natri panmitat, natri stearat. Giá trị của a là
A. 26,40
B. 27,70
C. 25,86
D. 27,30
Đáp án: C
Giải thích:
Gọi số mol của các axit béo no và chất béo là x và y (mol)
Khi cho X tác dụng với NaOH:
x + 3y = 0,09 (1)
Khi đốt cháy X:
→ x = 0,03 mol
Bảo toàn nguyên tố O:
Bảo toàn khối lượng ta có:
Xét X tác dụng với NaOH
Bảo toàn khối lượng:
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 12 (sách mới) | Giải bài tập Toán 12 Tập 1, Tập 2
- Các dạng bài tập Toán lớp 12
- Lý thuyết Toán 12
- Chuyên đề Toán lớp 12 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 12 mới nhất
- Giáo án Toán lớp 12 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 12
- Soạn văn 12 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 12 (sách mới)
- Soạn văn 12 (ngắn nhất)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 12
- Văn mẫu lớp 12
- Giải sgk Sinh học 12 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 12
- Lý thuyết Sinh học 12 | Kiến thức trọng tâm Sinh 12
- Giải sgk Địa Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 12
- Lý thuyết Địa Lí 12
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 12
- Giải sgk Vật Lí 12 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 12
- Giải sbt Vật Lí 12
- Lý thuyết Vật Lí 12
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 12
- Giáo án Vật lí lớp 12 mới nhất
- Giải sgk Lịch sử 12 (sách mới) | Giải bài tập Lịch sử 12
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 12
- Lý thuyết Lịch sử 12
- Giải sgk Giáo dục công dân 12
- Lý thuyết Giáo dục công dân 12
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 12 (sách mới) | Giải bài tập GDQP 12
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 12 | Kiến thức trọng tâm GDQP 12
- Lý thuyết Tin học 12
- Lý thuyết Công nghệ 12