Lý thuyết Hợp kim (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 12

Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 19: Hợp kim ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 12 Bài 19.

1 8,394 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hoá 12 Bài 19: Hợp kim

Bài giảng Hoá 12 Bài 19: Hợp kim

I. Khái niệm

Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.
Ví dụ:

+ Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.

Lý thuyết Hợp kim | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Thép

+ Đuyra là hợp kim của nhôm với đồng, mangan, magie, silic.

II. Tính chất của hợp kim

- Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần các đơn chất tham gia cấu tạo nên mạng tinh thể hợp kim.

- Nhìn chung, hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim.

Ví dụ: Hợp kim Cu-Zn

+ Tác dụng với dung dịch NaOH: Chỉ có Zn phản ứng

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

+ Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng: Cả 2 đều phản ứng

Cu + 2H2SO4 đặc to CuSO4 + SO2 + 2H2O

Zn + 2H2SO4 đặc to ZnSO4 + SO2 + 2H2O

- Tính chất vật lý và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất của các đơn chất. Ví dụ:

+ Hợp kim không bị ăn mòn: Fe, Cr, Mn (thép inox), …

+ Hợp kim siêu cứng: W – Co; Co – Cr – W – Fe, …

+ Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp: Sn – Pb (thiếc hàn nóng chảy ở 210oC), có hợp kim gồm Bi – Pb – Sn nóng chảy ở 65oC.

+ Hợp kim nhẹ, cứng và bền: Al – Si; Al – Cu – Mn – Mg.

Lý thuyết Hợp kim | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Inox

III. Ứng dụng của hợp kim

Hợp kim được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế quốc dân:

- Những hợp kim nhẹ,bền chịu được nhiệt độ cao và áp suất cao dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay, ô tô,…

- Những hợp kim có tính bền hoá học và cơ học cao dùng để chế tạo các thiết bị trong ngành dầu mỏ và công nghiệp hoá chất.

- Những hợp kim cứng và bền dùng để xây dựng nhà cửa và cầu cống.

- Những hợp kim không gỉ dùng để chế tạo các dụng cụ y tế, dụng cụ làm bếp,…

- Hợp kim của vàng với Ag, Cu (vàng tây) đẹp và cứng dùng để chế tạo đồ trang sức và trước đây ở một số nước còn dùng để đúc tiền.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 19: Hợp kim

Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng về hợp kim ?

A. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần của các đơn chất tham gia hợp kim và cấu tạo mạng tinh thể của hợp kim.

B. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác.

C. Thép là hợp kim của Fe và C.

D. Nhìn chung hợp kim có những tính chất hoá học khác tính chất của các chất tham gia tạo thành hợp kim.

Đáp án: D

Giải thích: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, những tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất các đơn chất.

Câu 2: Một loại hợp kim của sắt trong đó có nguyên tố C (0,01% - 2%) và một lượng rất ít các nguyên tố Si, Mn, S, P. Hợp kim đó là

A. gang trắng

B. thép

C. gang xám

D. đuyra

Đáp án: B

Giải thích: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%

Câu 3: Đồng thau là hợp kim của kim loại nào?

A. Cu-Ag

B. Cu-Zn

C. Cu-Mg

D. Cu-Al

Đáp án: B

Giải thích: Đồng thau là hợp kim của đồng (Cu) và kẽm (Zn)

Câu 4: Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là

A. liên kết kim loại và liên kết cộng hoá trị.

B. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion.

C. liên kết ion và tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác VanderWaals).

D. tương tác yếu giữa các phân tử (tương tác VanderWaals) và liên kết kim loại.

Đáp án: A

Giải thích: Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp kim là liên kết kim loại và liên kết cộng hóa trị.

Câu 5: Trong hợp kim Al-Mg, cứ có 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm khối lượng của hợp kim là

A. 80% Al và 20% Mg.

B. 81% Al và 19% Mg.

C. 91% Al và 9% Mg.

D. 83% Al và 17% Mg.

Đáp án: C

Giải thích:

Giả sử trong hợp kim Al-Mg, có 9 mol Al → có 1 mol Mg

mhợp kim = 9.27 + 1.24 = 267 (gam)

%mAl = 9.27267.100 = 91%

%mNi = 100% - 91% = 9%

Câu 6: Cho các tính chất sau:

(1) Tính chất vật lí;

(2) Tính chất hoá học;

(3) Tính chất cơ học.

Hợp kim và các kim loại thành phần tạo hợp kim đó có tính chất nào tương tự?

A. (1)

B. (2) và (3)

C. (2)

D. (l) và (3).

Đáp án: C

Giải thích: Hợp kim có nhiều tính chất hóa học tương tự tính chất của các đơn chất tham gia tạo thành hợp kim, những tính chất vật lí và tính chất cơ học của hợp kim lại khác nhiều với tính chất các đơn chất.

Câu 7: Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?

A. Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.

B. Những hợp kim không gỉ, có tính dẻo cao.

C. Những hợp kim có tính cứng cao.

D. Những hợp kim có tính dẫn điện tốt.

Đáp án: A

Giải thích: Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao được dùng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay.

Câu 8: Để loại bỏ sắt bám trên một tấm kim loại bằng bạc có thể dùng dung dịch

A. CuSO4 dư.

B. FeSO4 dư.

C. FeCl3 dư.

D. ZnSO4 dư.

Đáp án: C

Giải thích:

Sử dụng dung dịch FeCl3 dư có thể loại bỏ được Fe

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Câu 9: Thép inoc là tên gọi của hợp kim nào?

A. Fe-Cr-Mn

B. Fe-Mg-Cr

C. Fe-Mg-Cu

D. Fe-Zn-Cu

Đáp án: A

Giải thích: Thép inoc là hợp kim Fe-Cr-Mn. Hợp kim này không bị ăn mòn

Câu 10: Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào sau đây ?

A. Hg(NO3)2

B. Zn(NO3)2

C. Sn(NO3)2

D. Pb(NO3)2

Đáp án: A

Giải thích:

Khi cho mẫu thuỷ ngân lẫn các tạp chất kém, thiếc, chì phản ứng với Hg(NO3)2 dư sẽ xảy ra các phản ứng:

Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg

Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg

Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg

Vậy toàn bộ các tạp chất được loại bỏ khỏi Hg

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết Bài 21: Điều chế kim loại

Lý thuyết Bài 22: Luyện tập tính chất của kim loại

Lý thuyết Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Lý thuyết Bài 1: Este

1 8,394 21/12/2023
Tải về