Lý thuyết Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 12

Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 12 Bài 7.

1 1959 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Hoá 12 Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

Bài giảng Hoá 12 Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

Kiến thức cần nhớ

1. Cấu tạo

a) Glucozơ và fructozơ (C6H12O6)

- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO.

- Fructozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poli ancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:

CH2OH [CHOH]3 – CO – CH2OH OH CH2OH[CHOH]4CHO

b) Saccarozơ (C12H22O11 hay C6H11O5 – O – C6H11O5)

- Phân tử không có nhóm – CHO, có chức poliancol.

c) Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n

- Tinh bột: Các mắt xích α – glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm – CHO.

- Xenlulozơ: Các mắt xích β – glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm – CHO và mỗi mắt xích có 3 – OH tự do, nên có thể viết: [C6H7O2(OH)3]n.

2. Tính chất hoá học

Cacbohiđrat

Tính chất

Glucozơ

Fructozơ

Saccarozơ

Tinh bột

Xenlulozơ

Tính chất của anđehit

+ AgNO3/NH3

+

+

-

-

-

+ Cu(OH)2/ NaOH, to

+

+

-

-

-

+ dd Br2

+

-

-

-

-

Tính chất của

poliancol

Phản ứng với Cu(OH)2

+

+

+

-

-

Phản ứng thuỷ phân

-

-

+

+

+

Tác dụng với H2

(Ni, to)

+

+

-

-

-

Tính chất khác

Lên men rượu

Phản ứng màu với iot

Phản ứn với HNO3/ H2SO4 đặc

(+) có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-) không có phản ứng.

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7: Luyện tập về cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

Bài 1: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(a). Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(b). Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.

(c). Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.

(d). Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(e). Khi đun nóng glucozơ hoặc fructozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag .

(f). Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.

Số phát biểu đúng

A. 5

B. 3

C. 4

D. 6

Bài 2: Để tráng một tấm gương, người ta phải dùng 72 gam dung dịch glucozơ 10%. Biết hiệu suất phản ứng trên đạt 95%. Khối lượng của bạc bám trên gương là

A. 9,72 gam.

B. 9,234 gam.

C. 8,64 gam.

D. 8,208 gam.

Bài 3: Cho 4 chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ. Chọn phát biểu sai?

(1). Cả 4 chất đều tan trong nước.

(2). Chỉ có 2 chất thủy phân

(3). Cả 4 chất đều phản ứng với Cu(OH)2

(4). Trừ xenlulozơ, 3 chất còn lại đều có phản ứng tráng bạc.

(5). Khi đốt cháy 4 chất đều thu được số mol O2 bằng số mol H2O

A. (1), (2), (3), (4)

B. (2), (3), (4), (5)

C. (1), (3), (4), (5)

D. (2), (3), (4), (5)

Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52 lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

A. 3,15

B. 6,02

C. 5,25

D. 3,06

Bài 5: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, glucozơ và alanin đều là chất rắn và dễ tan trong nước.

(b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị khử thành amoni gluconat.

(c) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh.

(d) Thành phần chính của cồn 70o thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol.

(e) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ chất béo.

Số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Bài 6: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 0,24 mol O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là

A. 3,50.

B. 5,40.

C. 4,14.

D. 2,52.

Bài 7: Thuỷ phân saccarozơ, thu được hai monosaccarit X và Y. Chất X có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Y không tan trong nước.

B. X không có phản ứng tráng bạc.

C. Y có phân tử khối bằng 342.

D. X có tính chất của ancol đa chức.

Bài 8: Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên của ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.

Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).

Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ quanh ống nghiệm, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng).

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 3, màu trắng của CuSO4 khan chuyển thành màu xanh của CuSO4.5H2O.

(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.

(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.

(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.

(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2.

Số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Bài 9: Để hồi phục thể lực cho bệnh nhân, bác sĩ thường cung cấp một loại đường (tiêm hoặc truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào sau đây?

A. Glucozơ

B. Fructozơ

C. Saccarozơ

D. Mantozơ

Bài 10: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glucozơ là

A. 11.

B. 22.

C. 6.

D. 12.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Amin

Lý thuyết Bài 10: Amino axit

Lý thuyết Bài 11: Peptit và protein

Lý thuyết Bài 12: Luyện tập cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và proteinmin, amino axit và protein

Lý thuyết Bài 13: Đại cương về polime

1 1959 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: