Lý thuyết Lipit (mới 2024 + Bài Tập) - Hóa học 12

Tóm tắt lý thuyết Hóa 12 Bài 2: Lipit, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Hóa 12 Bài 2.

1 17,999 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Hóa 12 Bài 2: Lipit

Bài giảng Hóa 12 Bài 2: Lipit

I. Khái niệm

- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

- Về mặt cấu tạo, phần lớn lipit là các este phức tạp, bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit); sáp; steroit và photpholipit …

II. Chất béo

1. Khái niệm

- Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

- Chú ý: Axit béo là axit đơn chức, có mạch cacbon dài, không phân nhánh. Các axit béo

thường có trong chất béo:

+ Axit panmitic: C15H31COOH

+ Axit stearic: C17H35COOH

+ Axit oleic: C17H33COOH

+ Axit linoleic: C17H31COOH

+ Axit linolenoic: C17H29COOH

- Công thức cấu tạo chung của chất béo:

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1) hoặc Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

(Trong đó R1; R2; R3 là gốc hiđrocacbon, có thể giống hoặc khác nhau).

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Hình 1: Mô hình phân tử chất béo

- Một số chất béo thường gặp:

+ Tripanmitin: (C15H31COO)3C3H5

+ Tristearin: (C17H35COO)3C3H5

+ Triolein: (C17H33COO)3C3H5

+ Trilinolein: (C17H31COO)3C3H5

+ Trilinolenin: (C17H29COO)3C3H5

- Mỡ động vật (bò, lợn, gà …), dầu thực vật (dầu lạc, dầu cọ, dầu oliu …) có thành phần chính là chất béo.

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Hình 2: Một số nguồn cung cấp chất béo

2. Tính chất vật lý

- Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn.

+ Các chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, như mỡ động vật.

+ Các chất béo chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu, thường có nguồn gốc thực vật hoặc từ động vật máu lạnh như dầu cá…

- Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như benzen, xăng, ete…

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Hình 3: Tính tan của chất béo trong

a) Nước

b) Benzen

3. Tính chất hóa học

Về cấu tạo, chất béo là trieste nên có tính chất của este nói chung như: tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.

a. Phản ứng thủy phân trong môi trường axit

- Khi đun nóng chất béo với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

- Ví dụ:

(C15H31COO)3C3H5 + 3H2O H+,to C3H5(OH)3 + 3C15H31COOH

b. Phản ứng xà phòng hóa

- Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

- Tổng quát:

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

- Ví dụ:

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH to C3H5(OH)3 + 3C15H31COONa

- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

- Mở rộng:

+ Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết lượng este trong 1 gam chất béo.

+ Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 gam chất béo.

c. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng

- Chất béo có chứa các gốc axit béo không no tác dụng với hiđro ở nhiệt độ và áp suất cao

có Ni xúc tác. Khi đó hiđro cộng vào nối đôi C = C. Ví dụ:

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

- Phản ứng này được dùng trong công nghiệp để chuyển hóa chất béo lỏng (dầu) thành mỡ rắn thuận tiện cho việc vận chuyển hoặc thành bơ nhân tạo và để sản xuất xà phòng.

d. Phản ứng oxi hóa

Nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

4. Ứng dụng

- Chất béo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống.

+ Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng. Ngoài ra, chất béo còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể, đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

+ Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.

+ Ngoài ra, chất béo còn được dùng để sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp … Dầu mỡ sau khi rán, có thể được dùng để tái chế thành nhiên liệu.

Lý thuyết Lipit | Hóa học lớp 12 (ảnh 1)

Hình 4: Một số ứng dụng của chất béo

Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2: Lipit

Bài 1: Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài với số nguyên tử cacbon chẵn và không phân nhánh.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit, . . .

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Các nhận định đúng là

A. 1, 2, 4, 5.

B. 1, 2, 4, 6.

C. 1, 2, 3.

D. 3, 4, 5.

Bài 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,

C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm,

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Bài 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây?

A. H2 (có xúc tác)

B. dung dịch Br2

C. dung dịch NaOH

D. Cu(OH)2

Bài 4: Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol?

A. tristearin

B. metyl axetat

C. metyl fomat

D. benzyl axetat

Bài 5: Hỗn hợp E gồm axit oleic, axit panmitic và triglixerit X (tỉ lệ mol tương tứng là 1 : 2 : 4). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 7,43 mol O2, thu được CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm hữu cơ gồm glixerol và 86 gam hỗn hợp hai muối. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 81,21%.

B. 80,74%.

C. 81,66%.

D. 80,24%.

Bài 6: Chất nào sau đây là chất béo?

A. Glixerol.

B. Tripanmitin.

C. Etyl axetat.

D. Tinh bột.

Bài 7: Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Xà phòng hóa hoàn toàn E bằng dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa. Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, to) thì số mol H2 phản ứng tối đa là 0,07 mol. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 2,65 mol CO2 và 2,48 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là

A. 24,96 gam.

B. 16,60 gam.

C. 17,12 gam.

D. 16,12 gam.

Bài 8: Thủy phân tristearin (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

A. C17H35COONa.

B. C2H3COONa.

C. C17H33COONa

D. CH3COONa.

Bài 9: Hỗn hợp E gồm axit panmitic, axit stearic và triglixerit X. Cho m gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 86,76 gam hỗn hợp hai muối. Nếu đốt cháy hết m gam E thì cần đủ 7,47 mol O2, thu được H2O và 5,22 mol CO2. Khối lượng của X trong m gam E là

A. 50,04 gam.

B. 53,40 gam.

C. 51,72 gam.

D. 48,36 gam.

Quy đổi E thành HCOOH (a), C3H5OH3b,CH2c H2O3b mol

nO2=0,5a+3,5b+1,5c=7,47nCO2=a+3b+c=5,22

Muối gồm HCOONaa,CH2c

mmuối = 68a+14c=86,76

a=0,3;b=0,06;c=4,74

Muối gồm C15H31COONa0,18 C17H35COONa0,12

nX=b=0,06 nên X không thể chứa 3 gốc C15H31COO, cũng không thể chứa 2 gốc C17H35COO.

X là C17H35COOC15H31COO2C3H5

mX=50,04gam

Bài 10: Chất béo động vật hầu hết ở thể rắn là do chứa?

A. chủ yếu gốc axit béo không no

B. glixerol trong phân tử

C. chủ yếu gốc axit béo no.

D. gốc axit béo.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa học lớp 12 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Khái niệm về xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

Lý thuyết Bài 4: Luyện tập este và chất béo

Lý thuyết Bài 5: Glucozơ

Lý thuyết Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

Lý thuyết Bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat

1 17,999 21/12/2023
Tải về