Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896 hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
A. Lý thuyết Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương
a) Phong trào Cần vương bùng nổ
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu việc thực dân Pháp xâm lược nước ta hoàn thành.
- Tôn Thất Thuyết và phái chủ chiến phản công không thành công, buộc vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế ra Tân Sở.
- Tôn Thất Thuyết ban bố Dụ Cần vương, khởi đầu phong trào Cần vương kéo dài đến cuối thế kỉ XIX.
b) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892):
Nghĩa quân do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy chiến đấu áp dụng chiến thuật du kích tại vùng Bãi Sậy, nhưng thất bại cuối năm 1892.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896):
- Phan Đình Phùng là lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa ở huyện Hương Khê và miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, cùng với các tướng lĩnh tài ba như Cao Thắng.
- Cuộc khởi nghĩa diễn ra qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888): Xây dựng lực lượng và căn cứ chiến đấu. Nghĩa quân chế tạo súng trường.
+ Giai đoạn 2 (1888-1896): Chiến đấu quyết liệt với sự chỉ huy thống nhất, đẩy lui nhiều cuộc hành quân của địch. Thực dân Pháp bao vây, cô lập nghĩa quân, mở nhiều cuộc tấn công quy mô vào Ngàn Trươi. Khởi nghĩa suy yếu dần rồi tan rã sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng mất.
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887):
- Căn cứ chính thuộc huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hoá), gồm Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê.
- Lãnh đạo chủ chốt là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. Nghĩa quân gồm cả người Kinh, Mường, Thái.
- Tháng 1 - 1887, Pháp tấn công quy mô vào căn cứ. Nghĩa quân mở đường máu rút lên Mã Cao và chiến đấu thêm một thời gian nữa trước khi tan rã.
2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
- Năm 1884, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Đề Nắm và Đề Thám bùng nổ, với mục tiêu bảo vệ đất đai và cuộc sống tự do.
- Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận càn của quân Pháp, mở rộng địa bàn đến Phủ Lạng Thương và tỉnh Bắc Giang.
- Sau các lần giảng hoà, thực dân Pháp tấn công quy mô, làm suy yếu và tan rã cuộc khởi nghĩa.
-Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất ở Việt Nam thời kì cận đại.
B. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án)
Câu 1: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là?
A. Nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc
B. Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị)
C. Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích:
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là do nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc; Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) và thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước.
Câu 2: Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX có gì đặc biệt?
A. Diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ
B. Nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích:
Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra sôi nổi với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ và nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì.
Câu 3: Đặc điểm chung của ba cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê là?
A. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp
B. Góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Đáp án đúng: D
Giải thích:
Đặc điểm chung của ba cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê là đã tiêu hao một bộ phận sinh lực quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
Câu 4: Lực lượng lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là?
A. Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.
B. Nông dân
C. Các trí thức yêu nước
D. Các văn thân, sĩ phu yêu nước
Đáp án đúng: B
Câu 5: Lực lượng lãnh đạo của phong trào Cần Vương là?
A. Nông dân
B. Các trí thức yêu nước
C. Các văn thân, sĩ phu yêu nước
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: B
C. Sơ đồ tư duy Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Lý thuyết Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức | VTH Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức