Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.
Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
A. Lý thuyết Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Từ đầu thế kỉ XVIII, Ấn Độ suy yếu do cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.
- Anh và Pháp tranh giành xâm lược Ấn Độ, và giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành việc xâm chiếm và áp đặt cai trị.
- Thực dân Anh thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ, bao gồm đặt một Phó vương và hội đồng điều hành.
- Ngày 1 – 1 – 1877, Nữ hoàng Anh Vich-to-ri-a tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ, chấm dứt việc chinh phục Ấn Độ của thực dân Anh.
- Thực dân Anh thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ và khơi sâu sự chia rẽ về chủng tộc, tôn giáo.
- Ấn Độ bị thực dân Anh khai thác quy mô lớn, bóc lột nhân công và nguồn nguyên liệu để kiếm lợi nhuận.
- Trong nông nghiệp, chính quyền thực dân chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền và dân nông bị bẩn cùng và chết đói.
- Thực dân Anh đẩy mạnh khai thác hầm mỏ, phát triển công nghiệp chế biến, mở mang hệ thống đường giao thông, thành phố và hải cảng mới xuất hiện và thi hành chính sách "ngu dân" và khuyến khích tập quản lạc hậu và phản động.
- Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859) và phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại trong những năm 1905 – 1908 là những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ và thực dân Anh.
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
- Nửa sau thế kỉ XIX, ngoài Xiêm, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha, Anh, Mỹ và Pháp.
- Anh biến Miến Điện thành tỉnh của Ấn Độ (1885), Mã Lai cũng trở thành thuộc địa của Anh đầu thế kỉ XX.
- Mỹ xâm lược và biến Phi-líp-pin thành thuộc địa (1898).
- Pháp xâm lược Việt Nam giữa thế kỉ XIX, sau đó là Cam-pu-chia và Lào (cuối thế kỉ XIX).
- Sự xâm lược và đô hộ dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập và tiến bộ xã hội của nhân dân Đông Nam Á.
a) In-do-ne-xi-a và Phi-líp-pin
- Ở In-do-ne-xi-a
- Ở Phi-líp-pin
b) Ba nước Đông Dương
- Việt Nam: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ giữa thế kỉ XIX, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Cam-pu-chia: Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Hoàng thân Xi-vô-tha đứng đầu (1885 – 1895).
- Lào: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901), cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 – 1907).
- Liên minh: Nhân dân Việt Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên đoàn kết, phối hợp chiến đấu với nhân dân Cam-pu-chia, Lào chống Pháp.
B. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án)
Câu 1: Trước hành động xâm nhập và từng bước xâm lược của thực dân phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á và Ấn Độ có thái độ?
A. Tỏ ra nhún nhường, cam chịu
B. Thể hiện hòa chí, đầu hàng
C. Liên tục nổi dậy đấu tranh nhằm bảo vệ/ giành lại nền độc lập
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Giải thích: Đứng trước hành động âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây, nhân dân các nước Đông Nam Á và Ấn Độ càng quyết tâm nổi dậy đấu tranh nhằm bảo vệ/ giành lại nền độc lập dân tộc.
Câu 2: Năm 1901, cuộc Khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do ai lãnh đạo?
A. Pha-ca-đuốc
B. Bô-lô-ven
C. A-cha Xoa
D. Pu-côm-bô
Đáp án đúng: A
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào Xa-van-na-khét trong năm 1901 dưới sự chỉ huy, lãnh đạo của Pha-ca-đuốc. Phong trào đã phát triển nhanh chóng, giải phóng Xa-va-na-khét, đồng thời mở rộng hoạt động sang cả vùng biên giới Lào - Việt.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải biểu hiện của việc Nhật Bản chuyển mạnh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A. Đẩy mạnh công nghiệp hóa
B. Tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng
C. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện và giữ vai trò to lớn
D. Xoá bỏ chế độ nông nô
Đáp án đúng: D
Câu 4: Cuối thế kỉ XIX, trong phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-líp-pin đã xuất hiện xu hướng nào?
A. Cải cách của Hô-xê Ri-đan
B. Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Đáp án khác
Đáp án đúng: C
Câu 5: Ý nào không đúng khi nói về, đường lối ngoại giao của Nhật vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng
B. Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng
C. Tìm mọi cách xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng
D. Thông qua viện trợ để chi phối nền chính trị các nước
Đáp án đúng: D
Giải thích: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chính sách đối ngoại của Nhật Bản là xâm lược và bành trướng; Tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân lên các nước láng giềng và xóa bỏ những hiệp ước bất bình đẳng. Khi đó sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã tạo sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị cho Nhật Bản.
C. Sơ đồ tư duy Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:
Lý thuyết Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Lý thuyết Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Lý thuyết Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Lý thuyết Bài 18: Phong trào chống Pháp trong những năm 1885 - 1896
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 8 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 8 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức | VTH Ngữ văn 8 Tập 1, Tập 2
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 8 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức