Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học hay, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 8.

1 3,437 25/09/2023


Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

A. Lý thuyết Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Sự ra đời của giai cấp công nhân

- Cách mạng công nghiệp:

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, xuất hiện nhiều khu công nghiệp và thành thị lớn.

+ Nông dân mất ruộng đất và ra thành thị làm thuê.

+ Giai cấp công nhân và tư sản trở thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa.

- Những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX: Giai cấp công nhân đông đảo và trưởng thành về nhận thức.

2. Những hoạt động chính của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- C. Mác:

+ Sinh ra ở Ti-ri-ơ (Đức) trong gia đình trí thức gốc Do Thái.

+ Nổi tiếng thông minh và có khuynh hướng cách mạng từ nhỏ.

+ Đỗ Tiến sĩ năm 23 tuổi và bị trục xuất khỏi Đức.

+ Sang Pa-ri (Pháp) nghiên cứu và tham gia phong trào công nhân.

- Ph. Ăng-ghen:

+ Sinh ra ở thành phố Bác-men (Đức) trong gia đình chủ xưởng giàu có.

+ Khinh ghét giai cấp tư sản vì hiểu rõ thủ đoạn làm giàu của họ.

+ Nghiên cứu về giai cấp công nhân Anh.

- Từ những năm 40 của thế kỉ XIX: C. Mác và Ph. Ăng-ghen trở thành lãnh tụ của phong trào công nhân quốc tế.

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (ảnh 1)

- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản:

+ Trình bày những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội loài người và sứ mệnh của giai cấp công nhân.

+ Đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Công xã Pa-ri (1871)

- Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa sau chiến tranh Pháp – Phổ, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III.

- Uỷ ban Trung ương Vệ quốc quân và nhân dân Pa-ri chiếm các cơ quan chính phủ, khởi nghĩa giành thắng lợi.

- Công xã Pa-ri được bầu ra để thay thế cho chính quyền tư sản, với Hội đồng Công xã là cơ quan quyền lực cao nhất.

- Hội đồng Công xã ban bố nhiều sắc lệnh đem lại quyền lợi cho nhân dân, giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ, thành lập lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân.

- Công xã Pa-ri chỉ tồn tại trong vòng 72 ngày, nhưng là hình ảnh của một nhà nước kiểu mới, chăm lo đến quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

4. Một số hoạt động tiêu biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất (1864 – 1876)

C. Mác và Ph.Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (gọi là Quốc tế thứ nhất) do phong trào công nhân lớn mạnh. Tổ chức 5 kì đại hội, chống những tư tưởng lệch lạc trong phong trào công nhân, đưa ra nghị quyết quan trọng như bãi công, thành lập công đoàn và ngày làm 8 giờ.

- Sự ra đời của các đảng cộng nhân

+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư sản sâu sắc. Giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giới chủ bằng nhiều hình thức, dẫn đến sự ra đời của các đảng Cộng sản.

+ Đình công đòi ngày làm 8 giờ ở Mỹ vào ngày 1-5-1886, cuối cùng đã đưa đến hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ngày và ngày 1-5 đã trở thành ngày Quốc tế Lao động từ năm 1889.

+ Phong trào công nhân kết hợp với chủ nghĩa Mác đã dẫn đến sự ra đời của một số đảng và tổ chức cộng sản như Đảng Xã hội Đức (1875), Đảng Công nhân Pháp (1879), và nhóm Giải phóng Lao động Nga (1883).

- Sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ hai (1889 – 1914)

+ Ngày 14 – 7 – 1889, Quốc tế thứ hai được thành lập tại Pa-ri (Pháp).

+ Quốc tế thứ hai, với sự đóng góp của Ph.Ăng-ghen, đã phát triển phong trào công nhân thế giới vào cuối thế kỉ XIX.

+ Sau khi Ph.Ăng-ghen mất, những phần tử cơ hội chủ nghĩa chiếm ưu thế trong Quốc tế thứ hai.

+ V. I. Lê-nin, lãnh tụ của giai cấp công nhân Nga, đã vạch trần những sai lầm của chủ nghĩa xét lại và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

B. Trắc nghiệm Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án)

Câu 1: Ai là bạn và người cộng tác quan trọng của C. Mác?

A. Hồ Chí Minh

B. Phan Bội Châu

C. Ph. Ăng-ghen

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Giải thích: Người bạn và là người cộng tác quan trọng của C. Mác là Ph. Ăng-ghen. Ăngghen gặp Các Mác vào cuối tháng 11/1842. Họ trao đổi với nhau những tư tưởng và từ đó tình bạn giữa hai nhà lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản bắt đầu. Họ cùng chung mục đích, lý tưởng vì sự nghiệp giải phóng con người; lãnh đạo phong trào công nhân đúng lên đấu tranh nhằm xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Câu 2: Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen tiếp tục truyền bá học thuyết Mác trong phong trào nào?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Trí thức

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Đáp án đúng: B

Câu 3: Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của ai?

A. Công nhân

B. Quần chúng nhân dân lao động

C. Quý tộc

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: B

Giải thích: Mặc dù chỉ tồn tại với thời gian ngắn trong vòng 72 ngày, công xã Pari thi hành nhiều chính sách tiến bộ hướng đến những lợi ích của quần chúng nhân dân lao động: 

+ Nhà thời được tách ra khỏi hoạt động của Nhà nước, nhà trường không được dạy kinh Thánh.

+ Với những xí nghiệp của bọn chủ đã bỏ trốn bàn giao cho công nhân quản lý.

+ Công xã Paris quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân vô lý.

+ Công xã Paris cho phép người dân được hoãn trả tiền thuê nhà và hoãn trả nợ.

+ Công xã Paris thi hành chế độ giáo dục bắt buộc những miễn học phí.

Câu 4: Công xã Pa-ri lập ra chính quyền mới của giai cấp nào?

A. Giai cấp công nhân

B. Nhân dân lao động

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: C

Câu 5: Sự thất bại của công xã đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của ?

A. Giai cấp công nhân

B. Giai cấp vô sản

C. Giai cấp nông dân

D. Đáp án khác

Đáp án đúng: B

Giải thích: Sự thất bại của công xã Pa-ri đã để lại nhiều bài học quý giá cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản:

- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

- Có tinh thần chiến đấu, kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.

C. Sơ đồ tư duy Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

Lý thuyết Lịch sử 8 (Kết nối tri thức) Bài 11: Phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: 

Lý thuyết Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 - 1918) và cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Lý thuyết Bài 13: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

Lý thuyết Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Bài 15: Ấn Độ và Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Lý thuyết Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

1 3,437 25/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: