Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 26 (Kết nối tri thức): Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 7,871 16/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

1. Gợi ý một số nội dung

a. Nội dung 1: Địa hình

- Đặc điểm chung

- Các dạng địa hình chính

- Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác.

b. Nội dung 2: Khí hậu.

- Đặc điểm chung

- Các nét đặc trưng của khí hậu

- Mối quan hệ giữa khí hậu với các thành phần tự nhiên khác.

c. Nội dung 3: Sông ngòi.

- Mạng lưới sông ngòi.

- Đặc điểm chính của sông ngòi.

- Mối quan hệ giữa sông ngòi với các thành phần tự nhiên khác.

d. Nội dung 4: Đất.

- Các loại đất. Đặc điểm chung của đất.

- Phân bố đất ở địa phương.

- Mối quan hệ giữa đất với các thành phần tự nhiên khác.

đ. Nội dung 5: Sinh vật.

- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên.

- Các loài động vật hoang dã.

- Mối quan hệ giữa thực vật và động vật, giữa sinh vật với các thành phần tự nhiên khác.

2. Cách thức tiến hành

a. Thành lập nhóm và lựa chọn nội dung.

b. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

c. Xác định thời gian và địa điểm tham quan tại địa phương.

d. Thu thập tài liệu và xử lý tài liệu qua các nguồn thông tin:

- Các nguồn tài liệu thu thập:

- Sách vở, báo mạng internet, cơ quan quản lý khu vực.

- Trực tiếp đi tham quan thực tế ở địa phương.

- Tìm hiểu qua người dân địa phương (phương pháp xã  hội học).

- Phân tích, so sánh, tổng hợp kết quả đã thu được.

đ. Viết báo cáo và trình bày.

- Viết báo cáo: dựa theo tài liệu, thông tin đã thu thập được, viết ngắn gọn, súc tích.

+ Nêu được ý nghĩa của việc tìm hiểu môi trường tự nhiên.

+ Nêu hiện trạng và nguyên nhân.

+ Một số giải pháp.

- Trình bày báo cáo:

+ Chuẩn bị bản đồ, tranh ảnh, số liệu, biểu đồ,...

+ Phân công người báo cáo trước lớp.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 26: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên Trái Đất

Câu 1. Đặc điểm sinh thái của rừng nhiệt đới là

A. nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.

B. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.

C. nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

D. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.

Đáp án: C

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với đặc trưng khí hậu (nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa trung bình trên 1700mm).

Câu 2. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Gió Tín phong.

B. Gió Đông cực.

C. Gió địa phương.

D. Gió Tây ôn đới.

Đáp án: A

Giải thích:

Gió Tín phong (Mậu dịch) là loại gió thổi thường xuyên quanh năm ở đới nóng.

Câu 3. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. nguồn cấp gen.

B. thành phần loài.

C. số lượng loài.

D. môi trường sống.

Đáp án: B

Giải thích:

Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của thành phần loài. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi, có thể tăng lên hoặc giảm đi do tác động của con người và môi trường sống.

Câu 4. Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu đới nóng?

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.

Câu 5. Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?

A. Đá mẹ.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Sinh vật.

Đáp án: A

Giải thích:

Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.

Câu 6. Cây công nghiệp lâu năm thường được trồng trên loại đất nào sau đây?

A. Đất feralit.

B. Đất badan.

C. Đất mùn alit.

D. Đất phù sa.

Đáp án: B

Giải thích:

Đất badan là loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,….

Câu 7. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

A. Nam Âu.

B. Tây Á.

C. Đông Phi.

D. Nam Mĩ.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên Xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến. Vùng A-ma-dôn (Nam Mĩ) là khu vực có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới. Rừng A-ma-dôn đóng góp 20% lượng oxi cho Trái Đất, được coi là lá phổi xanh của hành tinh,…

Câu 8. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

A. Xích đạo.

B. Hàn đới.

C. Cận nhiệt.

D. Nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích:

Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nước ta nằm ở đới khí hậu nhiệt đới.

Câu 9. Thành phần nào sau đây chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất?

A. Nước.

B. Không khí.      

C. Vô cơ.

D. Hữu cơ.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thành phần chính của lớp đất là không khí (25%), nước (25%), chất hữu cơ (5%) và vô cơ (45%). Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét,… Tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên hình thành đất.

Câu 10. Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?

A. Nam Mĩ.

B. Nam Á.

C. Trung Phi.

D. Bắc Âu.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến với một số khu vực tiêu biểu như Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Phi,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 27: Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Lý thuyết Bài 28: Mối quan hệ của con người với thiên nhiên

Lý thuyết Bài 29: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững

Lý thuyết Bài 30: Thực hành: Tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên địa phương

1 7,871 16/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: