Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12 (Kết nối tri thức): Núi lửa và động đất
Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 12: Núi lửa và động đất ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất
1. Núi lửa
- Nguyên nhân: ở nơi lớp vỏ Trái Đất bị đứt gãy, dòng mac-ma theo khe nứt của vỏ Trái Đất, phun trào lên bề mặt tạo thành núi lửa.
- Dấu hiệu phun trào: mặt đất rung nhẹ, nóng lên, có khí bốc lên ở miệng núi.
- Hậu quả:
+ Núi lửa phun gây thiệt hại cho các vùng lân cận. Tro bụi và dung nham vùi lấp các thành thị, làng mạc, ruộng nương, gây thiệt hại về người và tài sản.
+ Đất đỏ do dung nham phong hóa thuận lợi cho nông nghiệp.
2. Động đất
- Nguyên nhân: do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo hoặc đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Dấu hiệu động đất: mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn,...
- 6 cường độ động đất:
+ Nhẹ (từ 4 – 4,9 độ rích – te)
+ Trung bình (từ 5 – 5,9 độ rích – te)
+ Mạnh (từ 6 – 6,9 độ rích – te)
+ Rất mạnh (từ 7 – 7,9 độ rích – te)
+ Cực mạnh (từ 8 – 8,9 độ rích – te)
+ Phá hủy (trên 9 độ rích – te)
- Hậu quả:
+ Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng về tài sản và tính mạng con người.
+ Làm đất đá nứt vỡ, sạt lở đất, công trình nhà cửa bị sụp đổ, phá hủy đường sá,...
+ Lở tuyết, sóng thần, nước triều giả, vỡ đê, biến đổi môi trường,...
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12: Núi lửa và động đất
Câu 1. Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
A. Cửa núi.
B. Miệng.
C. Dung nham.
D. Mắc-ma.
Đáp án: A
Giải thích:
Các bộ phận của núi lửa là mắc-ma, dung nham, ống phun, miệng và miệng phụ.
Câu 2. Động đất nhẹ mấy độ rich-te?
A. 5 - 5,9 độ.
B. 4 - 4,9 độ.
C. 6 - 6,9 độ.
D. trên 7 độ.
Đáp án: B
Giải thích:
Động đất gây thiệt hại lớn nhất (phá hủy) là trên 9 độ rich-te (làm môi trường biến đổi hoàn toàn nhưng rất khó xảy ra), nhẹ nhất là 4 - 4,9 độ rich-te (chỉ làm các vật treo lúc lắc, gần như không gây hại cho con người và tài sản).
Câu 3. Phần lớn lớp Manti cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động nào sau đây?
A. Sóng thần, biển tiến.
B. Động đất, núi lửa.
C. Núi lửa, sóng thần.
D. Động đất, hẻm vực.
Đáp án: B
Giải thích:
Các hoạt động kiến tạo sinh ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti. Cơ chế làm dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên. Các mảng kiến tạo xô vào hoặc tách rời nhau, tại vị trí tiếp xúc này dòng vật chất bị nén ép và đẩy lên, sinh ra hoạt động động đất, phun trào núi lửa.
Câu 4. Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?
A. 200.
B. 300.
C. 400.
D. 500.
Đáp án: D
Giải thích:
Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên 500 núi lửa hoạt động.
Câu 5. Động đất mạnh nhất mấy độ rich-te?
A. trên 9 độ.
B. 7 - 7,9 độ.
C. dưới 7 độ.
D. 8 - 8,9 độ.
Đáp án: A
Giải thích:
Động đất gây thiệt hại lớn nhất (phá hủy) là trên 9 độ rich-te (làm môi trường biến đổi hoàn toàn nhưng rất khó xảy ra), nhẹ nhất là 4 - 4,9 độ rich-te (chỉ làm các vật treo lúc lắc, gần như không gây hại cho con người và tài sản).
Câu 6. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Đáp án: B
Giải thích:
Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000km, bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonexia,…
Câu 7. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Đáp án: D
Giải thích:
Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện do tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 8. Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là
A. mực nước giếng thay đổi.
B. cây cối nghiêng hướng Tây.
C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
D. mặt nước có nổi bong bóng.
Đáp án: B
Giải thích:
Một số dấu hiệu trước khi động đất xảy ra như mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng, động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn,…
Câu 9. Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?
A. Yên Bái.
B. Sơn La.
C. Điện Biên.
D. Hà Giang.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ - Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Câu 10. Quốc gia Đông Nam Á nào sau đây chịu ảnh hưởng nhiều nhất của động đất và núi lửa?
A. Thái Lan.
B. Mianma.
C. Indonexia.
D. Việt Nam.
Đáp án: C
Giải thích:
Vành đai lửa Thái Bình Dương, đây là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Vành đai lửa Thái Bình Dương hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000 km, từ phía Tây Hoa Kì kéo dài đến Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a,…
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản
Lý thuyết Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản
Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success