Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu - Kết nối tri thức

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài mở đầu ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 739 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài mở đầu

1. Những khái niệm cơ bản và những kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí

* Các kĩ năng được rèn luyện trong môn Địa lí:

- Quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng Địa lí.

- Sử dụng bản đồ, biểu đồ, đồ thị lát cắt, số liệu thống kê.

- Thu thập trình bày các thông tin địa lý.

- Vận dụng được kiến thức để giải quyết các sự vật, hiện tượng Địa lí và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống, sản xuất gần gũi với học sinh.

* Ý nghĩa của việc nắm vững khái niệm và kĩ năng Địa lí:

- Học sinh có thể giải quyết các nhiệm vụ học tập nhanh và đơn giản hơn.

- Có thể sử dụng bản đồ, đọc bản đồ trong việc học tập.

- Giải quyết các vấn đề học tập như lập biểu đồ để so sánh, đánh giá đối với các môn học khác.

- Học sinh có thể lí giải được một số hiện tượng tự nhiên.

- Học sinh có sử dụng các kỹ năng đọc bản đồ, sử dụng la bàn vào cuộc sống.

- Ứng dụng những kỹ năng, kiến thức vào thực tế.

2. Môn Địa lí và những điều lí thú

- Sự phong phú về cảnh vật của thiên nhiên và những điều con người chưa thể khám phá và lí giải được.

- Con người có thể khắc phục được những khó khăn để chung sống với tự nhiên.

3. Địa lí và cuộc sống

- Gắn kết lí thuyết với cuộc sống giúp các em thấy được mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

- Vận dụng các kiến thức địa lí để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài mở đầu - Kết nối tri thức

Câu 1. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Sách, vở.

C. Khí áp kế.

D. Nhiệt kế.

Đáp án: A

Giải thích:

Địa bàn (la bàn) là dụng cụ dùng để xác định phương hướng, khi chúng ta ở ngoài thực địa có thể sử dụng để xác định hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây,…).

Câu 2. Các công cụ quan trọng để học tập và tìm hiểu địa lí là

A. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, các thiết bị xác định hướng.

B. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, kĩ năng học tập thực địa.

C. bản đồ, la bàn, GPS, bảng số liệu, các công cụ Internet.

D. bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, Internet, kĩ năng thực địa.

Đáp án: A

Giải thích:

Các công cụ quan trọng để học tập và tìm hiểu địa lí là bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, các thiết bị xác định hướng (la bàn, bản đồ trực tuyến, GPS,…).

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?

A. Công nhân xây nhà.

B. Xẻ núi làm đường.

C. Động đất làm nhà đổ.

D. Đổ đất lấp bãi biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Các hoạt động như xây nhà, xẻ núi làm đường, đổ đất lấp biển là hoạt động do con người làm (tác động là con người, con người tác động đến tự nhiên); còn động đất làm nhà đổ là một hiện tượng tự nhiên, những trận động đất mạnh gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

Câu 4. Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết nào sau đây?

A. Biểu đồ, sơ đồ, sách, vở, bút và kĩ năng thực địa.

B. Thiết bị xác định hướng, bản đồ, sổ ghi chép, bút.

C. Bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ, sổ ghi chép và bút bi.

D. Bản đồ trực tuyến, biểu đồ, bút, vở ghi chép, sách.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi học tập ngoài thực địa, chúng ta cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết như bản đồ, sổ ghi chép, bút và một số thiết bị xác định hướng (điện thoại, la bàn, GPS,…). Ngoài ra chúng ta cần có những kĩ năng thực địa khác (quan sát, ghi chép,…).

Câu 5. Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?

A. Bản đồ.

B. Biểu đồ.

C. Tranh, ảnh.

D. GPS.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thiết bị điện tử là thiết bị được dùng để xác định phương hướng như địa bàn (la bàn), GPS, khí áp kế,…

Câu 6. Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ

A. nhân - quả.

B. thống nhất.

C. chặt chẽ.

D. liên kết.

Đáp án: A

Giải thích:

Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí, trong đó một hiện tượng này là kết quả một mối liên hệ hoặc một số hiện tượng địa lí khác, được gọi là các quan hệ nhân - quả.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Sinh vật.

Đáp án: D

Giải thích:

Các thành phần của tự nhiên là khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước, sinh vật.

Câu 8. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Đáp án: D

Giải thích:

Internet là một công cụ học tập rất hữu ích, cho phép tìm hiểu kiến thức địa lí về mọi nơi trên thế giới, về mọi vấn đề mà mình quan tâm. Đó là một kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú.

Câu 9. Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh

A. học thay sách giáo khoa, sách bài tập.

B. học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.

C. thư giãn sau khi học xong bài về nhà.

D. xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong học tập, bản đồ đóng vai trò là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.

Câu 10. Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.

B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.

C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.

D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Đáp án: D

Giải thích:

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến. Tọa độ địa lí

Lý thuyết Bài 2: Bản đồ. Một số lưới kinh, vĩ tuyến. Phương hướng trên bản đồ

Lý thuyết Bài 3: Tỉ lệ bản đồ. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

Lý thuyết Bài 4: Kí hiệu và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ

Lý thuyết Bài 5: Lược đồ trí nhớ

1 739 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: