Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11 (Kết nối tri thức): Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 971 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

1. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh

- Quá trình nội sinh là quá trình xảy ra trong lòng đất, làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất. 

- Quá trình ngoại sinh là quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Quá trình ngoại sinh có xu hướng phá vỡ, san bằng địa hình do nội sinh tạo nên, làm cho bề mặt Trái Đất bằng phẳng hơn.

2. Hiện tượng tạo núi

- Hiện tượng tạo núi: Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa.

- Các ngọn núi trẻ sau khi được tạo thành do nội sinh, do tác động của gió, nước,... đã bị bào mòn trở thành núi già. Đỉnh núi có xu hướng tròn hơn, sườn thoải dần.

- Quá trình nội sinh có xu hướng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề hơn.

- Quá trình ngoại sinh có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất.

- Nếu tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh,  thì bề mặt địa hình sẽ ngày càng trở nên gồ ghề. Nếu tác động của ngoại sinh mạnh hơn nội sinh thì bề mặt địa hình sẽ ngày càng bằng phẳng.

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Câu 1. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.

B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.

C. Tạo ra các dạng địa hình mới.

D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích:

Nội lực có xu hướng tạo ra dạng địa hình mới và tạo ra các dạng địa hình lớn.

Câu 2. Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng các phản ứng hóa học.

D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,… => Đáp án B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân là không đúng.

Câu 3. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. năng lượng trong lòng Trái Đất.

B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. năng lượng từ biển và đại dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất. Nguyên nhân sinh ra nội lực: Chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy chất phóng xạ, sự chuyển dịch của các dòng vật theo quy luật của trọng lực, năng lượng các phản ứng hóa học,…

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

A. động đất, núi lửa, sóng thần.

B. hoạt động vận động kiến tạo.

C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.

D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngoại lực là lực có nguồn gốc ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời vì dưới tác dụng của Mặt Trời, đá trên bề mặt thạch quyển bị phá hủy và năng lượng của các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, băng tuyết,...) trực tiếp hay gián tiếp đều có liên quan đến bức xạ Mặt Trời.

Câu 5. Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại lực?

A. Hang động caxtơ.

B. Các đỉnh núi cao.

C. Núi lửa, động đất.

D. Vực thẳm, hẻm vực.

Đáp án: A

Giải thích:

Ở các khu vực núi đá vôi, nước hòa tan các hợp chất CaCO3 có trong đá vôi và tạo thành các dạng địa hình mới lạ như hang động, khối nhũ với nhiều hình thù đặc sắc. Đây là tác động của quá trình phong hóa hóa học, thuộc hoạt động ngoại lực.

Câu 6. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

A. Động đất, núi lửa.

B. Sóng thần, xoáy nước.

C. Lũ lụt, sạt lở đất.

D. Phong hóa, xâm thực.

Đáp án: A

Giải thích:

Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất.

Câu 7. Vận động tạo núi là vận động

A. nâng lên - hạ xuống.

B. phong hóa - sinh học.

C. uốn nếp - đứt gãy.

D. bóc mòn - vận chuyển.

Đáp án: A

Giải thích:

Vận động tạo núi là vận động nâng lên - hạ xuống do tác động của nội và ngoại lực.

Câu 8. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

A. Xâm thực.

B. Bồi tụ.

C. Đứt gãy.

D. Nấm đá.

Đáp án: C

Giải thích:

Tác động của nội lực biểu hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra phun trào núi lửa hay động đất,...

Câu 9. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.

B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.

C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.

D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm là hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời và hỗ trợ với nhau.

Câu 10. Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Nâng lên, hạ xuống.

B. Uốn nét, đứt gãy.

C. Động đất, núi lửa.

D. Mài mòn, bồi tụ.

Đáp án: D

Giải thích:

Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo. Mài mòn, thổi mòn là do tác động của ngoại lực lên bề mặt Trái Đất.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Núi lửa và động đất

Lý thuyết Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái Đất. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

1 971 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: