Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14 (Kết nối tri thức): Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 1,624 16/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 14: Thực hành đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn

- Khái niệm:

Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình (độ cao, độ dốc,..) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức và màu sắc.

- Đường đồng mức:

+ Là đường nối liền các điểm có cùng độ cao.

+ Khoảng cao đều là các đường đồng mức cách nhau cùng một độ cao.

+ Các đường đồng mức càng gần nhau địa hình càng dốc, các đường đồng mức càng xa nhau địa hình càng thoải.

Tài liệu VietJack

- Hướng dẫn đọc lược đồ:

+ Xác định khoảng cao đều.

+ Căn cứ vào khoảng cao đều để tính độ cao của các địa điểm trên lược đồ.

+ Căn cứ vào khoảng cách của các đường đồng mức ta biết được độ dốc của địa hình.

+ Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.

2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản

- Khái niệm: lát cắt địa hình là hình vẽ thể hiện được hình dáng, độ cao của các loại địa hình dọc theo một tuyến cắt nhất định.

- Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:

+ Xác định điểm đầu và điểm cuối của lát cắt.

+ Căn cứ vào 2 điểm mốc ta biết được: hướng lát cắt, các điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt, sự thay đổi độ dốc,...mà lát cắt đi qua.

+ Mô tả sự thay đổi địa hình.

+ Dựa vào tỉ lệ lát cắt để tính khoảng cách giữa các địa điểm.

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 14: Bài tập chuyên đề cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Câu 1. Núi trẻ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sườn dốc.

B. Đỉnh cao nhọn.

C. Đỉnh tròn.

D. Thung lũng sâu.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình thái núi trẻ: có các đỉnh cao nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

Câu 2. Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

A. vàng.

B. sắt.

C. đồng.

D. chì.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoáng sản kim loại: Kim loại đen (sắt, mangan, titan, crôm,…); kim loại màu (đồng, chì, kẽm,...).

Câu 3. Ở trên đại dương vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 20 - 30km.

B. Dưới 20km.

C. 30 - 40km.

D. Trên 40km.

Đáp án: B

Giải thích:

Vỏ Trái Đất chỉ có độ dày từ 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương nhưng ở những khu vực có các khối núi cao đồ sộ trong lục địa, vỏ Trái Đất dày đến 70km.

Câu 4. Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

Đáp án: D

Giải thích:

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp, đó là: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (hay còn gọi là lõi).

Câu 5. Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

A. Núi lửa.

B. Đứt gãy.

C. Vận chuyển.

D. Uốn nếp.

Đáp án: C

Giải thích:

Tác động của nội lực biểu hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống, uốn nếp hay đứt gãy, gây ra phun trào núi lửa hay động đất,...

Câu 6. Địa hình đồi không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn và đồi thoải.

B. Sườn dốc và nhô cao.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Đáp án: B

Giải thích:

Đồi có đặc điểm là địa hình nhô cao, có đỉnh tròn và đồi thoải. Độ cao tương đối không quá 200m. Thường tập trung thành vùng.

Câu 7. Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

A. đồng.

B. khí đốt.

C. titan.

D. mangan.

Đáp án: B

Giải thích:

Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu) là: Than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt,...

Câu 8. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

A. Xói mòn.

B. Phong hoá.

C. Hạ xuống.

D. Xâm thực.

Đáp án: C

Giải thích:

Ngoại lực (ngoại sinh) là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Tác động thông qua phong hóa, xâm thực, vận chuyển, bồi tụ,... Kết quả là san bằng, hạ thấp địa hình. Còn sự nâng lên hay hạ xuống là tác động của nội lực (nội sinh).

Câu 9. Các vùng đất xung quanh núi lửa đã dập tắt thuận lợi phát triển

A. trồng trọt.

B. công nghiệp.

C. chăn nuôi.

D. thủy điện.

Đáp án: A

Giải thích:

Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về du lịch, đất ở xung quanh rất màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện nhiệt, khai thác nước khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng.

Câu 10. Một số quốc gia ở Đông Nam Á biển đảo nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương.

B. Bắc Băng Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Thái Bình Dương.

Đáp án: D

Giải thích:

Vành đai lửa Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương. Hình dạng tương tự vành móng ngựa và dài khoảng 40 000km, bắt đầu từ phía Tây Nam Mĩ lên tây Hoa Kì kéo sang Nhật Bản, Philippin, Indonesia,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

Lý thuyết Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu

Lý thuyết Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa

Lý thuyết Bài 19: Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước

1 1,624 16/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: