Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21 (Kết nối tri thức): Biển và đại dương

Tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 21: Biển và đại dương ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Địa Lí 6.

1 2,609 16/01/2023
Tải về


Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

1. Đại dương thế giới

- Khái niệm: Đại dương là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Có 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.

Tài liệu VietJack

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

a. Độ muối

- Nước trong biển và đại dương là nước mặn.

- Độ muối trung bình ở đại dương là 35%.

- Độ muối của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%.

b. Nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình của nước biển khoảng 170C.

- Do ảnh hưởng của lượng bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở từng vùng khác nhau:

+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24 - 270C.

+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16 - 180C.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng biển

- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Nguyên nhân: do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

- Sóng thần: là sóng lớn cao trên 20m, di chuyển nhanh theo chiều ngang, có sức tàn phá khủng khiếp; nguyên nhân do động đất, núi lửa ngầm hoặc bão.

b. Thủy triều

- Khái niệm: là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

- Biểu hiện:

+ Thời gian: 1 chu kì kéo dài 1 tháng.

+ Triều cường: mỗi tháng có 2 lần thủy triều lên lớn nhất vào ngày trăng tròn và không trăng.

+ Triều kém: mỗi tháng có 2 lần thủy triều xuống thấp nhất vào các ngày trăng khuyết.

- Chế độ thủy triều ở mọi nơi không giống nhau.

c. Dòng biển

- Khái niệm: là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy có nhiệt độ khác nhau trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới.

- Phân loại:

+ Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.

+ Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

Tài liệu VietJack

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương

Câu 1. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Đại Tây Dương.

D. Châu Nam Cực.

Đáp án: D

Giải thích:

Trên thế giới có 4 đại dương, đó là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Câu 2. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Đáp án: B

Giải thích:

Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.

Câu 3. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

A. Trăng tròn và không trăng.

B. Trăng khuyết và không trăng.

C. Trăng tròn và trăng khuyết.

D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Đáp án: A

Giải thích:

Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày trăng tròn và không trăng. Đó là các ngày triều cường.

Câu 4. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Gơn-xtrim.

C. Dòng biển Grơn-len.

D. Dòng biển Đông Úc.

Đáp án: C

Giải thích:

Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Grơn-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,…

Câu 5. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

A. sóng biển.

B. dòng biển.

C. thủy triều.

D. triều cường.

Đáp án: A

Giải thích:

Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là sóng biển.

Câu 6. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.

Đáp án: A

Giải thích:

Trên các biển và đại dương có hai loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Câu 7. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển.

B. Sóng ngầm.

C. Sóng biển.

D. Thủy triều.

Đáp án: D

Giải thích:

Thủy triều được hình thành chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. gió thổi.

B. núi lửa.

C. thủy triều.

D. động đất.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.

Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.

B. chuyển động của dòng khí xoáy.

C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Đáp án: D

Giải thích:

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do hoạt động của động đất ngầm dưới đáy biển gây ra.

Câu 10. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do

A. hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.

B. các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

C. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

D. các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.

Đáp án: C

Giải thích:

Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 23: Sự sống trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 24: Rừng nhiệt đới

Lý thuyết Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Lý thuyết Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu môi trường tự nhiên địa phương

1 2,609 16/01/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: