Trang chủ Tổng hợp Khoa học xã hội Tổng hợp kiến thức môn Xã hội (Lịch sử, Địa, lí, Công dân,...)

Tổng hợp kiến thức môn Xã hội (Lịch sử, Địa, lí, Công dân,...)

Tổng hợp kiến thức môn Xã hội (Lịch sử, Địa, lí, Công dân,...) - PHẦN 2

  • 46 lượt thi

  • 37 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

13/01/2025

Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. 

*Tìm hiểu thêm: "Khái quát tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại"

- Ở phương Đông:

+ Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

+ Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa..

+ Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

- Ở phương Tây:

+ Khoảng thiên niên kỉ III TCN - năm 476, nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.

+ Trong thời hậu kì trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và những tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đã khiến văn minh Tây Âu tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

 


Câu 2:

13/01/2025

Một biểu hiện quan trọng về cuộc tập dượt của đảng và quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở việt nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Một biểu hiện quan trọng về cuộc tập dượt của Đảng và quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là giành chính quyền về tay nhân dân.

*Tìm hiểu thêm: "Ý nghĩa lịch sử và bài hoạc kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931."

a. Ý nghĩa lịch sử.

- Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Khối liên minh công – nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế cộng sản đã công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản.

- Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

b. Bài học kinh nghiệm

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương nhiều bài học kinh nghiệm về:

+ Công tác tư tưởng.

+ Xây dựng khối liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Lãnh đạo quần chúng giành và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935

 


Câu 3:

13/01/2025

Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.

*Tìm hiểu thêm: "Sinh vật"

- Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú (động vật ăn thực vật cũng là thức ăn của động vật ăn thịt).

- Sinh vật chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

 


Câu 4:

13/01/2025

Sự khác nhau về lượng mưa đầu mùa hạ giữa đông trường sơn và tây nguyên chủ yếu do tác động của

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Sự khác nhau giữa sườn Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu do: các loại gió hướng tây nam và các loại gió hướng đông bắc với dãy Trường Sơn Nam

- Các loại gió hướng tây nam thổi vào mùa hạ, gây mưa trực tiếp cho vùng đón gió ở Tây Nguyên và Nam Bộ, trong khi sườn Đông Trường Sơn do ở vị trí khuất gió nên không có mưa.

- Ngược lại các loại gió hướng đông bắc thổi từ biển vào đem lại mưa lớn cho sườn Đông Trường Sơn, thì Tây Nguyên và Nam Bộ lại bước vào mùa khô.

*Tìm hiểu thêm: "Gió mùa"

- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.

+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.

* Gió mùa mùa đông

- Hướng: Đông Bắc.

- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.

- Phạm vi: Miền Bắc.

- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.

- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

 


Câu 5:

13/01/2025

Chị H một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cử đi học Đại học theo diện cử tuyển. Khi ra trường quay trở lại địa phương công tác, chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình kinh tế hành hóa gắn với thế mạnh của địa phương. Sau 3 năm triển khai, mô hình đã mang lại thu nhập ổn định đồng thời giải quyết việc làm cho bà con dân tộc. Với những đóng góp của mình, chị vinh dự được giới thiệu ra ứng cử hội đồng nhân dân xã và trúng với số phiếu rất cao. Chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh vực nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh giáo dục, chính trị và kinh tế.

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc"

* Bình đẳng về chính trị

- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.

* Bình đẳng về kinh tế

- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.

* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.

- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

 


Câu 6:

13/01/2025

Miền bắc và Đông Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Miền Bắc và Đông Bắc Bộ có đặc điểm gió mùa Đông Bắc mạnh nhất, tạo nên một mùa đông lạnh

*Tìm hiểu thêm: "Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ"

- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.

- Địa hình:

+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.

+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.

- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.

- Khí hậu:

+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.

+ Có nhiều biến động thời tiết.

- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.

- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.

- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.

- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)

 


Câu 7:

13/01/2025

Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục thể hiện các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên trong lĩnh vực giáo dục thể hiện ở chỗ, các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về cơ hội học tập

*Tìm hiểu thêm: "Bình đẳng về văn hóa, giáo dục"

- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.

- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo

 


Câu 8:

13/01/2025

Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: - Trong nền kinh tế thị trường:

+ Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.

*Tìm hiểu thêm: "Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế"

- Cạnh tranh có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường:

+ Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Để giành được lợi nhuận tối đa, các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tìm cách tận dụng tốt nhất các nguồn lực và lợi thế, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất.

+ Cạnh tranh tạo điều kiện để người tiêu dùng được tiếp cận hàng hóa dịch vụ chất lượng tốt, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý. Do đó, nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội được đáp ứng ngày càng tốt hơn.

+ Nhờ có cạnh tranh, các nguồn lực kinh tế được sử dụng linh hoạt và hiệu quả, cạnh tranh trở thành động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết KTPL 11 Bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

 


Câu 9:

13/01/2025

Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quốc tế sau chiến tranh?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Hội nghị Ianta đã làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung hội nghị"

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 


Câu 10:

13/01/2025

Thời cổ đại người ai cập thảo về hình học là do?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thời cổ đại người Ai Cập thảo về hình học là do phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp

*Tìm hiểu thêm: "Người Ai Cập"

- Dùng chữ tượng hình.

- Biết làm các phép tính theo hệ đếm, thập phân.

- Kĩ thuật ướp xác.

- Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc nổi tiếng, như: kim tự tháp….

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

 


Câu 11:

13/01/2025

Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình đồi trung du nước ta?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Đặc điểm không đúng với địa hình đồi trung du nước ta là các bậc thềm phù sa cổ được phủ badan 

*Tìm hiểu thêm: "Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người"

Bán bình nguyên và vùng đồi trung du

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng.

Bán bình nguyên

- Vị trí: Đông Nam Bộ.

- Đặc điểm: Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan.

Đồi trung du

- Vị trí: Rìa phía Bắc, phía Tây đồng bằng sông Hồng, ven biển ở dải đồng bằng miền Trung.

- Đặc điểm: Phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

 


Câu 12:

14/01/2025

Khó khăn khách quan của nền kinh tế nhật bản từ những năm 1952-1973 là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Đáp án A, B: là khó khăn với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1952.

- Đáp án C: là khó khăn chủ quan với Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1973.

- Đáp án D: là yếu tố khách quan tác động đến kinh tế Nhật => Khó khăn khách quan đối với Nhật giai đoạn 1952 – 1973

*Tìm hiểu thêm: "Khó khăn, thách thức của nền kinh tế Nhật Bản."

1 - Lãnh thổ hẹp, dân đông, nghèo tài nguyên, thường xảy ra thiên tai, phải phụ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập từ bên ngoài.

2 - Cơ cấu kinh tế mất cân đối (giữa các vùng kinh tế, các ngành sản xuất,...).

3 - Chịu sự cạnh tranh gay gắt của Mỹ, Tây Âu, NICs, Trung Quốc…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

 


Câu 13:

14/01/2025

Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong công nghiệp là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Tăng trưởng xanh trong công nghiệp

- Sản xuất các sản phẩm chất lượng cao; sử dụng vật liệu mới, năng lượng tái tạo.

- Đổi mới trang thiết bị kĩ thuật làm tăng năng suất lao động; chế tạo, sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao.

- Sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện"

- Giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, động lực phát triển kinh tế.

- Hướng tới sử dụng tài nguyên hiệu quả, tăng năng suất lao động, giảm tác động đến môi trường.

- Giảm bất bình đẳng thông qua tiêu dùng xanh, đổi mới sản xuất và kinh doanh.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và môi trường xanh

 


Câu 14:

14/01/2025

Công nghiệp năng lượng ở nước ta được chia thành?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Công nghiệp năng lượng nước ta được chia thành 2 phân ngành (khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất điện).

*Tìm hiểu thêm: "Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng"

- Cơ cấu có 3 nhóm với 29 ngành: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta: Năng lượng, Chế biến lương thực - thực phẩm, Dệt - may, Hoá chất - phân bón - cao su, Cơ khí - điện tử,...

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

 


Câu 15:

14/01/2025

Nhận định nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô là đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam.

*Tìm hiểu thêm: "Phần lãnh thổ phía Bắc"

- Vị trí: Từ dãy Bạch Mã trở ra.

- Thiên nhiên: Đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên miền Bắc có mùa đông với 2-3 tháng lạnh (t0 < 180C) thể hiện rõ ở đồng bằng Bắc Bộ và trung du phía Bắc.

- Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa.

- Sinh Vật: Thành phần thực vật, động vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và các loài cây ôn đới (sa mu, pơ mu), các loài thú có lông dầy như: gấu, chồn,... Ở vùng đồng bằng vào mùa đông trồng được cả các loài rau ôn đới.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hoá đa dạng

 


Câu 16:

14/01/2025

Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật là buộc họ phải chấm dứt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt hành vi trái pháp luật

*Tìm hiểu thêm: "Trách nhiệm pháp lí"

- Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

- Mục đích:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

+ Buộc họ phải chịu những thiệt hại, hạn chế nhất định.

+ Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt, khắc phục hậu quả.

+ Ngăn chặn họ tiếp tục vi phạm pháp luật.

+ Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, răn đe, củng cố niềm tin, khuyến khích mọi người tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 2: Thực hiện pháp luật

 


Câu 17:

14/01/2025

Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của nhật bản từ nhiều thập kỷ qua là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, do là nước bại trận, Nhật hoàn toàn dựa vào Mĩ về mặt chính trị và quân sự.

+ Nhật Bản chủ trương liên kết chặt chẽ với Mĩ, Nhật kí kết Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô (9 – 1951) và kết thúc chế độ chiếm đóng của quân đội Đồng minh vào năm 1952.

+ Ngày 8 – 9 – 1951, kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, đặt nền tản cho quan hệ hai nước. Với hiệp ước này, Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ ở châu Á – Thái Bình Dương, chống các nước chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc.

- Từ năm 1952 đến năm 1973: Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và cũng trong năm này là thành viên của Liên hợp quốc.

*Tìm hiểu thêm: "Chính trị"

a. Đối nội:

- Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, tiếp tục duy trì và phát triển nền dân chủ tư sản.

- Dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Ikeda Hayato, Nhật Bản chủ trương xây dựng “nhà nước phúc lợi chung”.

b. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ (Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn).

- Bước đầu đa dạng hóa quan hệ ngoại giao.

+ 1956, bình thường hóa quan hệ với Liên Xô.

+ 1956, Nhật Bản ra nhập Liên Hợp quốc.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

 


Câu 18:

14/01/2025

Biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng sản xuất ở nước ta là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Biện pháp chủ yếu để bảo vệ rừng sản xuất là duy trì diện tích và chất lượng rừng.

*Tìm hiểu thêm: "Tài nguyên rừng"

* Hiện trạng

Tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.

- Năm 1943: 70% diện tích rừng vẫn là rừng giàu.

- Hiện nay: 70% diện tích là rừng nghèo, mới phù hồi.

* Nguyên nhân

- Kinh tế - xã hội: khai thác bừa bãi, du canh du cư,…

- Tự nhiên: cháy rừng, sạt lở đất, lở núi,…

* Biện pháp

- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.

- Nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng:

+ Rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

+ Rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

 


Câu 19:

14/01/2025

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

+ Hội nghị tháng 11/1939: xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập; thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương Điều này cũng có nghĩa sẽ giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ ba nước Đông Dương.

+ Hội nghị tháng 5/1941: hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Sau khi đánh đuổi đế quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điề này cũng có nghĩa giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương – giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung Hội nghị 5/1941"

- Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc .

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.

- Sau khi đánh đuổi Pháp –Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .

- Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương .

- Thay tên các hội phản đế thành hội Cứu quốc , giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campu chia

- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở Việt Nam: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, Hội nghị chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

 


Câu 20:

14/01/2025

Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của đông nam á lục địa?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Địa hình ĐNA lục địa bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc – đông nam, tây – đông nên C không đúng.

*Tìm hiểu thêm: " Điều kiện tự nhiên"

Điều kiện

Đông Nam Á lục địa

Đông Nam Á biển đảo

Địa hình

- Bị chia cắt mạnh.

- Hướng núi: TB - ĐN, B - N.

- Đồng bằng tập trung ven biển.

- Ít đồng bằng.

- Nhiều đồi núi và núi lửa.

- Nhiều đảo và quần đảo.

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa.

- Có phần lãnh thổ có mùa đông lạnh (Việt Nam, Mianma).

- Nhiệt đới gió mùa.

- Xích đạo.

Sông ngòi

- Mạng lưới dày đặc.

- Có nhiều sông lớn.

- Sông ngắn, dốc.

Khoáng sản

- Đa dạng: dầu mỏ, sắt, khí tự nhiên, thiếc than,…

- Dầu mỏ, than, đồng,…

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 11 Bài 11: Đông Nam Á – Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội

 


Câu 21:

14/01/2025

Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa liên xô và mỹ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa liên xô và mỹ là do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc.

*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây."

* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.

- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.

* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.

- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.

⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.

* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.

- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.

⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.


Câu 22:

14/01/2025

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách đất nước ở Xiêm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: - Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX có nhiều điểm tương đồng:

+ Bối cảnh: Tiến hành khi đất nước đang phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân, đế quốc phương Tây.

+ Mục đích : bảo vệ nền độc lập dân tộc và phát triển đất nước.

+ Nội dung : tiến hành cải cách toàn diện, trên nhiều lĩnh vực. Nội dung cải cách được học hỏi từ hình mẫu của các nước tư bản phương Tây.

+ Kết quả : cải cách thành công (ở những mức độ khác nhau), đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây và hướng sự phát triển của đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung thực hiện Cuộc duy tân Minh Trị"

- Chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân,...

- Kinh tế: thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường; cho phép mua bán ruộng đất, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải...

- Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự, công nghiệp quốc phòng được chú trọng phát triển ...

- Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc; chú trọng khoa học – kĩ thuật trong giảng dạy,...

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 1: Nhật Bản

 


Câu 23:

14/01/2025

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ thực dân pháp thi hành chính sách kinh tế nào ở Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế chỉ huy, tăng mức thuế cũ, đặt thêm thuế mới, đồng thời sa thải bớt công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm,…

*Tìm hiểu thêm: "Kinh tế"

* Chính sách của Pháp:

- Tăng cường vơ vét sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho chiến tranh thế giới thứ hai.

- Thi hành chính sách “kinh tế chỉ huy”.

* Chính sách của Nhật:

- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, bắt nhân dân nhổ lúa, ngô trồng đay, thầu dầu phục vụ cho chiến tranh.

- Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ như: than, sắt, cao su,..

- Đầu tư, mở mang một số ngành công nhân phục vụ nhu cầu quân sự như: khai thác sắt, crôm,...

⇒ Hậu quả: + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam ngày càng vơi cạn.

+ Kinh tế Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời

 


Câu 24:

14/01/2025

Đâu không phải là mục đích của chiến lược kinh tế vĩ mô (1996) ở Nam Phi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Mục đích không phải là của chiến lược kinh tế vĩ mô (1996) ở Nam Phi là duy trì sự bóc lột kinh tế với người da đen.

*Tìm hiểu thêm: "CỘNG HÒA NAM PHI"

- Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.

- Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo đối với người da đen và da màu.

- Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

- Năm 1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.

- Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

- Chính quyền mới ở Nam Phi đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô (6-1996) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc là và cải thiện mức sống nhân dân,..

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 6: Các nước Châu Phi

 


Câu 25:

15/01/2025

Loại hình nhà ở truyền thống của người Kinh là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Loại hình nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất

*Tìm hiểu thêm: "Nhà ở"

+ Ở trong các ngôi nhà trệt, được xây bằng gạch hoặc đắp đất.

+ Mỗi gia đình có một khuôn viên với một vài ngôi nhà, trong đó ngôi nhà chính để thờ cúng, tiếp khách, sinh hoạt gia đình, cất giữ đồ đạc quý; các ngôi nhà khác để nấu ăn, cất giữ dụng cụ lao động, lương thực, thực phẩm,...

+ Ngày nay, kiến trúc nhà ở của người Kinh thay đổi theo hướng hiện đại, tiện dụng hơn.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

 


Câu 26:

15/01/2025

Hiện nay dân số việt nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Hiện nay dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh tương đối thấp do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.

*Tìm hiểu thêm: "Cơ cấu dân số"

* Theo tuổi: Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi

- Tỉ lệ trẻ em (0 - 14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.

- Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 - 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.

* Theo giới

- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.

- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:

+ Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.

+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số

 


Câu 27:

15/01/2025

Nói hàng hóa là một phạm trù lịch sử là vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa. Vậy đáp án đúng là chỉ ra đời và tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa.

*Tìm hiểu thêm: "Hàng hóa là gì"

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra.

+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.

- Các dạng tồn tại :

+ Dạng vật thể (hữu hình)

+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ

 


Câu 28:

15/01/2025

Ở Việt Nam gió tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Ở Việt Nam gió tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất tại khu vực Duyên hải miền Trung 

*Tìm hiểu thêm: "Tính chất đa dạng và thất thường"

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông và theo độ cao.

+ Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

* Khu vực Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

* Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

+ Ở những miền núi cao khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu: nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao.

- Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh

+ Biểu hiện: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm bão ít, năm bão nhiều…

+ Mưa lớn thường do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên, tập trung ở các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

 


Câu 29:

15/01/2025

Theo quyết định của hội nghị Ianta (tháng 2-1945), Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945). Liên Xô không được phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Tây Âu.

*Tìm hiểu thêm: "Nội dung hội nghị"

1 - Mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

2 - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

3 - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít , phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

- Ở châu Âu:

+ Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.

+ Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.

+ Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.

- Ở châu Á:

+ Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến chống Nhật: 1. Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.

+ Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

 


Câu 30:

15/01/2025

Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ 

*Tìm hiểu thêm: "Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển"

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

 


Câu 31:

15/01/2025

Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

*Tìm hiểu thêm: "Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức"

+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.

+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

 


Câu 32:

15/01/2025

Nội dung văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là đảm bảo đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành (có hiệu lực pháp lí thấp hơn) không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo đặc trưng tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, nhằm tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

*Tìm hiểu thêm: "Đặc trưng của pháp luật"

- Tính quy phạm phổ biến

+ Pháp luật là khuôn mẫu chung, áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực.

+ Là ranh giới phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

+ Làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật.

- Tính quyền lực, bắt buộc chung

+ Là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức.

+ Những người vi phạm pháp luật sẽ bị áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo hoặc để khắc phục hậu quả do việc làm trái pháp luật gây nên.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

+ Được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật: diễn đạt chính xác, một nghĩa.

+ Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền ban hành đều được quy định rõ trong “Hiến pháp” và “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.

+ Văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành à mọi văn bản pháp luật đều không được trái với Hiến pháp và tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết GDCD 12 Bài 1: Pháp luật và đời sống

 


Câu 33:

15/01/2025

Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió phơn Tây Nam gây ra

*Tìm hiểu thêm: "Gió mùa mùa hạ"

- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).

- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).

- Phạm vi: Cả nước.

- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.

- Tính chất: Nóng, ẩm.

- Hệ quả:

+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

 


Câu 34:

15/01/2025

Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Điểm mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX là cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

*Tìm hiểu thêm: "NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991"

1. kinh tế:

- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.

- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

2. Đối ngoại.

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh đến việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

 


Câu 35:

15/01/2025

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Giải thích: Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là sự hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các khu công nghiệp,…

*Tìm hiểu thêm: "Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế"

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 


Câu 36:

15/01/2025

Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một quốc gia cho?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành cường quốc chính trị để tương xứng với vị trí siêu cường về kinh tế.

*Tìm hiểu thêm: "Chính trị"

a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.

b. Đối ngoại:

- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).

- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:

+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.

+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.

- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản

 


Câu 37:

15/01/2025

Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Giải thích: Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi 

*Tìm hiểu thêm: "Đời sống tinh thần"

- Tín ngưỡng, tôn giáo

+ Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng thờ đa thần, duy trì tín ngưỡng phồn thực.

+ Trong quá trình giao lưu buôn bán với Ấn Độ, người Phù Nam đã tiếp nhận các tôn giáo như: Phật giáo, Hin-đu giáo,...

- Phong tục, tập quán:

+ Phong tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức như thuỷ táng (thả xác xuống sông), hoả táng (đốt xác), thổ táng (chôn dưới đất) và điểu táng (để xác ngoài đồng cho chim ăn).

+ Khi gia đình có tang, người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

 


Bắt đầu thi ngay