Lý thuyết GDCD 11 Bài 2 (mới 2023 + Bài Tập): Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 2.

1 21,351 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ

I. Nội dung bài học

1. Hàng hóa

a. Hàng hóa là gì

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Một số loại hàng hóa

- Ba điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa:

+ Do lao động tạo ra.

+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

+ Trước khi đi vào tiêu dung phải thông qua mua – bán.

- Các dạng tồn tại :

+ Dạng vật thể (hữu hình)

+ Dạng phi vật thể (hàng hóa dịch vụ).

b. Hai thuộc tính của hàng hóa

- Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Giá trị của hàng hóa:

+ Được biểu hiện ra bên ngoài thông qua giá trị trao đổi của nó.

+ Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

=>Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá

trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.

2. Tiền tệ

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Một số tờ tiền của Việt Nam hiện nay

a. Nguồn gốc tiền tệ

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị.

- Có bốn hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.

- Bốn hình thái giá trị (đọc thêm)

+ Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

+ Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng.

+ Hình thái giá trị chung.

+ Hình thái tiền tệ.

b. Các chức năng của tiền tệ

- Thước đo giá trị

+ Tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa (giá cả).

+ Giá cả hàng hóa quyết định bởi các yếu tố: giá trị hàng hóa, giá trị của tiền tệ, quan hệ cung – cầu hàng hóa.

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa theo công thức: Hàng – tiền – hàng.

+ Người ta bán hàng hóa lấy tiền rồi dùng tiền để mua hàng hóa mình cần.

- Phương tiện cất trữ

+ Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.

+ Tiền là đại biểu cho của cải của xã hội dưới hình thái giá trị, nên việc cất trữ tiền là hình thức cất trữ của cải.

- Phương tiện thanh toán

+ Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán (trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…)

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Tiền là phương tiện giao dịch khi mua bán hàng hóa

+ Chức năng này làm cho quá trình mua bán diễn ra nhanh hơn, nhưng cũng khiến người sản xuất và trao đổi hàng hóa phụ thuộc vào nhau nhiều hơn.

- Tiền tệ thế giới

+ Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm nhiệm vụ di chuyển của cải từ trước đến nay sang nước khác.

+ Việc trao đổi tiền từ nước này sang nước khác tiến hành theo tỉ giá hối đoái. 

=> Năm chức năng của tiền tệ có quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền tệ phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

3. Thị trường

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

a. Thị trường là gì

Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

b. Các chức năng cơ bản của thị trường

- Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

- Chức năng thông tin

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:

=> Hiểu và vận dụng được các chức năng của thị trường sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành được lợi ích kinh tế lớn nhất và nhà nước cần ban hành những chính sách kinh tế phù hợp nhằm hướng nền kinh tế vào những mục tiêu xác định.

II. Liên hệ bài học với cuộc sống

Mỗi công dân chúng ta đều phải có sự đóng góp của mình dù ít hay nhỏ

- Thực hiện phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tăng cường dùng hàng trong nước để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tái đầu tư sản xuất.

Lý thuyết Hàng hóa - Thị trường - Tiền tệ | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

- Khi tham gia vào thị trường cần mua bán lành mạnh, không buôn bán gian lận để tạo một thị trường đảm bảo, có uy tín được người mua tin tưởng.

- Tránh để xảy ra tình trạng lạm phát. Bởi xảy ra lạm phát rất dễ nhưng giải quyết được lạm phát rất khó.

- Học tập tốt, rèn luyện tốt ban thân để có thể trở thành một công dân tốt, người lao động tốt có kiến thức để đóng góp cho đất nước.

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường

Nhận biết

Câu 1. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là

A. hàng hóa.                                              

B. tiền tệ.             

C. thị trường.                                             

D. lao động.

Đáp án: A

Giải thích: Hàng hóa là Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. (SGK GDCD 11/ trang 14)

Câu 2. Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

B. thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

C. thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

D. thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Thời gian lao động xã hội cần thiết tạo ra giá trị xã hội của hàng hóa.( SGK GDCD 11/ trang 16)

Câu 3. Công dụng nhất định thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người được gọi là

A. giá trị hàng hóa.                          

B. giá trị sử dụng của hàng hóa.

C. giá trị lao động.                                     

D. giá trị sức lao động.

Đáp án: B

Giải thích: Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.( SGK GDCD 11/ trang 14)

Câu 4. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng

A. khác nhau.                                            

B. giống nhau.              

C. ngang nhau.                                 

D. bằng nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau. (SGK GDCD 11/ trang 15)

Câu 5. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá được gọi là

A. giá trị của hàng hoá.                    

B. thời gian lao động xã hội cần thiết.       

C. tính có ích của hàng hoá.                      

D. thời gian lao động cá biệt.

Đáp án: A

Giải thích: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. (SGK GDCD 11/trang 16)

Câu 6. Tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng là thực hiện chức năng

A. phương tiện cất trữ.                     

B. phương tiện thanh toán.     

C. tiền tệ thế giới.                             

D. giao dịch quốc tế.

Đáp án: A

Giải thích: Làm phương tiện cất trữ tức là tiền rút khỏi lưu thông và được cất trữ, khi cần đem ra mua hàng.(SGK GDCD 11/trang 21)

Câu 7. Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán là thực hiện chức năng

A. phương tiện lưu thông.                          

B. phương tiện thanh toán.     

C. tiền tệ thế giới.                             

D. giao dịch quốc tế.

Đáp án: B

Giải thích:  Làm phương tiện thanh toán, tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: trả tiền mua chịu hàng hóa, trả nợ, nộp thuế…(SGK GDCD 11/Trang 21)

Câu 8. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá, là nội dung chức năng nào sau đây của thị trường?

A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

B. Chức năng thông tin.

C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.

D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Đáp án: A

Giải thích: Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng hoá là chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.(SGK GDCD 11/Trang 24)

Câu hỏi thông hiểu

Câu 9. Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

A. Giá trị trao đổi.                                     

B. Giá trị số lượng, chất lượng.        

C. Lao động xã hội của người sản xuất.    

D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.

Đáp án: A

Giải thích:

Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có

giá trị sử dụng khác nhau. (SGK GDCD 11/trang 15)

Câu 10. Yếu tố nào dưới đây quyết định giá cả hàng hoá?

A. Mức thu nhập của người tiêu dùng.

B. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

C. Giá trị của hàng hoá.

D. Xu hướng của người tiêu dùng.

Đáp án: C

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Lý thuyết Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Lý thuyết Bài 5: Cung - Cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Lý thuyết Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lý thuyết Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước

1 21,351 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: