Lý thuyết GDCD 11 Bài 6 (mới 2023 + Bài Tập): Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 6.
Lý thuyết GDCD 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
I. Nội dung bài học
1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
a. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí.
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
b. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Tính tất yếu khách quan:
- Tác dụng:
+ Tạo tiền đề phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân - nông dân - trí thức.
+ Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa – nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Tạo cơ sở vật chất – kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.
2. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước
Nội dung số 1: Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
- Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội, trên cơ sở áp dụng những thành tựu của Cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Nội dung số 2: Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.
- Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Nội dung số 3: Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
3. Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
- Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trong sản xuất, kinh doanh: lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
- Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
Ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất
- Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - công nghệ hiện đại.
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhận biết
Câu 1. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động
A. thủ công
B. cơ khí.
C. tự động hoá.
D. tiên tiến.
Đáp án: B
Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động cơ khí.(SGK GDCD 11/trang 49).
Câu 2. Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ
A. thủ công.
B. cơ khí.
C. tự động hoá.
D. tiên tiến.
Đáp án: C
Giải thích: Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyển từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ tự động hóa.(SGK GDCD 11/trang 49).
Câu 3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng
A. đưa nước ta trở thành cường quốc phát triển.
B. tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động xã hội.
C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Đáp án: B
Giải thích: Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tạo điều kiện để phát triển LLSX và tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.(SGK GDCD 11/trang 51).
Câu 4. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản và trọng tâm nhất của nước ta hiện nay là
A. công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
B. chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
C. xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật.
D. phát huy nguồn nhân lực.
Đáp án: A
Câu 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và
A. thương mại hiện đại.
B. dịch vụ hiện đại.
C. trang trại hiện đại.
D. dịch vụ tiên tiến.
Đáp án: B
Giải thích: Chuyển dịch cơ cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lí, hiện đại và hiệu quả là đi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và phát triển lên thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.(SGK GDCD 11/trang 52)
Câu 6. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội nên nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tính tất yếu khách quan.
B. Tính to lớn toàn diện.
C. Ý nghĩa của công nghiệp hóa.
D. Tác dụng của công nghiệp hóa.
Đáp án: A
Câu 7. Một trong những mục tiêu của CNH – HĐH là
A. nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
B. củng cố kinh tế nhà nước.
C. củng cố kinh tế tư nhân.
D. củng cố kinh tế tập thể.
Đáp án: A
Câu 8. Nội dung nào dưới đây nói lên tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay ?
A. Do yêu cầu phải phát triển công nghiệp.
B. Do nước ta là nước nông nghiệp lạc hậu.
C. Do nước ta có nền kinh tế phát triển thấp.
D. Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: D
Giải thích: Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, trình độ xã hội hóa cao, dựa trên nền tảng của khoa học và công nghệ tiên tiến. được hình thành và phân bố có kế hoạch trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. (SGK GDCD 11/trang 50)
Thông hiểu
Câu 9. Một trong những tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là
A. tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
B. tạo tiền phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật.
C. tạo ra lực lượng sản xuất mới.
D. tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Đáp án: C
Giải thích: Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân – nông dân – tri thức. (SGK GDCD 11/trang 51)
Câu 10. Phương án nào dưới đây không phải nguyên nhân tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
A. Do phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
B. Do phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
C. Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
D. Do nước ta nghèo và lạc hậu.
Đáp án: D
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Chủ nghĩa xã hội
Lý thuyết Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11