Lý thuyết GDCD 11 Bài 8 (mới 2023 + Bài Tập): Chủ nghĩa xã hội

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 8.

1 6094 lượt xem
Tải về


Lý thuyết GDCD 11 Bài 8: Chủ nghĩa xã hội

I. Nội dung bài học

1. Chủ nghĩa xã hội và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a. Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Giai đoạn đầu (giai đoạn thấp - chủ nghĩa xã hội): kinh tế phát triển, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Giai đoạn sau (giai đoạn cao - chủ nghĩa cộng sản): kinh tế phát triển mạnh mẽ, nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

b. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, xh công bằng, dân chủ, văn minh

- Do nhân dân lao động làm chủ

- Kinh tế phát triển cao, lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

- Con người sống tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện.

- Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau.

- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Lý thuyết Chủ nghĩa xã hội | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 21

2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

a. Tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Chủ nghĩa Mac – Lênin khẳng định có hai hình thức quá độ:

Lý thuyết Chủ nghĩa xã hội | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

- Đảng và nhân dân ta lựa chọn đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì:

+ Chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội thì dất nước mới thực sự độc lập.

+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới xóa bỏ được áp bức, bóc lột.

+ Đi lên chủ nghĩa xã hội mới có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, mọi người mới có điều kiện phát triển toàn diện.

=> Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện lịch sử, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại.

b. Đặc điểm thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

- Chính trị: Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

- Kinh tế: lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Văn hóa: Tồn tại nhiều loại, khuynh hướng khác nhau, tồn tại tư tưởng lạc hậu, phản động…

- Xã hội: có nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp, đời sống các vùng chưa đều, tệ nạn xã hội…

Lý thuyết Chủ nghĩa xã hội | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

Tình trạng tảo hôn ở Việt Nam

⇒ Những đặc điểm trên hiện nay đang tồn tại những có những cái tốt ta nên phát huy, những yếu tố cổ, lạc hậu không phù hợp ta cần loại bỏ, để sớm đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của Nhà nước

Nhận biết

Câu 1. Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất là

A. thành phần kinh tế.                                        

B. thành phần đầu tư.

C. lực lượng sản xuất.                                         

D. quan hệ sản xuất.

Đáp án: A

Giải thích: Thành phần kinh tế là Kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. (SGK GDCD 11/trang 57)

Câu 2. Ở nước ta hiện nay có những thành phần kinh tế nào sau đây?

A. Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định, ở nước ta có 5 thành phần kinh tế sau:  nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài. (SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 3. Kinh tế nhà nước có vai trò nào sau đây?

A. Cần thiết.                 

B. Chủ đạo.                  

C. Then chốt.                          

D. Quan trọng.

Đáp án: B

Giải thích: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. (SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 4. Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân là

A. kinh tế tập thể.                            

B. kinh tế Nhà nước.     

C. kinh tế tư nhân.                                     

D. kinh tế tư bản Nhà nước.

Đáp án: B

Giải thích: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế. (SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 5. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên

A. hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

B. hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.

C. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

D. hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

Đáp án: D

Giải thích: Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, bao gồm hình thức hợp tác nòng cốt trong đó hợp tác xã là nòng cốt. (SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 6. Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào dưới đây?

A. Nhà nước.                

B. Tư nhân.                   

C. Tập thể.          

D. Hỗn hợp.        

Đáp án: A

Giải thích: Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.( SGK GDCD 11/trang 58).

Câu 7. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên

A. hình thức sở hữu hỗn hợp về tư liệu sản xuất.

B. hình thức sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất.

C. hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

D. hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất.

Đáp án: C

Giải thích: Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. (SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 8. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan, vì lí do nào sau đây?

A. Nước ta có dân số đông, lao động nông nghiệp là chủ yếu.

B. Lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

C. Nước ta có rất nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau.

D. Nhu cầu giải quyết việc làm của nước ta rất lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở nước ta là một tất yếu khách quan, vì: nước ta bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội với lực lượng sản xuất thấp kém và nhiều trình độ khác nhau, nên có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất khác nhau.(SGK GDCD 11/trang 58)

Thông hiểu

Câu 9. Để xác định thành phần kinh tế cần căn cứ vào nội dung nào dưới đây?

A. Nội dung của từng thành phần kinh tế.          

B. Hình thức sở hữu.

C. Vai trò của các thành phần kinh tế        .                 

D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.

Đáp án: B

Giải thích: Hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ trực tiếp để xác định các thành phần kinh tế.(SGK GDCD 11/trang 58)

Câu 10. Thành phần kinh tế nhà nước khác với thành phần kinh tế tư bản nhà nước về

A. hình thức sở hữu TLSX.                                 

B. quan hệ quản lí.

C. quan hệ phân phối.                                         

D. quan hệ sản xuất.

Đáp án: A

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Lý thuyết Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Lý thuyết Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Lý thuyết Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

1 6094 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: