Lý thuyết GDCD 11 Bài 14 (mới 2023 + Bài Tập): Chính sách quốc phòng, an ninh
Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng, an ninh ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 14.
Lý thuyết GDCD 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng, an ninh
I. Nội dung bài học
1. Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng an ninh
a. Vai trò của quốc phòng và an ninh
- Trong chiến tranh: Cả nước hướng vào nhiệm vụ đánh thắng kẻ thù xâm lược để giành độc lập, tự do.
- Trong hòa bình: Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng không lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ vững chắc tổ quốc.
b. Nhiệm vụ của quốc phòng an ninh
- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện.
- Bảo vệ vững chắc chủ quyền , thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội.
- Duy trì trật tự , kỉ cương, an toàn xã hội.
- Góp phần giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ.
2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh
- Phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết dân tộc
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Kết hợp quốc phòng với an ninh
- Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng và an ninh
⇒ Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân trở thành lực lượng chính quy,tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đồng thời tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp của Đảng với quân đội nhân dân và công an nhân dân
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
- Tin tưởng vào chính sách quốc phòng an ninh của Đảng và nhà nước.
- Chấp hành pháp nghiêm chính pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự và bí mật quốc gia.
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu,thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
- Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự và công tác quốc phòng, an ninh ở nơi cư trú.
Thanh niên tham gia Nghĩa vụ quân sự
Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh
Câu hỏi nhận biết:
Câu 1. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc làm nào sau đây?
A. Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.
B. Không cần cảnh giác vì tiềm lực quốc phòng của nước ta rất hùng mạnh.
C. Chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi thấy cần thiết.
D. Chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta.
Đáp án: A
Giải thích: Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc là của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, công dân có trách nhiệm thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù.(SGK GDCD 11/trang 113)
Câu 2. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc
A. chấp hành pháp luật dân sự là đủ với những công dân không phải là bộ đội.
B. chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia.
C. chỉ khi nào nhà nước nhắc nhở mới chấp hành các chính sách quốc phòng và an ninh.
D. chỉ cảnh giác với các thế lực bên ngoài khi có sự đe dọa trực tiếp bằng vũ lực vào nước ta.
Đáp án: B
Giải thích: Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc công dân có trách nhiệm chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia. (SGK GDCD 11/trang 113)
Câu 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc
A. không cần thực hiện nghĩa vụ quân sự khi không có chiến tranh.
B. chỉ thực hiện nghĩa vụ quân sự khi bị bắt buộc.
C. sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. nghĩa vụ quân sự là của nhà nước.
Đáp án: C
Giải thích: Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc công dân có trách nhiệm sẵn sàng thực hiện nghĩa vị quân sự. (SGK GDCD 11/trang 113)
Câu 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh thể hiện ở việc
A. các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh là của nhà nước nên không quan tâm.
B. chỉ tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh khi bị bắt buộc.
C. tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh ở nơi cư trú.
D. không cần tham gia các hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Đáp án: C
Giải thích: Đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc công dân cần tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh ở nơi cư trú. (SGK GDCD 11/trang 113)
Câu 5. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta phải luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
A. quốc phòng và an ninh.
B. quốc tế.
C. của khoa học và công nghệ.
D. thời đại.
Đáp án: D
Giải thích: Sức mạnh dân tộc bao gồm truyền thống tốt đẹp , sức mạnh của tinh thần và vật chất của dân tộc. Sức mạnh thời đại là sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. (SGK GDCD/trang 112)
Câu 6. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi chúng ta phải kết hợp quốc phòng với
A. chiến tranh nhân dân.
B. an ninh.
C. quốc phòng toàn dân.
D. biên phòng.
Đáp án: B
Giải thích: Kết hợp quốc phòng với an ninh là kết hợp của lực lượng và thế trận quốc phòng với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh .(SGK GDCD 11/trang 112)
Câu 7. Những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dân tộc là
A. sức mạnh dân tộc.
B. sức mạnh thời đại.
C. sức mạnh tinh thần.
D. sức mạnh thể chất.
Đáp án: A
Giải thích: Sức mạnh dân tộc bao gồm những truyền thống tốt đẹp, sức mạnh cảu văn hóa tinh thần và sức mạnh vật chất dân tộc. (SGK GDCD 11/trang 112)
Câu 8. Sức mạnh của khoa học và công nghệ, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới là
A. sức mạnh dân tộc.
B. sức mạnh thời đại.
C. sức mạnh tinh thần.
D. sức mạnh thể chất.
Đáp án: B
Giải thích: Sức mạnh thời đại là sức mạnh của khoa học và công nghệ , sức mạnh cảu các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới. (SGK GDCD 11/trang 112)
Thông hiểu
Câu 9. Nội dung nào dưới đây là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
A. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
B. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng.
C. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
D. Kết hợp quốc phòng với an ninh.
Đáp án: D
Giải thích: Thế trận quốc phòng và an ninh nhân dân là việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước, trong từng địa phương.(SGK GDCD 11/trang 112)
Câu 10. Nội dung nào dưới đây là phương hướng cơ bản để xây dựng quốc phòng và an ninh?
A. Duy trì trật tự kỉ cương, an toàn xã hội.
B. Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá - tư tưởng.
C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
D. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.
Đáp án: C
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Lý thuyết Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm
Lý thuyết Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
Lý thuyết Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 11 | Giải bài tập Hóa học 11 Học kì 1, Học kì 2 (Sách mới)
- Lý thuyết Hóa học 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Hóa 11
- Giải sbt Hóa học 11 (sách mới) | Sách bài tập Hóa học 11
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 11
- Giáo án Hóa học lớp 11 mới nhất
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ Văn 11 (sách mới)
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) | Để học tốt Ngữ văn 11 (sách mới)
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Văn mẫu 11 (Sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 11 | Giải bài tập Toán 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Các dạng bài tập Toán lớp 11
- Lý thuyết Toán lớp 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Toán 11
- Giáo án Toán lớp 11 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 11 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 11 | Giải bài tập Tiếng anh 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (sách mới) | Sách bài tập Tiếng Anh 11
- Giải sbt Tiếng Anh 11 (thí điểm)
- Giải sgk Lịch sử 11 | Giải bài tập Lịch sử 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Lịch Sử 11(sách mới) | Kiến thức trọng tâm Lịch Sử 11
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 11
- Giải sgk Vật Lí 11 | Giải bài tập Vật lí 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Giải sbt Vật Lí 11 (sách mới) | Sách bài tập Vật Lí 11
- Lý thuyết Vật Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Vật Lí 11
- Các dạng bài tập Vật Lí lớp 11
- Giáo án Vật lí lớp 11 mới nhất
- Giải sgk Sinh học 11 | Giải bài tập Sinh học 11 Học kì 1, Học kì 2 (sách mới)
- Lý thuyết Sinh học 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Sinh 11
- Lý thuyết Địa Lí 11 (sách mới) | Kiến thức trọng tâm Địa lí 11
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 11
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng - an ninh 11