Lý thuyết GDCD 11 Bài 10 (mới 2023 + Bài Tập): Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 11 Bài 10.

1 7,694 02/02/2023
Tải về


Lý thuyết GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

I. Nội dung bài học

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a. Dân chủ là gì?

- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước;

- Dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp.

b. Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện trên những phương diện sau

- Mang bản chất giai cấp công nhân (thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản).

- Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- Lấy hệ tư tưởng Mác –Lê-nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.

- Là nền dân chủ của nhân dân lao động.

+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ rộng rãi nhất, triệt để nhất trong lịch sử.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa – cơ quan quyền lực của nhân dân – do nhân dân lập ra, hoạt động vì lợi ích của toàn thể nhân dân lao động.

- Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

a. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế

- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần.

- Quyền tự do kinh doanh buôn bán.

Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

- Quyền sử dụng những tư liệu sản xuất chung của xã hội.

b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị

- Quyền ứng cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

- Quyền kiến nghị, biểu quyết với cơ quan nhà nước.

- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hóa

- Quyền tham gia vào đời sống văn hóa.

Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

- Quyền hưởng lợi ích từ sáng tạo văn hóa.

- Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

d. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội

- Quyền lao động, bình đẳng nam nữ.

- Quyền được hưởng an toàn, bảo hiểm xã hội.

Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

- Quyền được bảo vệ về vật chất bà tinh thần khi không còn khả năng lao động.

- Quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ cống hiến trong xã hội.

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ

a. Dân chủ trực tiếp

- Khái niệm:

+ Là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, nhà nước.

+ Là hình thức tham gia của mọi công dân một cách bình đẳng và trực tiếp theo biểu quyết đa số, thể hiện một cách trực tiếp ý chí của công dân về những vấn đề quan trọng.

- Hình thức phổ biến:

+ Trưng cầu dân ý trong phạm vi cả nước.

+ Thực hiện sáng kiến pháp luật.

+ Nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật.

Lý thuyết Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | GDCD lớp 11 (ảnh 1)

b. Dân chủ gián tiếp

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của nhà nước.

- Là hình thức thực hiện hóa quyền làm chủ của người dân, cho phép người dân làm chủ trên mọi lĩnh vực của cuộc sống.

c. Mối quan hệ:

- Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều là hình thức của chế độ dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau.

Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Nhận biết

Câu 1. Dân chủ là

A. quyền lực thuộc về nhân dân.               

B. quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội.

C. quyền lực cho giai cấp thống trị.           

D. quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. (SGK GDCD 11/trang 81).

Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào dưới đây?

A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.                 

B. Kinh tế, chính trị, văn hóa.

C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.   

D. Chính trị, văn hóa, xã hội.

Đáp án: A

Giải thích: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. (SGK GDCD 11/trang 83).

Câu 3. Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân do

A. Đảng Cộng sản lãnh đạo.                      

B. những người có quyền lãnh đạo.

C. giai cấp nông dân lãnh đạo.                                     

D. những người nghèo trong xã hội lãnh đạo.

Đáp án: A

Giải thích: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng cộng sản nhắm thực hiện quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động. (SGK GDCD 11/trang 82).

Câu 4. Nhân dân có quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình là dân chủ trên lĩnh vực

A. kinh tế.                                        

B. chính trị.

C. văn hoá.                                      

D. xã hội.

Đáp án: C

Giải thích: Nhân dân có quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình là dân chủ trên lĩnh vực văn hoá. (SGK GDCD 11/trang 85).

Câu 5. Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở:

A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. 

B. Quyền bình đẳng nam nữ.

C. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.                 

D. Quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đáp án: B

Giải thích: Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở quyền bình đẳng nam nữ…. (SGK GDCD 11/trang 85).

Câu 6. Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là:

A. dân chủ gián tiếp.                                 

B. dân chủ trực tiếp.

C. dân chủ đại diện.                                   

D. dân chủ liên minh.

Đáp án: B

Giải thích: Dân chủ trực tiếp là Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. (SGK GDCD 11/trang 86).

Câu 7. Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là

A. dân chủ gián tiếp.                                 

B. dân chủ trực tiếp.

C. dân chủ phân quyền.                   

D. dân chủ liên minh.

Đáp án: A

Giải thích: Dân chủ gián tiếp là Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. (SGK GDCD 11/trang 87).

Câu 8. Tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp thực hiện thông qua hình thức dân chủ nào dưới đây?

A. Trực tiếp                                               

B. Gián tiếp

C. Phổ thông đầu phiếu.                            

D. Bỏ phiếu kín.

Đáp án: B

Giải thích: Dân chủ gián tiếp là Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. (SGK GDCD 11/trang 87).

Thông hiểu

Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?

A. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền  lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.

D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.

Đáp án: C

Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hóa?

A. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.

B. Quyền  lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.

C. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.

Đáp án: D

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết GDCD lớp 11 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Chính sách dân số và giải quyết việc làm

Lý thuyết Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

Lý thuyết Bài 14: Chính sách quốc phòng, an ninh

Lý thuyết Bài 15: Chính sách đối ngoại

1 7,694 02/02/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: