Câu hỏi:
13/01/2025 6Chị H một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cử đi học Đại học theo diện cử tuyển. Khi ra trường quay trở lại địa phương công tác, chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình kinh tế hành hóa gắn với thế mạnh của địa phương. Sau 3 năm triển khai, mô hình đã mang lại thu nhập ổn định đồng thời giải quyết việc làm cho bà con dân tộc. Với những đóng góp của mình, chị vinh dự được giới thiệu ra ứng cử hội đồng nhân dân xã và trúng với số phiếu rất cao. Chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế, văn hóa, chính trị
B. Kinh tế, giáo dục, văn hóa
C. Giáo dục, chính trị, kinh tế
D. Quốc phòng, văn hóa, kinh tế
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh giáo dục, chính trị và kinh tế.
*Tìm hiểu thêm: "Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc"
* Bình đẳng về chính trị
- Thể hiện thông qua quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia bộ máy nhà nước, thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước; thực hiện qua hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.
- Các dân tộc đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong các cơ quan quyền lực nhà nước.
* Bình đẳng về kinh tế
- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện chính sách tương trợ, giúp nhau cùng phát triển.
* Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
- Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục và phát huy à là cơ sở của sự bình đẳng về văn hóa, cơ sở để củng cố đoàn kết, thống nhất dân tộc.
- Bình đẳng trong hưởng thụ một nền giáo dục của nhà nước, được nhà nước tạo mọi điều kiện để mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết GDCD 12 Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Một biểu hiện quan trọng về cuộc tập dượt của đảng và quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở việt nam là gì?
Câu 4:
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quốc tế sau chiến tranh?
Câu 6:
Sự khác nhau về lượng mưa đầu mùa hạ giữa đông trường sơn và tây nguyên chủ yếu do tác động của
Câu 8:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục thể hiện các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về?
Câu 10:
Khó khăn khách quan của nền kinh tế nhật bản từ những năm 1952-1973 là?
Câu 13:
Nhận định nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?
Câu 14:
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật là buộc họ phải chấm dứt?