Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 5 (Kết nối tri thức): Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 10.

1 3,969 10/01/2023


Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

A. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

I. Khái niệm văn minh. Khái quát lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

a) Khái niệm văn minh, văn hóa

- Văn minh:

+ Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người, là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá, khi xã hội loài người vượt qua trình độ của thời kì dã man.

+ Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người.

- Văn hóa:

+ Văn hoá là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo nên. Văn hoá tạo ra đặc tính, bản sắc của một xã hội hoặc nhóm người trong xã hội.

+ Văn hoá xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của loài người, còn văn minh chỉ được con người sáng tạo trong thời kì phát triển cao của xã hội.

b) Khái quát tiến trình lịch sử văn minh thế giới thời kì cổ - trung đại

- Ở phương Đông:

+ Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành từ khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN ở khu vực Đông Bắc châu Phi và Tây Á.

+ Thời kì cổ đại, hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa..

+ Đến thời kì trung đại, ở Nam Á và Đông Á, văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa vẫn tiếp tục phát triển; còn khu vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh A-rập trong một thời gian dài.

- Ở phương Tây:

+ Khoảng thiên niên kỉ III TCN - năm 476, nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã phát triển rực rỡ và trở thành cơ sở của văn minh phương Tây sau này.

+ Trong thời hậu kì trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và những tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật đã khiến văn minh Tây Âu tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận đại và hiện đại.

II. Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại

1. Văn minh Ai Cập cổ đại

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Ai Cập cổ đại hình thành và phát triển gắn liền với sông Nin ở Đông Bắc châu Phi.

- Ai Cập được bao quanh bởi Địa Trung Hải, Hồng Hải, sa mạc và các vùng rừng núi.

=> Ở Ai Cập sớm hình thành một nền văn minh rất độc đáo từ thời cổ đại.

* Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Do vị trí tiếp giáp giữa các châu lục khiến Ai Cập sớm trở thành nơi giao lưu của các dòng văn hoá từ châu Á, châu Phi và châu Âu.

+ Khoảng hơn 3000 năm TCN, những tộc người từ châu Phi, Pa-le-xtin và Xi-ri đã đến định cư tại lưu vực sông Nin và cùng sáng tạo nên nền văn minh ở đây.

- Trong xã hội Ai Cập cổ đại đã hình thành các tầng lớp như quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ.

* Kinh tế

- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kế và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như: dê, bò, lừa, ngựa,...

- Hoạt động buôn bán cũng sớm phát triển.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

* Chính trị

- Từ thiên niên kỉ IV TCN, các nhà nước sơ khai đầu tiên ở Ai Cập, gọi là nôm, được hình thành trên lưu vực của sông Nin.

- Khoảng năm 3200 TCN, Nhà nước Ai Cập thống nhất ra đời. Đứng đầu Nhà nước tập quyền Ai Cập cổ đại là pha-ra-ông, nắm giữ quyển tối cao về cả chính trị và tôn giáo; bên dưới là hệ thống quan lại ở trung ương và các địa phương.

b) Những thành tựu cơ bản

* Tín ngưỡng, tôn giáo

- Người Ai Cập sùng bái đa thần. Họ thờ các vị thần tự nhiên, thần động vật (như chim ưng, rắn hổ mang,...) và thờ linh hồn người chết.

- Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hoá, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại.

* Chữ viết

- Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra chữ tượng hình từ khoảng hơn 3 000 năm TCN. Trên cơ sở đó, người Phê-ni-xi đã sáng tạo ra bảng chữ cái Phê-ni-xi, được cho là nguồn gốc của những bảng chữ cái ngày nay.

- Nhờ có chữ viết, người Ai Cập cổ đại đã ghi chép, để lại nhiều tư liệu quý giá thuộc các lĩnh vực như: Lịch sử, văn học, Thiên văn học, Toán học,..

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

* Kiến trúc và điêu khắc

Cung điện, đền thờ và kim tự tháp là các loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại. Đó là những di sản quý giá của Ai Cập nói riêng và nhân loại nói chung.

- Đến nay, nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc của người Ai Cập cổ đại vẫn còn hiện hữu, là hiện thân cho sức lao động và trí tuệ, sự sáng tạo vĩ đại của con người.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Người Ai Cập xây dựng Kim Tự tháp (minh họa)

* Khoa học, kĩ thuật

Văn minh Ai Cập cổ đại đã có những đóng góp vĩ đại cho các ngành khoa học, kĩ thuật của nhân loại, đặc biệt là các ngành Toán học, Thiên văn học và Y học.

+ Về toán học:sử dụng hệ số thập phân, phép tính cộng và trừ, biết tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, biết sử dụng số pi (TT) với giá trị 3,16,...

+ Thiên văn học: sáng tạo ra kĩ thuật làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.

+ Về Y học, người Ai Cập cổ đại đã có hiểu biết tương đối chính xác về các cơ quan trong cơ thể con người,... Đặc biệt, họ đã sử dụng những kiến thức về giải phẫu để chữa bệnh và trong kĩ thuật ướp xác.

c) Ý nghĩa của văn minh Ai Cập:

- Những thành tựu của Ai Cập cổ đại đã góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh này, đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.

2. Văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Ấn Độ hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở Nam Á với điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Miền Bắc có dãy Hi-ma-lay-a và châu thổ của hai dòng sông lớn (Ấn, Hằng).

+ Miền Nam là vùng cao nguyên, có điều kiện tự nhiên ít thuận lợi hơn miền Bắc.

+ Khí hậu chủ yếu là khô nóng, nhưng cũng có những vùng mát mẻ, mưa nhiều.

+ Có ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hoá với thế giới.

* Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn Độ là người Đra-vi-da.

+ Từ giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a di cư đến Ấn Độ và trở thành cư dân chủ yếu ở miền Bắc.

+ Sau này, nhiều tộc người khác, như người Ba Tư, Hy Lạp, A-rập, Mông Cổ,... cũng đã xâm nhập và sinh sống ở Ấn Độ.

- Xã hội: chế độ đẳng cấp Vác-na tồn tại lâu dài và ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội Ấn Độ thời cổ - trung đại.

* Kinh tế

Cư dân Ấn Độ đã sớm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng, trồng nhiều loại cây lương thực như lúa, hoa màu và các loại cây khác như bông, đay, lanh,... Họ cũng coi trọng chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi các loại gia súc.

- Các ngành nghề thủ công của Ấn Độ cũng sớm phát triển với việc sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng các nhu cầu trong nước và trao đổi, buôn bán với nước ngoài.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Sản xuất nông nghiệp tại lưu vực sông Ấn

* Chính trị

Nền văn minh sống Ấn đã hình thành từ khoảng thiên niên kỉ III TCN.

- Từ cuối thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a đã bắt đầu xây dựng các nhà nước của mình ở lưu vực sông Hằng. Các triều đại tiêu biểu trong lịch sử Ấn Độ là: Vương triều Mô-ri-a (cuối thiên niên kỉ I TCN), Vương triều Gúp-ta (thế kỉ IV - thế kỉ VI), Vương triều Hác-sa (thế kỉ VII),...

- Trong thời kì cổ - trung đại, Ấn Độ nhiều lần bị xâm lược và thống trị bởi các vương triều ngoại tộc.

b) Những thành tựu cơ bản

* Tôn giáo

Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn.

- Các tôn giáo không chỉ ảnh hưởng và có ý nghĩa sâu sắc đối với văn minh Ấn Độ mà còn được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.

- Hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.

* Chữ viết

- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ được tìm thấy trong thời kì văn minh sống Ẩn.

- Về sau, ở Ấn Độ xuất hiện nhiều loại chữ viết khác.

- Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).

* Văn học

- Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...

- Văn học Ấn Độ chứa đựng những giá trị nghệ thuật và nhân văn sâu sắc, là niềm tự hào của người dân Ấn Độ, trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

* Kiến trúc và điêu khắc

Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

- Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…

- Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Đại bảo tháp San-chi

* Khoa học, kĩ thuật

- Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...

- Thiên văn học: sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.

- Vật lí học và Hoá học:

+ Nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất.

+ Phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

- Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...

III. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại

a) Cơ sở hình thành

* Điều kiện tự nhiên

- Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á.

- Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang.

- Điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên dồi dào là những cơ sở quan trọng cho sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Hoa.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Một đoạn sông Hoàng Hà ở Trung Quốc

* Dân cư và xã hội

- Dân cư:

+ Những cư dân đầu tiên đã xây dựng nền văn minh Trung Hoa ở lưu vực Hoàng Hà là người Hoa - Hạ (tổ tiên của dân tộc Hán sau này).

+ Cùng Người Trung Hoa là cư dân với dân tộc Hán (chiếm số lượng đông nhất), các đầu tiên trên thế giới tìm ra dân tộc như Choang, Mãn, Hội, Mông, đã góp phẩn xây dựng nền văn minh Trung Hoa đa dạng, phong phú và phát triển rực rỡ.

- Xã hội:

+ Các giai tầng cơ bản trong xã hội Trung Quốc thời kì cổ đại là: quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân...

+ Sang thời trung đại có thêm giai cấp địa chủ

* Kinh tế

- Nền tảng kinh tế căn bản của văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là nông nghiệp

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng giữ vai trò quan trọng. Tơ lụa, gốm sứ,... là những hàng hoá nổi tiếng của người Trung Hoa trong quan hệ buôn bán với nhiều nước ở châu Á và châu Âu.

* Chính trị

- Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nổi tiếp nhau.

- Nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.

b) Những thành tựu cơ bản

* Tư tưởng, tôn giáo

- Các học thuyết tư tưởng và tôn giáo của Trung Hoa hình thành từ rất sớm để giải thích về thế giới và để xướng các biện pháp cai trị đất nước.

+ Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành từ thời kì cổ đại đã trở thành nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,...

+ Phật giáo được du nhập vào Trung Hoa khoảng những thế kỉ đầu Công nguyên, được cải biến và phát triển rực rỡ, sau đó lan toả, ảnh hưởng ra các quốc gia khác trong khu vực.

* Chữ viết

- Từ những loại hình chữ viết cổ nhất xuất hiện trong thời kì nhà Thương, bao gồm chữ khắc trên mai rùa, xương thủ (chữ giáp cốt) và khắc trên đồ đồng (kim văn), chữ viết của Trung Hoa đã nhiều lần được chỉnh lí và phát triển thành chữ Hán ngày nay.

* Văn học

- Kho tàng văn học Trung Hoa đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuật.

- Thơ ca, kịch và tiểu thuyết là các loại hình văn học có nhiều thành tựu nhất, trong đó tiêu biểu là thơ ca thời Đường và tiểu thuyết thời Minh - Thanh.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Tiểu thuyết Thủy hử của nhà văn Thi Nại Am

* Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

Kiến trúc và điêu khắc Trung Quốc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng như: nhà ở, cung điện, các công trình phòng thủ, quân sự; các công trình tôn giáo, lăng mộ,... Những công trình nổi tiếng nhất của kiến trúc Trung Quốc bao gồm: Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Thập Tam Lăng,...

- Hội hoạ Trung Hoa rất đa dạng cả về đề tài, nội dung và phong cách. Người Trung Hoa vẽ tranh trên nhiều chất liệu như gỗ, lụa, giấy,... Các tác phẩm thường có phong cách ước lệ, dùng các đường nét để miêu tả hình ảnh, thần thái, tình cảm,... Những đặc điểm đó đã tạo nên dấu ấn riêng biệt của hội hoạ nước này.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Tử cấm thành (Bắc Kinh, Trung Quốc)

* Khoa học, kĩ thuật

- Toán học: sử dụng hệ số đếm thập phân, tính được diện tích các hình phẳng và thể tích các hình khối, tính được số pi (T) chính xác tới 7 chữ số thập phân, phát minh ra bàn tính,..

- Thiên văn học, người Trung Hoa là những người đầu tiên ghi chép về nhật thực, nguyệt thực và nhiều hiện tượng thiên văn khác. Họ đã sớm đặt ra lịch để phục vụ đời sống và sản xuất.

- Y - Dược học, họ đã chẩn đoán, lí giải và chữa trị các loại bệnh bằng nhiều phương pháp như: dùng thuốc, châm cứu, giải phẫu,... Trong lịch sử Trung Hoa thời kì cổ - trung đại xuất hiện nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh,...

Sử học: đa dạng về hình thức, thể loại, nội dung với một số tác phẩm nổi tiếng như: Xuân Thu (bộ biên niên sử đầu tiên của Trung Hoa), Sử kí của Tư Mã Thiên.

Kĩ thuật: có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn.

c) Ý nghĩa của nền văn minh Trung Hoa

- Những thành tựu của văn minh Trung Hoa có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự phát triển của nền văn minh này.

- Nhiều thành tựu còn sớm được truyền bá đến các nước láng giềng, sang cả Tây Á, sau đó lan truyền và thậm chí được ứng dụng rộng rãi ở châu Âu.

=> Sự truyền bá của những thành tựu này là minh chứng cho sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, cũng như mối liên hệ về tri thức, khoa học, kĩ thuật giữa phương Đông và phương Tây.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Câu 1. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?

A. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.

B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong lịch sử.

C. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.

D. Là toàn bộ giá trị vật chất của con người từ khi xuất hiện đến nay.

Đáp án: C

Giải thích: Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ: văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo trong giai đoạn phát triển cao của xã hội (giai đoạn có nhà nước).

Câu 2. Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Ấn.

B. Sông Hằng.

C. Sông Ti-grơ.

D. Sông Nin.

Đáp án: D

Giải thích: Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông Nin ở Đông Bắc châu Phi. (SGK - Trang 35)

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là

A. buôn bán đường biển.

B. sản xuất nông nghiệp.

C. sản xuất thủ công nghiệp.

D. buôn bán đường bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là sản xuất nông nghiệp. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kê và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như dê, bò, lừa, ngựa,… (SGK - Trang 36)

Câu 4. Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

A. chữ Hán.

B. chữ hình nêm.

C. chữ La-tinh.

D. chữ tượng hình.

Đáp án: D

Giải thích: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình (ra đời khoảng hơn 3000 năm TCN). Đây là loại chữ dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm. (SGK - Trang 37)

Câu 5 Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là

A. kim tự tháp.

B. chùa hang.

C. nhà thờ.

D. tượng Nhân sư.

Đáp án: A

Giải thích: Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp. Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp ở Ghi-da. (SGK - Trang 38)

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:

“…… là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man”.

A. Văn minh.

B. Văn tự.

C. Văn vật.

D. Văn hiến.

Đáp án: A

Giải thích: Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man. (SGK - Trang 33)

Câu 7. Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh?

A. Khi nền công nghiệp xuất hiện.

B. Khi con người được hình thành.

C. Khi nhà nước xuất hiện.

D. Khi nền nông nghiệp ra đời.

Đáp án: C

Giải thích: Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là: nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người. (SGK - Trang 34)

Câu 8. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

A. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.

B. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.

C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp.

D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Đáp án: D

Giải thích: Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. (SGK - Trang 34)

Câu 9. Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

A. Hy Lạp và La Mã.

B. Ấn Độ và Trung Hoa.

C. Ai Cập và Lưỡng Hà.

D. La Mã và A-rập.

Đáp án: A

Giải thích: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là Hy Lạp và La Mã. (SGK - Trang 35)

Câu 10. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?

A. Thời kì cổ đại.

B. Thời kì trung đại.

C. Thời kì cận đại.

D. Thời kì hiện đại.

Đáp án: A

Giải thích: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới. Nền văn minh này xuất hiện và tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.

Câu 11. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?

A. Sông Nin và sông Ấn.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. Sông Ấn và sông Hằng.

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát.

Đáp án: C

Giải thích: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với sông Ấn và sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ. (SGK - Trang 40)

Câu 12. Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?

A. Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.

C. Đạo giáo và Hồi giáo.

D. Nho giáo và Phật giáo.

Đáp án: A

Giải thích:

Phật giáo và Hin-đu giáo là những tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ:

- Phật giáo ra đời khoảng thế kỉ VI TCN, do Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhartha Gautama, còn gọi là Phật Shakyamuni) sáng lập.

- Hin-đu giáo (Bà-la-môn giáo) ra đời khoảng thế kỉ VIII TCN. Đây là tôn giáo gắn liền với truyền thống của người Ấn Độ và là tôn giáo có đông tín đồ nhất ở Ấn Độ hiện nay. (SGK - Trang 40, 41)

Câu 13. Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?

A. Hắc Long và Mê Công.

B. Hoàng Hà và Trường Giang.

C. Dương Tử và Mê Công.

D. Hắc Long và Trường Giang.

Đáp án: B

Giải thích: Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang. (SGK - Trang 43)

Câu 14. Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Dân chủ tư sản.

Đáp án: C

Giải thích: Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ - trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nối tiếp nhau. Nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. (SGK - Trang 44)

Câu 15. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là

A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy.

B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.

C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng.

D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Đáp án: D

Giải thích: Người Trung Hoa có bốn phát minh lớn về kĩ thuật, gồm: kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và la bàn. (SGK - Trang 46)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

Lý thuyết Bài 8: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại

Lý thuyết Bài 9: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á (thời kì cổ - trung đại)

1 3,969 10/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: