Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2 (Kết nối tri thức): Tri thức lịch sử và cuộc sống

Tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống ngắn gọn, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Lịch sử 10.

1 2,480 10/01/2023


Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

A. Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

- Cuộc sống của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi dân tộc và toàn nhân loại đều có quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhờ tìm hiểu tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai.

- Lịch sử cung cấp những hiểu biết về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại.

- Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

II. Học tập lịch sử suốt đời

a) Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay vẫn còn là bí ẩn, cho dù đã có những cách giải thích khác nhau được đưa ra. Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

- Hiện nay, nhân loại đang sống trong kỉ nguyên toàn cầu hoá. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

- Hiểu biết sâu sắc về lịch sử và văn hoá của các nước, các khu vực và thế giới giúp chúng ta: mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng… từ đó có thể hội nhập thành công.

- Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hoá chính là nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hoá, phát triển du lịch,... Do đó, việc học tập và tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại cho chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị.

b) Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta đã và đang bắt gặp lịch sử ở khắp mọi nơi. Lịch sử hiện hữu trong mỗi nếp nhà, trên từng con phố, trong mỗi bản làng,...

- Nếu muốn, em có thể tìm hiểu:

+ Những nhà thờ, đình làng, chùa, đền, miếu ở quê em được xây dựng khi nào? Ai xây dựng nên chúng? Ai được thờ trong đó?...

+ Ngay cả ngôi trường của các em nữa: ngôi trường này được xây dựng từ bao giờ? Tại sao lại có tên như vậy? Hiệu trưởng đầu tiên là ai? Những học sinh nổi tiếng của trường là ai?...

+ Khi tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,... cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.

B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.

C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.

D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng.

Đáp án: A

Giải thích:

Vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người:

- Cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Từ đó giúp con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. (SGK - Trang 16).

Câu 2. Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?

A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.

B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.

C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.

D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.

Đáp án: C

Giải thích:

Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về lịch sử thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm.

Nhận thức lịch sử là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ.

Dựa vào hai khái niệm trên, có thể khẳng định phương án “Là những hiểu biết của con người về quá khứ” là điểm tương đồng giữa nhận thức lịch sử và tri thức lịch sử.

Câu 3. Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?

A. Rộng lớn và đang dạng.

B. Không bao giờ biến đổi.

C. Chỉ mang tính chủ quan.

D. Chỉ mang tính khách quan.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm của tri thức lịch sử:

- Rất rộng lớn và đa dạng.

- Biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,...

- Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan của con người.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.

B. Tri thức về lịch sử phát triển không ngừng.

C. Giúp con người sáng tạo ra hiện thực lịch sử.

D. Giúp mở rộng và làm giàu tri thức lịch sử.

Đáp án: C

Giải thích:

Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:

- Giúp con người vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

- Góp phần tìm hiểu, giải thích những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử, làm giàu tri thức lịch sử.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khám phá lịch sử giúp con người biết được những thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ta những bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, phòng tránh được những sai lầm,…

- Hiểu biết lịch sử và văn hóa của các dân tộc giúp hội nhập thành công, góp phần tôn trọng giá trị văn hóa của các nước, tôn vinh, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

- Đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. (SGK - Trang 17).

Câu 5. Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?

A. Thương ngày nắng về.

B. Hương vị tình thân.

C. Hoa hồng trên ngực trái.

D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.

Đáp án: A

Giải thích: Bộ phim Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long có sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử. Bộ phim xoay quanh nhân vật Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn là người văn võ song toàn, đúng vào thời khắc đất nước gặp nguy nan, ông đã lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều Lý. Vào năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long, chính thức mở ra trang sử mới cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.

B. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.

C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

Đáp án: A

Giải thích: Lịch sử cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại. (SGK - Trang 16)

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?

A. Gửi gắm trong sử thi.

B. Khắc họa trên vách đá.

C. Thực hành nghi lễ truyền thống.

D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Đáp án: D

Giải thích: Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống, tri thức, khát vọng,… bằng nhiều hình thức khác nhau như khắc họa trên vách đá, đồ vật; gửi gắm trong sử thi; thực hành nghi lễ; lập gia phả; về sau còn có các ghi chép lịch sử, thư tịch và công trình nghiên cứu lịch sử. (SGK - Trang 15)

Câu 8. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.

B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.

C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.

D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

Đáp án: B

Giải thích:

Chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử vì những nguyên nhân sau:

- Lịch sử cung cấp cho chúng ta những thông tin hữu ích về quá khứ của chính mình và xã hội loài người. Nhờ đó, chúng ta biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.

- Hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc. (SGK - Trang 16).

Câu 9. “Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 101)

Nhận định trên đề cập đến ý nghĩa nào sau đây của tri thức lịch sử?

A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.

C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.

D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào cụm từ khóa “đều dùng làm gương răn cho đời sau”, có thể khẳng định nhận định trên đề cập đến ý nghĩa giúp con người đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ của tri thức lịch sử.

Câu 10. Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.

B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.

C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.

D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.

Đáp án: A

Giải thích:

Những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời:

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần hiểu biết và vận dụng tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng trong tương lai.

- Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn, do đó cần tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung và làm giàu tri thức lịch sử.

- Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được thành tựu văn minh của nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra những bài học có giá trị lịch sử để tránh được những sai lầm trong quá khứ.

- Hiểu biết về lịch sử dân tộc và các cuộc gia trên thế giới giúp cho quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng, đồng thời góp phần giữ gìn và phát triển nền văn hóa dân tộc.

- Đem lại cho con người những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. (SGK - Trang 17)

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch sử 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học

Lý thuyết Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Lý thuyết Bài 5: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

Lý thuyết Bài 7: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại

1 2,480 10/01/2023


Xem thêm các chương trình khác: