Câu hỏi:
14/01/2025 3Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa liên xô và mỹ?
A. Liên Xô giúp đỡ các nước giành độc lập đã thu hẹp hệ thống thuộc địa của Mỹ.
B. Do cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.
C. Mỹ trở thành cường quốc kinh tế và quân sự, muốn thiết lập trật tự "đơn cực".
D. Do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Giải thích: Nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa liên xô và mỹ là do sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược phát triển của hai cường quốc.
*Tìm hiểu thêm: "Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây."
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Một biểu hiện quan trọng về cuộc tập dượt của đảng và quần chúng nhân dân trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở việt nam là gì?
Câu 5:
Sự khác nhau về lượng mưa đầu mùa hạ giữa đông trường sơn và tây nguyên chủ yếu do tác động của
Câu 6:
Chị H một thanh niên người dân tộc thiểu số, sau khi được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và cử đi học Đại học theo diện cử tuyển. Khi ra trường quay trở lại địa phương công tác, chị đã mạnh dạn áp dụng mô hình kinh tế hành hóa gắn với thế mạnh của địa phương. Sau 3 năm triển khai, mô hình đã mang lại thu nhập ổn định đồng thời giải quyết việc làm cho bà con dân tộc. Với những đóng góp của mình, chị vinh dự được giới thiệu ra ứng cử hội đồng nhân dân xã và trúng với số phiếu rất cao. Chị H đã được thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên những lĩnh vực nào dưới đây?
Câu 9:
Khó khăn khách quan của nền kinh tế nhật bản từ những năm 1952-1973 là?
Câu 12:
Nhận định nào sau đây không đúng về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?
Câu 13:
Một trong những mục đích của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với chủ thể vi phạm pháp luật là buộc họ phải chấm dứt?
Câu 14:
Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực giáo dục thể hiện các dân tộc khác nhau đều bình đẳng về?
Câu 15:
Nhận định nào dưới đây là sai khi bàn về vấn đề: cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?