Giáo án Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ | Cánh diều Ngữ văn 11
Với Giáo án Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- HS xác định được các bước viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.
- HS viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá toàn bộ một tác phẩm thơ; một trích đoạn; một nhân vật; một khía cạnh thuộc về nội dung hoặc nghệ thuật của thơ.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: biết tạo ra ý, từ ý đúng đến ý hay, ý sáng tạo mới mẻ, độc đáo. Từ ý tưởng biết sử dụng ngôn ngữ như dùng từ đặt câu, các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách hình ảnh, khác lạ, hấp dẫn…
- Năng lực văn học: biết tạo ra sản phẩm mang tính nghệ thuật: bài văn nghị luận văn học.
3. Về phẩm chất
- Biết trân trọng những sáng tác của các tác giả.
- Biết lập luận chặt chẽ và thể hiện những rung cảm cùng tưởng tượng của bản thân khi chiếm lĩnh tác phẩm thơ.
- Bồi đắp tình yêu văn học; nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Nêu tên một tác phẩm thơ mà em yêu thích (trong SGK hoặc ngoài SGK). Hãy đưa ra một vài lời đánh giá về tác phẩm thơ đó.
- HS đọc các bài thơ đã sưu tầm, lưu tập san.
- HS có thể nêu ý kiến đánh giá của bản thân hoặc của các nhà nghiên cứu khác.
- GV đặt ra vấn đề của bài học: Làm thế nào để thuyết phục người khác chia sẻ với ý kiến của mình về một tác phẩm thơ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định hướng
a. Mục tiêu: Học sinh thành thục các bước chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc văn bản SGK/ trang 37 – 38/ SGK: Bài viết phân tích, đánh giá bài thơ -“Đây mùa thu tới”(Xuân Diệu) Đọc kĩ từng đoạn VB, dừng lại sau mỗi đoạn và trả lời các câu hỏi tìm hiểu ngữ liệu tham khảo bên lề phải để hiểu mạch lập luận của VB: 1. Mở đầu nêu nội dung gì? 2. Người viết phân tích bài thơ theo trình tự nào? 3. Những chi tiết, yếu tố nào của bài thơ được chú ý phân tích? Xác định các yếu tố hình thức (tên bài thơ, thể thơ, vần nhịp, nhân vật trữ tình, hình ảnh, biện pháp tu từ…). 4. Chỉ ra giá trị của chúng trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của bài thơ, đoạn thơ? 5. Liên hệ, so sánh với tác giả và bài thơ nào có cùng đề tài và chủ đề? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Tổ chức chia sẻ cặp đôi theo câu hỏi. - GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện một số cặp đôi phát biểu. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Kết luận, nhận định
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Theo dõi mục Định hướng/SGK, trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là kiểu bài phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ? - Có những thao tác nghị luận chính nào được sử dụng trong kiểu bài? - Để viết bài văn nghị về một tác phẩm thơ, em cần chú ý những gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ cá nhân. - GV quan sát, khuyến khích. GV gợi ý HS trả lời theo mẫu câu: + Tôi hiểu phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ là…. + Muốn viết bài văn phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, tôi cần… Bước 3: Báo cáo, thảo luận + GV gọi một số HS phát biểu. + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức
|
I. Định hướng 1. Phân tích ngữ liệu a. Mở bài - Giới thiệu tên bài thơ, tác giả Xuân Diệu - là nhà thơ "mới nhất trong những nhà thơ mới". - Vị trí: Rút từ tập “ Thơ Thơ”, sáng tác "Đây mùa thu tới" là một bài thơ thu tuyệt bút của Xuân Diệu, xuất bản năm 1938. - Đề tài: Mùa thu- bài thơ thể hiện được nỗi niềm, cảm xúc của nhà thơ khi biết mùa thu đã về, cùng với đó là tâm trạng xuyến xao, bồi hồi lưu luyến khi một mùa thu nữa lại đến. b. Thân bài - Phân tích theo kết cấu: từ khai quát đến cụ thể (mùa thu qua bước đi của thời gian). + Khổ 1: Mùa thu về + Khổ 2: Mùa thu ngấm sâu vào thế giới cảnh vật + Khổ 3: Mùa thu lan rộng vào đất trời + Khổ 4: Mùa thu trong lòng người - Người viết chú ý phân tích các yếu tố hình thức của bài thơ (chú ý về các hình ảnh thơ, từ ngữ) và tác dụng của chúng, từ đó làm nổi bật đặc sắc nội dung của bài thơ. - Liên hệ so sánh với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả bài thơ, đoạn thơ được nêu trong đề văn. c. Kết bài: Khái quát lại giá trị của bài thơ và sự thành công của tác giả.
2. Kết luận a. Khái niệm - Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ là nêu lên và làm rõ ý kiến của người viết về giá trị nội dung, nghệ thuật (cái hay, cái đẹp) của một tác phẩm thơ nào đó. + Nghị luận về một tác phẩm thơ phải biết phân tích một cách tổng thể những yếu tố hình thức để qua dó nhận biết một cách toàn diện những thông điệp, những tầng nghĩa của tác phẩm. + Khi nghị luận về một tác phẩm thơ nên đặt bài thơ trong sự so sánh với những bài thơ khác để làm rõ hơn nét độ đáo về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cần nghị luận. b. Khi phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, cần chú ý: + Đánh giá các yếu tố nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm và thái độ,… của chủ thể trữ tình. + Đánh giá về các yếu tố hình thức nghệ thuật: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, các biện pháp tu từ,… + Chú ý mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật. Khi phân tích cân làm rõ vai trò của các yếu tố hình thức nghệ thuật trong việc làm nổi bật nội dung… c. Phạm vi nghị luận: phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, đoạn trích hoặc tập trung vào một số nội dung, hình thức của tác phẩm thơ. d. Cách viết Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ, các em cần chú ý: - Đọc kĩ tác phẩm thơ, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm thơ. - Xác định các luận điểm trong bài viết; lựa chọn các dẫn chứng từ tác phẩm thơ cho mỗi luận điểm - Liên hệ với các tác giả, tác phẩm có cùng đề tài, chủ đề, so sánh để nhận xét điểm gặp gỡ và sáng tạo riêng của tác giả được thể hiện trong tác phẩm thơ. - Biết cách sử dụng từ ngữ để diễn tả chính xác, truyền cảm những rung động của em về những chi tiết, hình ảnh… đặc sắc trong bài thơ. - Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của tác giả, về giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc và chính bản thân em.
3. Quy trình viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ
Giáo án Thực hành đọc hiểu 2: Tình ca ban mai
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 11 Global success (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo