Giáo án Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện | Cánh diều Ngữ văn 11

Với Giáo án Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện.

1 422 23/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS xác định được các bước viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa.

- HS viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá toàn bộ một tác phẩm truyện; một trích đoạn; một nhân vật; một khía cạnh thuộc về nội dung hoặc nghệ thuật của truyện.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: biết tạo ra ý, từ ý đúng đến ý hay, ý sáng tạo mới mẻ, độc đáo. Từ ý tưởng biết sử dụng ngôn ngữ như dùng từ đặt câu, các biện pháp tu từ để diễn đạt ý tưởng một cách hình ảnh, khác lạ, hấp dẫn…

- Năng lực văn học: biết tạo ra sản phẩm mang tính nghệ thuật: bài văn nghị luận văn học.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS rèn luyện ý thức tự giác, nghiêm túc, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”?

- HS chọn câu hỏi đúng nhất để củng cố kiến thức về văn nghị luận.

Câu 1: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng với đặc điểm của văn nghị luận ?

A. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động

B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.

C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

D. Ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu nên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vẫn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

Đáp án: A

Câu 2: Văn nghị luận KHÔNG được trình bày dưới dạng nào ?

A. Kể lại diễn biến sự việc

B. Đề xuất một ý kiến

C. Đưa ra một nhận xét

D. Bàn bạc, thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó bằng lí lẽ và dẫn chứng.

Đáp án: A

Câu 3: Để thuyết phục người đọc, người nghe, một bài văn nghị luận cần phải đạt được những yêu cầu gì ?

A. Luận điểm phải rõ ràng.

B. Lí lẽ phải thuyết phục

C. Dẫn chứng phải cụ thể, sinh động

D. Cả ba yêu cầu trên.

Đáp án: D

Câu 4: Đoạn văn sau có phải là đoạn văn nghị luận không?

“[...] Khi con ngỗng đầu đàn mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cánh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu. Chia sẻ vị trí lãnh đạo sẽ đem lại lợi ích cho tất cả và những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận. Tiếng kêu của bầy ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên đã tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp cho họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.”

(Bài học từ loài ngỗng - Quà tặng của cuộc sống, Trang 97, Nxb Trẻ, 2003)

A. Có

B. Không

Đáp án: A

Câu 5: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ?

A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm.

B. Là cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm.

C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết.

D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý.

Đáp án: C

Câu 6: Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận ?

A. Là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của người nói hoặc người viết.

B. Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.

C. Là cách sắp xếp các ý, các dẫn chứng theo một trình tự hợp lý.

D. Là nêu cảm xúc, suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm

Đáp án: B

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong phần Viết của bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách viết một bài văn giới thiệu về một cuốn sách.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

a. Mục tiêu: Học sinh thành thục các bước chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Văn bản đọc hiểu 1: Trái tim Đan-kô

Giáo án Văn bản 2: Một người Hà Nội

Giáo án Thực hành đọc hiểu: Tầng hai

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 23

Giáo án Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm truyện

1 422 23/02/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: