Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều 2024): Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

Với Giáo án Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2.

1 423 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- HS trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì II, gm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.

- HS nêu được yêu cu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp em tự đánh giá kết quả học tập cuối kì.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Qua chương trình ngữ văn 8 Cánh diều tập 2 em rút ra được bài học gì cho mình?

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập lại kiến thức cũng như củng cổ đánh giá cuối học kì II.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập phần Đọc

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố các đơn vị kiến thức học kì II.

b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu văn bản (SGK – tr147).

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để hoàn thiệnn câu trả lời.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS của mỗi nhóm lượt báo cáo kết quả làm việc.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Câu 1:

- Truyện ngắn (tự sự):

+ Trái tim Đan - kô

+ Một người Hà Nội

+ Tầng hai

- Thơ (biểu cảm);

+ Đây mùa thu tới

+ Sông Đáy

+Đây thôn Vĩ Dạ

+ Tình ca ban mai

Câu 2:

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại:

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước.

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống.

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm.

- Ý nghĩa và tính thời sự:

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể.

Câu 3:

- Đặc điểm tiêu biểu:

+ Là thơ có những hình ảnh mang tính biểu tượng, gợi cho người đọc những liên tưởng sâu xa.

+ Các hình ảnh có tính biểu tượng, gắn với phong cách và cái nhìn nghệ thuật của từng nhà thơ.

+ Được xây dựng thông qua cách sử dụng nhạc điệu, những kết hợp từ bất thường, các phép so sánh và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ thường mơ hồ, không xác định nhưng lại ẩn chứa những liên tưởng thú vị.

Câu 4:

- Nội dung chính và ý nghĩa văn bản:

+ Thương nhớ mùa xuân: Qua văn bản, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, đắm say trước mùa xuân Hà Nội. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

+ Vào chùa gặp lại: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện những hi sinh mất mát mà cuộc kháng chiến chống quân xâm lược mà nhân dân phải chịu, đồng thời làm nổi bật lên tình người, tình đồng chí, tình yêu thương sâu sắc giữa con người với con người.

+ Ai đã đặt tên cho dòng sông: Qua văn bản, tác giả đã thể hiện nét đẹp của dòng sông Hương ở các nơi khác nhau. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của quê hương đất nước đồng thời là tình yêu quê hương, yêu cảnh đẹp say đắm.

- Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình: Các văn bản đều đưa ra những câu chuyện về cảnh đẹp mùa xuân; dòng sông Hương hoặc cuộc đời của những người dân khi kháng chiến. Bên cạnh đó, tác giả kể lại những câu chuyện bằng yếu tố biểu cảm, bộc lộ cảm xúc, trữ tình của tác giả gửi gắm trong đó.

Câu 5:

- Nội dung chính:

+ Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: Tác giả đã khắc họa hình ảnh Vũ Như Tô một người tài hoa, có tâm với tác phẩm của mình. Mong muốn làm ra được tác phẩm làm đẹp cho cuộc đời nhưng không hợp thời thế, không tìm hiểu về thời cuộc dẫn đến bi kịch của cuộc đời, mất hết niềm tin, hi vọng.

+ Thề nguyền và vĩnh biệt: Tác giả đã khắc họa tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn trở ngại, một tình yêu vĩnh cửu không thể tách rời.

+ Tôi muốn được là tôi toàn vẹn: Tác giả đã khắc họa sự đấu tranh giữa thể xác và tâm hồn. Từ đó đưa ra vấn đề về sự thống nhất giữa hai hai yếu tố này, nếu không sẽ là những bi kịch cho bản thân và cho những người xung quanh.

Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Tài liệu có đáp án, ấn vào đây!

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 5: Truyện ngắn

Giáo án Bài 6: Thơ

Giáo án Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí

Giáo án Bài 8: Bi kịch

Giáo án Bài 9: Văn bản nghị luận

1 423 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: