Giáo án Văn bản 1: Đây mùa thu tới | Cánh diều Ngữ văn 11

Với Giáo án Văn bản 1: Đây mùa thu tới Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Văn bản 1: Đây mùa thu tới.

1 557 23/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Văn bản 1: Đây mùa thu tới

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Một số thông tin về tác giả và tác phẩm của Xuân Diệu.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ. Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức trong thơ trữ tình: ngôn từ, cách tổ chức câu thơ, cách xây dựng hình ảnh thơ, tứ thơ…

2. Về năng lực:

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca.

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh hoặc mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

3. Về phẩm chất:

- Yêu thiên nhiên, sống thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

- Trân trọng cái đẹp, thấu hiểu nỗi niềm và cảm xúc giao cảm với cuộc đời của thi sĩ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, , Phiếu học tập,...

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 11, Cánh Diều, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2; sách tham khảo “Văn bản Ngữ văn 11”…

III. Tiến trình dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

c. Tổ chức thực hiện: Giáo viên đặt câu hỏi / Học sinh trả lời cá nhân.

- Giáo viên yêu cầu HS: Đọc các câu thơ hoặc bài thơ về mùa thu mà em biết?

- Học sinh trả lời câu hỏi.

- GV giới thiệu bài mới: Mùa thu đã trở thành cảm hứng muôn thuở của thi ca. Các thi nhân thường viết về mùa thu với những cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế. Và trong vô vàn thi sĩ viết về mùa thu, không thể không nhắc tới nhà thơ Xuân Diệu – “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Viết về mùa thu, Xuân Diệu có một lối nói riêng đầy thi vị, tứ thơ mới mẻ, cảm nhận tinh tế nhẹ nhàng cái hồn thu của đất trời, quê hương xứ sở. Bài thơ Đây mùa thu tới là một bức tranh thu với những biến thái tinh vi nhất, những rung cảm sâu xa của lòng người trong thời khắc chuyển mùa.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trình bày những câu hỏi sau:

+ Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Xuân Diệu và bài “Đây mùa thu tới”.

+ Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của các em?

+ Điệp ngữ "mùa thu tới" trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?

+ Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên theo dõi, quan sát

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên gọi HS trình bày.

- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

+ Điệp khúc nói lên sự hồ hởi, chào đón "nàng thu" của thi sĩ.

+ Dấu câu tạo ấn tượng thị giác với độc giả, qua đó giúp người đọc cảm nhận được những tâm tư, tình cảm của tác giả.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Quê quán: Can Lộc, Hà Tĩnh

- Gia đình: Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho.

- Là con người say mê rèn luyện, lao động và sáng tác. Đó là một quyết tâm khắc khổ, là lẽ sống là niềm đam mê trong cuộc đời.

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới.

- Thơ Xuân Diệu dồi dào những rung động tươi mới, tràn trề tình yêu và niềm khát khao giao cảm với đời.

2. Tác phẩm

Đây mùa thu tới được in trong tập Thơ thơ (1933 – 1938), tập thơ đầu tay của tác giả.

3. Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ

+ Hình ảnh "Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang". Là một câu thơ mở đầu bài thơ, mở ra một khung cảnh buồn và vắng vẻ, đìu hiu, hình ảnh rặng liễu đã được miêu tả như một mái tóc buồn đang đứng chịu tang. Người xưa thường có câu "liễu yếu đào tơ". Do đó hình ảnh liễu đìu hiu này có thể là hình ảnh tượng trưng cho một cô gái đang chịu tang.

+ “Nghe rét mướt luồn trong gió” ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, theo đó “ ré mướt” ( xúc giác) vốn vô hình đã được thính giác hóa (nghe) và thị giác hóa (luồn) cái rét miêu tả trong trạng thái ẩn tàng, giấu mặt.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Văn bản 2: Sông Đáy

Giáo án Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ

Giáo án Thực hành đọc hiểu 2: Tình ca ban mai

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 44

Giáo án Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ

1 557 23/02/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: