Giáo án Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ | Cánh diều Ngữ văn 11

Với Giáo án Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ.

1 208 lượt xem


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Thực hành đọc hiểu 1: Đây thôn Vĩ Dạ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; giá trị thẩm mĩ của các yếu tố cấu tứ, ngôn từ, tình cảm, cảm xúc chủ đạo của người viết

- Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ…) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề…) trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

- Liên hệ với bản thân để rút ra được thông điệp có ý nghĩa.

- Biết cách đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

b. Năng lực riêng

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản thơ ca.

- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết đoạn văn cảm nhận về một câu thơ, đoạn thơ, hình ảnh hoặc mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

3. Về phẩm chất

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước, tự hào về vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.

- Tự tin, tự lập, tự chủ

- Chăm chỉ: tích cực và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Nhân ái, khoan dung, có tình yêu thương

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh liên quan đến văn bản

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Tuỳ từng bối cảnh dạy học, GV có thể lựa chọn cách sau (hoặc sáng tạo cách khác):

- Cách 1: GV tổ chức thi giữa các tổ/ nhóm.

Nội dung: Trong 2 phút, hãy liệt kê nhiều nhất có thể tên những tác phẩm viết về mảnh đất cố đô Huế (hoặc về Hàn Mặc Tử). Tổ/ nhóm nào liệt kê được nhiều và đúng nhất sẽ chiến thắng.

- Cách 2: Cho HS nghe đoạn nhạc trong bài Hàn Mặc Tử do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trình bày rồi yêu cầu HS nêu cảm xúc khi nghe bài hát

- Cách 3: Yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL),điền thông tin vào cột (1) và cột (2), thông tin cột (3) sẽ điền sau khi đã đọc hiểu văn bản.

PHIẾU HỌC TẬP: Đây thôn Vĩ Dạ

(1)

Những điều em đã biết

(2)

Những điều em muốn biết

(3)

Những điều em biết thêm

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong phong trào thơ Mới, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ khá đặc biệt. Nhớ đến Hàn Mặc Tử là nhớ đến một cuộc đời ngắn ngủi mà đầy bi kịch, nhớ đến một con người tài hoa mà đau thương tột đỉnh. Nhớ đến Hàn Mặc Tử cũng là nhớ đến những vần thơ như dính hồn và nhớ đến những câu thơ đau buồn mà trong sáng, tuy đầy hư ảo mà đẹp một cách lạ lùng. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bài thơ trong số không nhiều bài thơ như thế của Hàn Mặc Tử.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs

Sản phẩm cần đạt

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV đã giao việc cho 2 nhóm HS tại nhà:

Tìm hiểu về tác giả Hàn Mặc Tử:“Tạo tài khoản cá nhân cho tác giả”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên trình bày ngắn gọn những thông tin về tác giả Hàn Mặc Tử (qua bản sơ yếu lí lịch được thiết kế sáng tạo qua giao diện các mạng xã hội như Facebook, Instargarm...).

- HS có thể vẽ tay trên khổ A0 hoặc qua các phần mềm.

- GV mời 1,2 HS nhận xét, bổsung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại vấn đề:

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong phong trào Thơ mới, thế giới văn chương của Hàn Mặc Tử luôn phong phú, đầy màu sắc, mang đậm phong cách cá nhân. Ông đã đưa vào thơ mới sự sáng tạo, hình ảnh ấn tượng. Thế giới nội tâm đa dạng của Hàn Mặc Tử đã mang đến cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm “để đời”. Bên cạnh sử dụng bút pháp lãng mạn, ông còn sử dụng bút pháp tượng trưng, bút pháp siêu thực.

Từ những ngày đầu chập chững bước vào con đường sáng tác, thơ của Hàn Mặc Tử đã mang màu sắc táo bạo, phá cách, gây được tiếng vang lớn với giới yêu thơ. Lối thơ nửa kín, nửa mở, trần tục đã khiến cho khán giả phải suy ngẫm rất nhiều. Ông dùng con chữ một cách trừu tượng làm nên đòi bẩy để gợi lên những cảm xúc riêng tư của người đọc.

“Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn”...

(Bài Thức khuya)

“Trăng nằm sõng soài trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi”

( Bài Bẽn lẽn)

Những năm cuối đời, Hàn Mặc Tử sống trong sự lạnh lẽo, cô đơn cùng sự đau đớn của bệnh “phong cùi”. Đôi bàn tay co quắt, khô cằn cũng không cản bước ông sáng tác thơ ca, cống hiến cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Có lẽ, chính những đau khổ của cuộc đời, niềm khát khao cuộc sống mà những sáng tác của ông trong giai đoạn này càng thêm sâu sắc, lạ lẫm, độc đáo nhưng cũng đau đớn và có phần điên loạn.

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?

Bao giờ tôi hết được yêu vì,

Bao giờ mặt nhật tan thành máu

Và khối lòng tôi cứng tựa si?”

(Những giọt lệ)

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Tìm hiểu về văn bản Đây thôn Vĩ Dạ

+ Từ những thông tin em tìm hiểu được, hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

+ Nêu xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Hs trả lời câu hỏi theo những yêu cầu đã được chuẩn bị.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi HS trình bày.

Bước 4: Kết luận

- GV củng cố, bổ sung câu trả lời của HS.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phăng-xoa, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình), trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa. Sau một thời gian làm ở sở Đạc điền Quy Nhơn, năm 1934 ông vào Sài Gòn làm báo. Đến năm 1936, ông biết mình bị bệnh, ông về lại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hoà (11-11-1940).

- Tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử phát lộ từ rất sớm (14 tuổi)Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “ Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế Lan Viên)

- Sự nghiệp sáng tác: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Duyên kì ngộ, Chơi giữa mùa trăng

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Văn bản 2: Sông Đáy

Giáo án Thực hành đọc hiểu 2: Tình ca ban mai

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 44

Giáo án Viết bài nghị luận về tác phẩm thơ

Giáo án Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm thơ

1 208 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: