Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 23 | Cánh diều Ngữ văn 11
Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 23 Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 23.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Thực hành tiếng Việt trang 23
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và nhận diện được các hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường khi nói và viết trong tiếng Việt.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng hợp kiến thức , tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù
- Nhận diện và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc một cách hiệu quả, sáng tạo.
3. Về phẩm chất
- Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
- HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức ngữ văn qua trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
- GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu, trả lời lần lượt các câu hỏi:
+ Thế nào là việc hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong nói và viết?
*Dự kiến sản phẩm:
Hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong nói và viết là việc không tuân thủ một cách có chủ ý một số những quy tắc (phát âm, dùng từ, cấu tạo câu, cụm từ, dấu câu...) để thể hiện những sự vật, hiện tượng, cảm xúc, nhận xét đặc biệt ...nhằm tăng cường hiệu quả giao tiếp.
+ Kể tên các trường hợp phá vỡ các quy tắc ngôn ngữ thông thường? Xác định trường hợp phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong ngữ liệu và nêu tác dụng của nó:
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
Huy Cận, Tràng giang
*Dự kiến sản phẩm:
a. Các trường hợp phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường:
- Tách rời các tiếng trong từ
- Kết hợp từ bất bình thường
- Chuyển từ loại
- Thay đổi trật tự từ trong cụm từ
- Thay đổi trật trật tự từ trong câu
- Tỉnh lược thành phần chính
- Tách một bộ phận thành câu
- Sử dụng câu đặc biệt
b. Ngữ liệu sử dụng cách kết hợp từ bất bình thường trong các cụm từ:
Sâu chót vót
Chót vót là tính từ chỉ độ cao, tác giả dùng kết hợp với tính từ chỉ độ sâu. Với cách kết hợp này, không gian như được mở ra theo 4 chiều: dài, rộng, cao, sâu; vì không gian trở nên mênh mông, rợn ngợp hơn.
- GV kết nối, dẫn vào bài: Tiếng Việt là ngôn ngữ chung và phổ biến nhất ở nước ta. Tiếng Việt có những vẻ đẹp, sự độc đáo và có những yêu cầu sử dụng riêng. Cùng một ý diễn đạt, nhưng với những cách diễn đạt khác nhau sẽ mang lại những hiệu quả giao tiếp khác nhau. Một trong những cách để nâng cao hiệu quả giao tiếp khi nói và viết là việc phá vỡ các quy tắc ngôn ngữ thông thường. Ở tiết học ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng này; từ đó có thể làm cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ của chúng ta trở nên linh hoạt và hấp dẫn hơn.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ
a. Mục tiêu: HS nhận diện được các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường, phân tích và nêu tác dụng của các hiện tượng đó.
b. Nội dung hoạt động: HS vận dụng những kiến thức đã học để nhận diện, phân tích các trường hợp phá vỡ các quy tắc ngôn ngữ thông thường.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho các em làm việc cá nhân, theo cặp đôi, và các nhóm nhỏ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Theo dõi SGK trang 23, hoàn thành nhanh bài tập 1, 2, 3 Bài tập 1: Làm việc cá nhân Xác định những trường hợp nào là hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường về từ. GV có thể nhắc lại cho HS nhớ các trường hợp phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường thuộc về từ là: - Tách rời các tiếng trong từ - Kết hợp từ bất bình thường - Chuyển từ loại - Thay đổi trật tự từ trong cụm từ - Thay đổi trật trật tự từ trong câu |
II.Thực hành 1. Bài tập 1 a. Ăn ngay ở thật, mọi tật mọi lành - Hiện tượng tách rời các tiếng trong từ: Ăn ngay ở thật – ăn ở ngay thật thực chất là ăn ở ngay thật. Câu tục ngữ có nghĩa là: ăn ở ngay thẳng, thật thà, mọi bệnh tật, tội lỗi đều qua khỏi. b. Những là đắp nhớ đổi sầu Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa râm - Hiện tượng tách rời các tiếng trong từ và đổi trật tự đắp nhớ đổi sầu – đắp đổi sầu nhớ, tức là hết nhớ lại đến sầu, hết sầu lại nhớ, nhớ sầu cứ đắp đổi thay phiên nhau. c. Trăng rất trăng là trăng của tình yêu (Xuân Diệu) - Hiện tượng chuyển từ loại Trăng trong tiếng Việt là danh từ. Trong câu của Xuân Diệu, từ trăng thứ 2 được chuyển thành tính từ, có nghĩa là đẹp, là lãng mạn… |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Văn bản đọc hiểu 1: Trái tim Đan-kô
Giáo án Văn bản 2: Một người Hà Nội
Giáo án Thực hành đọc hiểu: Tầng hai
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Sinh học 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Kết nối tri thức năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Lịch sử 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Tiếng Anh 11 Global success (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Kết nối tri thức (mới nhất)
- Giáo án PPT Sinh học 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Hóa 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
- Giáo án Toán 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Hóa 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Vật lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Vật lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Toán 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Chuyên đề học tập Địa lí 11 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Sinh học 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)
- Giáo án PPT Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo