Giáo án Văn bản đọc hiểu 1: Thương nhớ mùa xuân | Cánh diều Ngữ văn 11

Với Giáo án Văn bản đọc hiểu 1: Thương nhớ mùa xuân Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Văn bản đọc hiểu 1: Thương nhớ mùa xuân.

1 656 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Văn bản đọc hiểu 1: Thương nhớ mùa xuân

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tn văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí; đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết qua văn bản; phát hiện được giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- Yêu quý phong cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam, trân trọng những giá trị văn hoá, nhân văn đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS có ý thức học tập và rèn luyện đức tính trung thực và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác phẩm “Thương nhớ mười hai”?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời.

*Dự kiến sản phẩm: Nói về “Thương nhớ mười hai” là nói về 12 tháng trong năm của Hà Nội, có cảnh vật, ẩm thực, phong tục, tập quán của người Bắc Việt. Bên cạnh đó, thông qua các hình ảnh đẹp, tinh tế nhưng đượm buồn nhà văn còn bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm của mình với người thân và quê hương. Mười hai tháng thương nhớ của Vũ Bằng là hình ảnh của Hà Nội xuân, hạ, thu, đông; là một Hà Nội đặc trưng với tháng giêng trăng non rét ngọt; của tháng hai tương tư hoa đào; hay của tháng chín, gạo mới, chim ngói; rồi của tháng chạp, nhớ ơi chợ Tết.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, dẫn dắt kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại văn bản.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS xem video và đọc văn bản, trả lời các câu hỏi sau:

+ Nêu xuất xứ và bối cảnh của đoạn trích.

+ Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu để em biết được điều ấy?

+ Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản? Theo em, mạch logic chính gắn kết các phần trong văn bản là gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ, bối cảnh đoạn trích:

- Thương nhớ mười hai (1971) là một tùy bút đặc sắc, thể hiện tình cảm nhớ thương gia đình, quê hương miền Bắc và Hà Nội của nhà văn trong bối cảnh ông phải sống xa quê hương vì chiến tranh chia cắt đất nước. Tác phẩm là những trang vǎn về thiên nhiên, con người, phong tục của người Việt ở Bắc Bộ qua mười hai tháng trong một năm, mỗi tháng đều mang đặc trưng riêng.

- Đoạn trích trong SGK viết về tháng Giêng, thuộc chương một của tác phẩm.

b. Đề tài: mùa xuân miền Bắc (dựa vào nhan đề và nội dung văn bản).

c. Bố cục:

- Phần (1): Giới thiệu về tháng Giêng và mùa xuân miên Bắc.

- Phần (2): Không khí, con người, cảnh sắc thiên nhiên đặc trưng của Hà Nội vào mùa xuân.

- Phần (3): Thời tiết đặc trưng và nếp sinh hoạt của người Hà Nội sau rằm tháng Giêng.

- Phần (4): Vẻ đẹp độc đáo của trăng non tháng Giêng.

Mạch lô gích chính gắn kết các phần của VB là tình cảm thương nhớ quê hương da diết của tác giả.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Xem thử và mua tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Văn bản đọc hiểu 2: Vào chùa gặp lại

Giáo án Thực hành đọc hiểu: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 75

Giáo án Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Giáo án Nói và nghe: Trình bày báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

1 656 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: