Giáo án Chí Phèo | Cánh diều Ngữ văn 11

Với Giáo án Chí Phèo Ngữ văn 11 sách Cánh diều sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 11 Chí Phèo.

1 3,299 23/02/2024
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Ngữ văn 11 (Cánh diều): Chí Phèo

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết, phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề chính và chủ đề phụ, tư tưởng, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh,…) và hình thức (câu chuyện, sự kiện, nhân vật, chi tiết quan trọng, không gian, thời gian, người kể chuyện toàn tri, sự thay đổi điểm nhìn) của văn bản truyện.

- HS hiểu và phân tích được các nhận vật trong truyện. Qua đó hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ của tác phẩm.

- Nắm vững giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hòan cảnh điển hình.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chí Phèo.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS có ý thức học tập và rèn luyện để biết cách phân tích, đánh giá một tác phẩm của Nam Cao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai người trong ảnh? (ngoại hình, sắc thái,…)

Giáo án Chí Phèo | Cánh diều Ngữ văn 11 (ảnh 1)

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán mãnh liệt các thế lực thống trị xã hội, trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân trọng con người, nhất là những con người bị vùi dập, chà đạp, đó là cảm hứng chung của các nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 30-45. Tuy nhiên, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã khám phá hiện thực ấy bằng một cái nhìn riêng biệt. Nam Cao không trực tiếp miêu tả quá trình bần cùng, đói cơm, rách áo dù đó cũng là một hiện thực phổ biến. Nhà văn trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn đến một hiện thực con người: con người không được là chính mình, thậm chí, không còn được là con người mà trở thành một con “quỉ dữ”, bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của một guồng máy thống trị tàn bạo. Với một cái nhìn sắc bén, đầy tính nhân văn, bằng khả năng phân tích lý giải hiện thực hết sức tinh tế, bằng vốn sống dồi dào và trái tim nhân ái, nhà văn đã xây dựng nên một tác phẩm với những giá trị hiện thực và nhân đạo đặc sắc không thể tìm thấy ở các nhà văn đương thời.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện ngắn và văn bản Chí Phèo.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và đọc văn bản.

- GV đưa ra nhiệm vụ:

+ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và con người tác giả Nam Cao.

Giáo án Chí Phèo | Cánh diều Ngữ văn 11 (ảnh 1)

+ Nêu đề tài, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Chí Phèo.

Giáo án Chí Phèo | Cánh diều Ngữ văn 11 (ảnh 1)

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến cho bạn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc bài, lưu ý giọng đọc của người kể chuyện, các nhân vật trong truyện.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Văn bản Chí Phèo có thể chia ra thành mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

+ Xác định thế giới nhân vật trong truyện? Chỉ ra nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ?

+ Em hãy xác định tình huống truyện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên thật Trần Hữu Tri (1915 – 1951), quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cuộc sống hiện thực tàn nhẫn, là người con duy nhất trong gia đình được ăn học tử tế.

- Là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo:

+ Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người.

+ Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật.

+ Rất thành công trong ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm.

+ Kết cấu truyện thường theo mạch tâm lí linh hoạt, nhất quán và chặt chẽ.

+ Cốt truyện đơn giản, đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa triết lí về cuộc sống và con người xã hội.

→ Ngòi bút của ông lạnh lùng, tỉnh táo, nặng trĩu ưu tư và đằm thắm yêu thương. Nam Cao được đánh giá là nhà văn hàng đầu trong nền Văn học Việt Nam thế kỷ XX.

2. Tác phẩm

- Hoàn cảnh xã hội: giai đoạn xã hội Việt Nam nửa thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, xã hội đầy rẫy những bất công.

- Hoàn cảnh lấy cảm hứng: dựa vào những việc thật, người thật ở làng quê Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.

- Xuất xứ: được Nam Cao viết năm 1941.

- Đề tài: người nông dân nghèo trước Cách mạng.

3. Đọc văn bản

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1- Phần 1 (Từ đầu đến …cả làng Vũ Đại cũng không ai biết): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến …không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo.

- Nhân vật trung tâm: Chí Phèo.

- Nhân vật chính: Chí Phèo, bá Kiến.

- Nhân vật phụ: bà Ba, lý Cường, bà hàng rượu, bà cô thị Nở,…

- Tình huống truyện:

+ Tình huống đi ở tù (từ người lương thiện thành “con quỷ dữ”)

+ Tình huống gặp thị Nở (từ “con quỷ dữ” đến sự khát khao trở thành người lương thiện).

+ Tình huống bị cự tuyệt (sự đau khổ, phẫn uất dẫn đến tự sát).

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 14 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 11 Chí Phèo Cánh diều.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Chữ người tử tù

Giáo án Thực hành đọc hiểu: Tấm lòng người mẹ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 91

Giáo án Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Giáo án Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

1 3,299 23/02/2024
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: