Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68 | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68 Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 68.

1 1,051 09/10/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

 

Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức): Thực hành tiếng Việt trang 68

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

- Xác định được câu chủ đề trong đoạn văn.

- Viết được đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, phân tích đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: Viết đoạn văn.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ:

Cho đoạn văn sau:

+ Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.

+ Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

Hai đoạn văn trên có câu chủ đề không? Xác định cách triển khai của mỗi đoạn văn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi đoạn văn đều có cách sắp xếp, tổ chức ý, triển khai nội dung khác nhau. Việc phân biệt các kiểu đoạn văn này liên quan đến câu chủ đề, tức là câu thể hiện nội dung bao quát nội dung của đoạn văn. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm và chức năng của đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Đặc điểm

- Đoạn văn song song

Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm, trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

(Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới và trẻ em)

Đoạn văn có ba câu, mỗi câu nêu một điều cần làm để đáp ứng quyền lợi của trẻ em. Mặc dù không có câu chủ đề, nhưng tất cả các câu trong đoạn cùng thể hiện một chủ đề: trách nhiệm đối với trẻ em.

=> Đoạn văn song song: Đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có nội dung khác nhau, nhưng cùng hướng tới một chủ đề.

- Đoạn văn phối hợp

Bị cười, không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái độ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhằm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe)

Đoạn văn trên có câu mở đầu (in đậm) nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn (in đậm) khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.

=> Đoạn văn phối hợp: Đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp, có câu chủ đề ở đầu đoạn và cuối đoạn.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 68 Kết nối tri thức. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Hịch tướng sĩ

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64

Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giáo án Nam quốc sơn hà

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

1 1,051 09/10/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: