Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 | Kết nối tri thức Ngữ văn 8

Với Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 64.

1 1,008 09/10/2023
Mua tài liệu


Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

 

Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức): Thực hành tiếng Việt trang 64

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

- Xác định được câu chủ đề trong đoạn văn.

- Viết được đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận biết, phân tích đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: Viết đoạn văn.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ:

Cho đoạn văn sau:

Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng)

Xác định câu chủ đề của đoạn văn trên? Câu chủ đề ở vị trí đó có tác dụng gì trong việc triển khai nội dung đoạn văn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã làm đúng, nhắc nhở HS làm chưa đúng.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi đoạn văn đều có cách sắp xếp, tổ chức ý, triển khai nội dung khác nhau. Việc phân biệt các kiểu đoạn văn này liên quan đến câu chủ đề, tức là câu thể hiện nội dung bao quát nội dung của đoạn văn. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu, tiếp thu kiến thức về đặc điểm và chức năng của kiểu tổ chức đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức trong SGK để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: HS nắm rõ kiến thức về bài học.

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thẻ nội dung trong SGK và đặt câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm và chức năng của đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Đặc điểm

- Đoạn văn diễn dịch

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Ở đoạn văn trên, câu chủ đề (in đậm) được đặt ở đầu đoạn, khẳng định hai nét đặc sắc của tiếng Việt là đẹp và hay. Các câu tiếp theo nói rõ cái đẹp và cái hay thể hiện cụ thể như thế nào.

=> Đoạn văn diễn dịch: Đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.

- Đoạn văn quy nạp

Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ý nghĩa cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.

(Nhiều tác giả, Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa, từ đó, câu chủ đề (in đậm) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa, đáng được đề cao.

=> Đoạn văn quy nạp: Đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.

2. Chức năng

Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn khác nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề. Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp). Hai kiểu đoạn văn này đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Thực hành tiếng Việt trang 64 Kết nối tri thức. 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Hịch tướng sĩ

Giáo án Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 68

Giáo án Nam quốc sơn hà

Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

1 1,008 09/10/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: