Giáo án Lai Tân | Kết nối tri thức Ngữ văn 8
Với Giáo án Lai Tân Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Ngữ văn 8 Lai Tân.
Chỉ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức): Lai Tân
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Thấy được tình trạng thối nát phổ biến của bọn quan lại Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.
- Hiểu được nghệ thuật châm biếm độc đáo của nhà thơ.
- Nhận biết được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lai Tân.
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản thơ Đường luật.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
+ Bác Hồ (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Hãy kể tên một số nơi Bác đã từng đặt chân tới.
+ Hãy nêu tên một số bài thơ của Hồ Chí Minh mà em biết.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm con đường cứu nước. Trong suốt hành trình ấy, Bác đã từng bị giam tại nhà lao Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc). Tại đây, Bác đã sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù, trong đó có một số bài ghi chép những điều tai nghe mắt thấy về nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. Bài thơ Lai tân đã phê phán chế độ nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sâu sắc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và văn bản Lai Tân. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả dựa vào nội dung đã đọc ở nhà, trả lời câu hỏi sau: + Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Nêu vị trí và hoàn cảnh ra đời của văn bản? + Nêu đề tài và thể thơ của bài thơ. + Nêu kết cấu của văn bản. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
1. Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn. - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và cầm bút, Hồ Chí Minh để lại một di sản văn học rất phong phú, gồm văn chính luận, truyện kí, thơ ca,… - Về văn chính luận, phải kể đến một số áng văn nổi tiếng như Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966),…
2. Văn bản a. Vị trí và hoàn cảnh ra đời - Tập Nhật kí trong tù gồm Lời đề từ và 133 bài thơ chữ Hán được Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị giam giữ và giải đi qua nhiều nhà tù của Quốc dân đảng tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (từ ngày 29 tháng 8 năm 1942 đến ngày 10 tháng 9 năm 1943). - Lai Tân là bài thơ thứ 96 của tập thơ. b. Đề tài - Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. c. Kết cấu 2 phần: - 3 câu đầu: Thực trạng thối nát của chính quyền ở Lai Tân. - Câu cuối: Thái độ châm biếm của tác giả. => Kết cấu này tạo ra tính bất ngờ, tạo điểm nhấn trong mạch cảm xúc của người đọc. Một kết luận đầy tính châm biếm về hiện thực đến phút chót mới hiện ra. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Ngữ văn 8 Lai Tân Kết nối tri thức.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Xem thêm giáo án Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 85
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 86
Giáo án Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Toán 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 8 Cánh diều
- Giáo án PPT Địa lí 8 Cánh diều
- Giáo án Tin học 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Ngữ văn 8 Cánh diều
- Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Cánh diều (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 8 Cánh diều
- Giáo án PPT Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều
- Giáo án Toán 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Địa lí 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Toán 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án PPT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tin học 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Công nghệ 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 (Bản 1) Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Mĩ thuật 8 (Bản 2) Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo (mới nhất)
- Giáo án PPT Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo