Giáo án Mĩ thuật 8 Bài 2 (Kết nối tri thức 2024): Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt

Với Giáo án Bài 2: Một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt Mĩ thuật lớp 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Mĩ thuật 8 Bài 2.

1 311 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Chủ đề 1: HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG MĨ THUẬT

Bài 2: MỘT SỐ DẠNG BỐ CỤC TRONG TRANH SINH HOẠT

(Thời lượng 2 tiết – Thực hiện tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Biết cách khai thác và xây dựng bố cục trong tranh có nhân vật làm trọng tâm.

- Biết một số dạng bố cục trong tranh thường gặp: Bố cục tam giác, bố cục đăng đối, bố cục hang ngang, bố cục chính phụ…

2. Năng lực.

- Thể hiện được hình tượng con người trong tranh đề tài sinh hoạt đời số con người có mảng chính, mảng phụ.

- Vẽ được tranh đơn giản với một số bố cục thường gặp.

- Cảm nhận và thể hiện .

3. Phẩm chất.

- Biết được vẻ đẹp hình tượng nhân vật thông qua một số tác phẩm thêm yêu cuộc sống con người.

- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng con người trong TPMT.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Thiết bị dạy học:

- Một số hình ảnh: Tranh, ảnh, Clip giới thiệu về cách thể hiện dáng người để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.

- Máy tính, máy chiếu hoặc tivi và các thiết bị điện tử hỗ trợ khác (nếu có).

- Phòng học chuyên môn vẽ và các SPMT trưng bày trong lớp (nếu có).

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGV Mĩ thuật 8, SHS, Hình ảnh, Clip có liên quan đến chủ đề bài học.

-Bảng vẽ, bảng từ, nam châm, giấy vẽ, bìa màu, bút vẽ của GV…(nếu có)

2. Học liệu:

- Giáo viên: Gíáo án, SGV Mĩ thuật 8, nội dung trong máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip… có liên quan đến chủ đề bài học như: tài liệu tham khảo, tranh mẫu....

Các biểu mẫu và các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi thảo luận, phiếu bài tập (nếu có).

- Học sinh: Vở bài tập Mĩ thuật 8, SGK8, tài liệu tham khảo MT.Đồ dùng học tập của HS môn học gồm: bút chì, tẩy, giấy vẽ và màu vẽ (bút lông, hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic, màu goat, màu bột pha sẵn, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng).

(Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).

* Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể.

+ Dạy học tích hợp (Nhóm/ cá nhân)

+ Dạy theo bài học.

+ Dạy học giải quyết vấn đề.

+ Dạy học khám phá.

+ Dạy học hình thức sáng tạo.

+ Dạy học đa phương tiện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A/ QUAN SÁT.

Hoạt động giáo viên.

Hoạt động học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- HS sinh hoạt.

1/ Hoạt động 1. Quan sát:

- Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động, tạo sự hứng thú và có nhận thức ban đầu về bài học mới.

a) Mục tiêu.

- HS nhận biết được một số TPMT của hoạ sĩ trong nưới thời kì hiện đại vẽ về thể loại tranh sinh hoạt.

- HS được phân tích một số TPMT.

- HS thấy được vẻ đẹp của TPMT thông qua quá trình phân tích tác phẩm.

b) Nội dung.

- GV cho HS quan sát vẻ đẹp TPMT của một số hoạ sĩ trong nước.

- Phân tích hình tượng con người trong tác phẩm hội hoạ:

+Hình dáng, đường nét, màu sắc, bố cục..

+Ý nghĩa nội dung hình ảnh muốn nói.

- Phân tích so sánh hình ảnh nhân vật ở dáng tĩnh (ngồi…) dáng động (đi…)

- GV cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.

c) Sản phẩm.

- Quan sát ban đầu để củng cố kiến thức về hình tượng con người ( sinh hoạt cuộc sống ) có ý tưởng, ý thức khai thác hình ảnh để thực hành sáng tạo SPMT ở bước sau.

d) Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa SGK trang 9 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

1. Quan sát: Hình tượng con người

- Hệ thống câu hỏi cơ bản:

+ Tác phẩm của hoạ sĩ nào, tên tác phẩm?

+ Hình ảnh chính/phụ tác phẩm đó?

+ Bố cục sắp xếp thế nào?

- GV có thể đặt câu hỏi khai thác sâu hơn về nội dung hoạt động:

+Hình ảnh, màu sắn, bố cục tác giả muốn nói gì thông qua bức tranh?

+ Ẩn ý và bút pháp TPMT (nếu có )

- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh

Tổ chức cho HS thảo luận và trả lời câu hởi nhận ra đặc điểm nhân vật :

+ Nhân vật làm gì

+Nhân vật theo lứa tuổi

+Nhân vật cảm xúc vui buồn..

+Nhân vật so với đời thực

* GV gợi ý bổ xung

* GV chốt.

- Vậy là chúng ta đã biết đặc điểm nhân vật từ đó xây dựng tác phẩm của mình .

-GV Mở rộng cho HS chọn đề tài : Lao động, học tập, vui chơi, văn hoá …với nhân vật chính phụ và bối cảnh.

- HS cảm nhận, ghi nhớ.

- HS quan sát.

- HS trả lời cau hỏi.

- HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp

- HS quan sát.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS chú ý xem hình minh họa.

1. Quan sát: Hình tượng con người

- HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS xem hình và phát huy lĩnh hội.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

B/ THỂ HIỆN:

2/ Hoạt động 2. Thể hiện:

- Học sinh tìm hiểu thông tin nhằm phát triển và lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng mới của bài học.

a) Mục tiêu.

- HS nhận biết được một số dạng bố cục trong tranh sinh hoạt: Bố cục tam giác, hình tròn, hang ngang, đăng đối, đối xứng…

- HS thể hiện một bức tranh sinh hoạt với bố cục hình vẽ mình yêu thích.

b) Nội dung.

- GV cho HS quan sát tranh và các vẽ trang

- GV thị phạm và cho HS trả lời câu hỏi để có định hướng về phần thực hành SPMT.

- HS vẽ tranh với hình chính phụ

(HS tham khảo tranh và hình dáng người)

c) Sản phẩm.

- Có hiểu biết ban đầu về tranh sinh hoạt và vẽ được cơ bản bức tranh và khai thác hình ảnh để thực hành sáng tạo SPMT.

- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh về

d) Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa tranh vẽ đề tài sinh hoạt trang 11 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

2. Thực hành: Vẽ tranh sinh hoạt với con người

- GV đưa ra bức vẽ cơ bản với một số dạng bố cục tranh trang 11-12 về nội dung hoạt động:

+Xây dựng hình tượng con người từ kí hoạ, clip, internet…

+Sắp xếp bố cục: Con người là trọng tâm

+Màu sắc: Nhấn mạng nội dung và trọng tâm nhưng tổng thể hài hoà thuận mắt thao ý thích.

- GV có thể chuẩn bị thêm một số hình ảnh .

Tổ chức cho HS thảo luận hoặc tự chon cách vẽ bố cục theo ý thích:

+ B1. Phác mảng chính phụ

+B2. Vẽ hình chính phụ vào mảng

+B3. Hoàn thiện hình.

+B4. Tô màu

* GV gợi ý.

GV có thể thị phạm vẽ và hỗ trợ HS

* GV chốt.

- Vậy là chúng ta đang thực hiện tạo TPMT tranh đề tài sinh hoạt…

* Củng cố dặn dò.

- VN hoàn thiện TPMT của em đang vẽ.

- Chuẩn bị tiết sau .

- HS cảm nhận, ghi nhớ.

- HS quan sát.

- HS trả lời cau hỏi.

- HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp

- HS quan sát.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

2. Thực hành: Vẽ tranh sinh hoạt với con người

- HS chú ý xem hình minh họa.

- HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8.

HS xem clip, tranh ảnh SGK trang 11-12.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS xem hình và phát huy lĩnh hội.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS ghi nhớ.

Bổ sung:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 311 lượt xem
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: