Giáo án Mĩ thuật 8 Bài 4 (Kết nối tri thức 2024): Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số

Với Giáo án Bài 4: Thiết kế trang phục với hoa văn dân tộc thiểu số Mĩ thuật lớp 8 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án Mĩ thuật 8 Bài 4.

1 953 28/12/2023
Mua tài liệu


Chỉ từ 250k mua trọn bộ Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt (chỉ 30k cho 1 bài giảng bất kỳ):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Chủ đề 2: VẺ ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

Bài 4: THIẾT KẾ TRANG PHỤC VỚI HOA VĂN DÂN TỘC THIỂU SỐ

(Thời lượng 2 tiết – Thực hiện tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Nhận biết được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tạo hình hoa văn trên trang phục truyền thống của một số đồng bào thiểu số.

- Hiểu hơn được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tạo hình hoa văn trên trang phục truyền thống của một số đồng bào thiểu số.

- Thông qua quan sát và thể hiện SPMT bước đầu phân tích được vẻ đẹp trang phục có sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số. (Mức độ cao nếu có)

2. Năng lực.

- Hiểu và sử dụng được phương hướng chuyển động của nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng trong trang trí SPMT.

- Vận dụng được vẻ đẹp của hoa văn dân tộc thiểu số trong thiết kế trang phục.

3. Phẩm chất.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hoa văn dân tọc thiểu số.

- Góp phần hình thành sự hiểu biết và tình cảm đối với giá trị truyền thống của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Thiết bị dạy học:

- Một số hình ảnh: Tranh, ảnh, Clip giới thiệu về trang phục truyền thống dân tộc thiểu số để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát. Một số bản thiết kế trang phục có hoa văn dân tộc thiểu số cơ bản.

- Máy tính, máy chiếu hoặc tivi và các thiết bị điện tử hỗ trợ khác (nếu có).

- Phòng học chuyên môn vẽ và các SPMT trưng bày trong lớp (nếu có).

- Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGV Mĩ thuật 8, SHS, Hình ảnh, Clip có liên quan đến chủ đề bài học là hoa văn dân tộc thiểu số.

-Bảng vẽ, bảng từ, nam châm, giấy vẽ, bìa màu, bút vẽ của GV…(nếu có)

2. Học liệu:

- Giáo viên: Gíáo án, SGV Mĩ thuật 8, nội dung trong máy tính, trình chiếu trên PowerPoint Clip… có liên quan đến chủ đề bài học như: tài liệu tham khảo, tranh mẫu về trang phục sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số để trang trí (nếu có)

Các biểu mẫu và các câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi thảo luận, phiếu bài tập (nếu có).

- Học sinh: Vở bài tập Mĩ thuật 8, SGK8, tài liệu tham khảo MT.Đồ dùng học tập của HS môn học gồm: bút chì, tẩy, giấy vẽ và màu vẽ ( Chọn loại màu phù hợp: bút lông, hộp màu, sáp màu dầu, mài acrylic, màu goat, màu bột pha sẵn, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng).

(Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương).

* Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể.

+ Dạy học tích hợp (Nhóm/ cá nhân)

+ Dạy theo bài học.

+ Dạy học giải quyết vấn đề.

+ Dạy học khám phá.

+ Dạy học hình thức sáng tạo.

+ Dạy học đa phương tiện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A/ QUAN SÁT.

Hoạt động giáo viên.

Hoạt động học sinh.

* Hoạt động khởi động.

- GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- HS sinh hoạt.

1/ Hoạt động 1. Quan sát:

- Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động, tạo sự hứng thú và có nhận thức ban đầu về bài học mới.

a) Mục tiêu.

- HS biết về một số hoa văn trên trang phục của một số đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Thông qua một số TPMT, HS được phân tích để thấy được hoa văn có tính biểu tượng và tượng trưng, cũng như hiểu về phương hướng chuyển động của nét trong tạo hình hoa văn.

b) Nội dung.

- GV cho HS quan sát để tìm hiểu về hoa văn trên trang phục.

- Phân tích một số hình ảnh trang phục dân tộc để hiểu được yếu tố: biểu tượng, tượng trưng, phương hướng chuyển động của nét trong tạo hình hoa văn .

c) Sản phẩm.

- Có kiến thức cơ bản về nét độc đáo tạo hình hoa văn các dân tộc thiểu số.

- HS thấy và so sánh được nét độc đáo: chuyển động của nét, màu, tính biểu tượng và tượng trưng của hoa văn .

d) Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa tranh phục trang 17 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

1.1.Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng.

- Quan sát hình con Trâu và con Khỉ cách điệu (SGK – 17) Câu hỏi: Tính biểu tượng, nét, hình?

Hoa văn trên vải được vẽ lại bằng nét khái quát có tính biểu tựng.

-Tính biểu tượng là gì?

Biểu tượng hay ký hiệu một hình ảnh, ký tự hay bất cứ cái đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. VD: Biểu tượng con con khỉ là hình ảnh con vật thể hiện bằng hình ảnh có ý tưởng khái quát đặc điểm của nó.

- Nét độc đáo văn hoá thông qua biểu tượng hoa văn ?

Gợi ý: Mỗi một biểu tượng trong hoa văn dân tộc thiểu số đều chứ đựng thông tin về quan niệm cuộc số một thế giới riêng của từng dân tộc đã được khái quát thành biểu tượng lưu truyền cho thế hệ sau .

- GV củng cố giải quyết thắc mắc – chốt kiến thức.

1.2.Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng.

Tổ chức cho HS quan sát 3 hình trong sách và thảo luận trả lời câu hởi SGK trang 18.

Hình có tính tượng trưng là gì?

Hình tượng trưng là hình khối cụ thể khái quát cho một ý nghĩa nào đó. VD: Hình tam giác sếp liền nhau có thể tượng trưng cho các dãy núi…

* GV gợi ý.

Hoa văn là hoạ tiết trang trí, hoa văn cách điệu từ hình học có tính tượng trưng cao.

Các yếu tố nguyên lý và tạo hình hoa văn tạo ra sự chuyển động hoa văn trên trang phục: Xoay tròn, lặp lại, tương phản, xoắn ốc, lên xuống…

* GV chốt.

- Vậy là chúng ta đã biết về tính biểu tượng (Con vật..), tượng trưng (Hình học) trên trang phục đồng bào dân tộc.

Từ hiểu biết trên chúng ta sẽ …hoạt động 2.

- HS cảm nhận, ghi nhớ .

- HS quan sát.

- HS trả lời cau hỏi.

- HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp cần nắm

- HS quan sát.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

1.1.Tạo hình hoa văn được cách điệu từ con vật mang tính biểu tượng.

- HS quan sát và ghi nhận.

- HS trả lời câu hỏi bài học.

- HS quan sát.

- HS chú ý xem hình minh họa.

- HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8. Trang 17

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

- HS xem hình và phát huy lĩnh hội.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

+ HS ghi nhớ lắng nghe.

1.2.Tạo hình hoa văn được cách điệu từ hình học mang tính tượng trưng.

- HS lắng nghe, ghi nhớ. Quan sát hình trang 18.

-HS đưa ra câu trả lời phù hợp.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

B/ THỂ HIỆN:

2/ Hoạt động 2. Thể hiện:

- Học sinh tìm hiểu thông tin nhằm phát triển và lĩnh hội những kiến thức, kĩ năng mới của bài học.

a) Mục tiêu.

- HS tìm hiểu cách thiết kế mẫu trang phục có trang trí hoa văn.

- HS lựa chọn cách thức cuảng cố kiến thức tạo SPMT là thiết kế mẫu trang phục có sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số.

b) Nội dung.

- HS nắm được cách sử dụng hoa văn trong thiết kế một bộ trang phục.

- HS thể hiện thiết kế một mẫu trang phục có sử dụng vẻ đẹp hoa văn dân tộc thiểu số.

c) Sản phẩm.

Bản vẽ thiết kế một bộ trang phục có sử dụng hoa văn dân tộc thiểu số để trang trí.

d) Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS quan sát hình minh họa trang 19 trong SGK Mĩ thuật 8. hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm.

2. Thực hành:

*Cách thiết kế một mẫu trang phục có sử dụng hoa văn

-Các bước thực hiện – SGK trang 19

- Các bước thực hiện khác (nếu có).

+Quan sát mẫu trang phục và hoa văn.

+Vẽ phác bố cục hình trang phục và mảng hình nơi vẽ hoa văn trên trang phục.

+Hoàn thiện hình trang phục, vẽ hoa văn dân tộc thiểu số vào vị trí cần trang trí trên trang phục.

+ Tô màu hoàn thiện mẫu bản thiết kế.

+Hoàn thiện sản phẩm.

- GV gợi ý, thị phạm/cho HS xem video/mẫu thiết kế (nếu có)

* Hãy thiết kế một bộ trang phục có hoa văn dân tộc thiểu số.

-GV gợi ý ý tưởng:

+Trang phục cho đối tượng nào? (Trẻ, trung tuổi, già, nam hay nữ)

+Mục đích sử dụng trang phục đó là gì? (Lễ hội, lao động, ở nhà…)

+Hoa văn đặt ở vị trí nào trên trang phục? (Cổ, ngực, tà…)

+Hoa văn nào là chính, phụ sao cho hài hoà? (Biểu tượng, hình tượng đường nét, mảng trống…cái nào chính)

-GV gợi ý thể hiện:

+ Thiết kế bằng màu gì?(Sáp, dạ, nước…)

+Thiết kế bằng cách thức gì? (Vẽ, đồ…)

(Có thể thảo luận nhóm)

* GV chốt.

- Vậy là chúng ta đã thực hành tạo SPMT một trang phục có hoa văn dân tộc … ở hoạt động này.

+Chúng ta tiếp tục sáng tạo hoàn thiện mẫu trang phục này trên lớp và ở nhà sao cho hoàn thành kịp thời trước tiết học tiếp theo.(Có thể thực hiện cá nhân ở lớp)

* Củng cố dặn dò.

- Chuẩn bị tiết sau.

- HS cảm nhận, thể hiện, ghi nhớ.

- HS quan sát.

- HS trả lời cau hỏi.

- HS hiểu biết ban đầu về vẻ đẹp SPMT

- HS quan sát.

- HS trả lời câu hỏi.

- HS Làm SPMT.

- HS quan sát.

2. Thực hành:

*Cách thiết kế một mẫu trang phục có sử dụng hoa văn

HS thực hành.

- HS chú ý xem hình minh họa.

- HS quan sát hình trong SGK Mĩ thuật 8. Trang 19

HS vẽ phác bố cục bức tranh và hình thành ý tưởng hoàn thiện bài vẽ.

* Hãy thiết kế một bộ trang phục có hoa văn dân tộc thiểu số.

- HS thực hành thể hiện.

- HS trả lời.

- HS xem hình và phát huy lĩnh hội.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS hoặc nhóm chọn làm SPMT theo ý thích.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

-HS thực hiện.

(Có thể thực hiện tạo SPMT như BT về nhà)

Bổ sung:

................................

................................

................................

Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Mĩ thuật 8 Kết nối tri thức mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử: Link tài liệu

1 953 28/12/2023
Mua tài liệu


Xem thêm các chương trình khác: