Giáo án KHTN 7 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024): Độ to và độ cao của âm | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 13: Độ to và độ cao của âm Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 13.

1 368 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 13 (Kết nối tri thức): Độ to và độ cao của âm (3 tiết)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học, HS sẽ:

- Từ hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

- Nêu được đơn vị của tần số là Hz.

- Nêu được sự liên quan độ to của âm và biên độ âm.

- Sử dụng nhạc cụ (học liệu điện tử, dao động kí) chứng tỏ độ cao của âm liên hệ với tần số âm.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học:Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề về độ to vàđộ cao của âm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thiết kế thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu về sự liên quan giữa độ to của âm và biên độ, độ cao của âm với tần số âm.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết: Nhận biết được sự liên quan độ to của âm với biên độ dao động âm, độ cao của âm liên hệ với tần số âm.

- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, hình ảnh hoặc đồ thị xác định được biên độ và tần số sóng âm.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:Vận dụng được kiến thức giải thích được các hiện tượng trong đời sống thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

Máy chiếu để chiếu hình ảnh 13.1, 13.2, 13.3, 13.4 trong SGK lên bảng. Một cây đàn ghita, một chiếc thước bằng thép dài 30 cm, một âm thoa, một micro, một máy dao động kí hoặc điện thoại di động có phần mềm ghi dao động để thực hiện các thí nghiệm 13.1, 13.2, 13.4 trong SGK.

III. Tiến trình dạy học

TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

b. Nội dung: Giải thích được hiện tượng thực tế vì sao âm thanh phát ra khi gảy dây đàn số 1 và dây đàn số 6 của đán ghi ta lại khác nhau.

c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên: Yêu cầu học sinh lắng nghe khi GV gảy dây đàn số 1 và gảy dây đàn số 6 của đàn ghita.

Học sinh tiếp nhận

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: Thực hiện yêu cầu.

Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.

Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Âm thanh nghe được từ 2 dây đàn khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

HS nhận xét, bổ sung,

GV nhận xét, kết luận, gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

=> Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

Âm mà ta nghe được phát ra từ dây số 1 và dây số 6 của dây đàn ghita có điểm khác nhau là:

+ Dây số 1 phát ra âm trầm (thấp).

+ Dây số 6 phát ra âm bổng (cao).

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

2.1. Độ to và biên độ của sóng âm

a. Mục tiêu: Tìm hiểu mối quan hệ giữa độ to của âm, biên độ dao động sóng âm và biên độ dao động nguồn âm.

b. Nội dung: Biên độ dao động nguồn âm càng lớn thì biên độ dao động sóng âm càng lớn và âm phát ra càng to.

c. Sản phẩm: Các nhận xét, câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe khi GV làm thí nghiệm với thước thép mỏng.

Học sinh tiếp nhận: Quan sát và lắng nghe.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Giáo viên: Làm thí nghiệm 13.1 cho học sinh quan sát, có thể quay video sau đó tua chậm cho học sinh xem.

- Giáo viên giới thiệu về biên độ dao động của nguồn âm.

- Giáo viên ghi lại âm thanh phát ra từ thước thép khi làm thí nghiệm bằng điện thoại di động. Sau đó phát lại cho học sinh nhìn màn hình và giới thiệu về biên độ sóng âm.

Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Trang 65.

? Hãy so sánh biên độ của sóng âm trong hình 13.2 b và 13.2 c, từ đó rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm.

?1. So sánh độ to của âm nghe được trong thí nghiệm vẽ ở hình 13.2 b và 13.2 c.

?2. Từ câu trả lời trên, rút ra mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm với độ to của âm.

?3. Khi gãy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta làm thế nào? Tại sao?

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

? Biên độ của sóng âm trong hình 13.2 b lớn hơn biên độ của sóng âm trong hình 13.2 c.

Mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ dao động của nguồn âm: Biên độ dao động càng lớn thì biên độ dao động của nguồn âm càng lớn và ngược lại.

Trả lời ?1. Độ to của âm nghe được trong hình 13.2 b to hơn hình 13.2 c.

Trả lời ?2. Biên độ dao động càng lớn, âm càng to; biên độ dao động càng nhỏ, âm càng bé.

Trả lời ?3. Khi gảy đàn hoặc đánh trống, muốn âm phát ra to hơn người ta sẽ gảy mạnh vào dây đàn hoặc đánh trống mạnh vào giữa mặt trống, làm như vậy để tăng biên độ dao động.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Biên độ của sóng âm lớn khi biên độ của nguồn âm lớn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Giáo viên chốt ý kiến: Biên độ dao động của nguồn âm lớn thì biên độ dao động sóng âm lớn và độ to của âm lớn.

I. ĐỘ TO VÀ BIÊN ĐỘ CỦA SÓNG ÂM

1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

Biên độ dao động của nguồn âm là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của thước.

Biên độ dao động của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.

2. Độ to của âm

Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn thì biên độ dao động của sóng âm càng lớn và âm phát ra càng to.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 13 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 12: Sóng âm

Giáo án Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Giáo án Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Giáo án Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Giáo án Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

1 368 lượt xem
Mua tài liệu