Giáo án KHTN 7 Bài 35 (Kết nối tri thức 2024): Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 35.

1 852 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 35 (Kết nối tri thức): Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi thực hành cảm ứng ở sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để tìm ra lời giải thích kết quả một hoạt động, hợp tác trong thực hiện hoạt động thực hành.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết khoa học tự nhiên: Trình bày được cách tiến hành thí nghiệm chứng minh tính hướng nước và hướng sáng của cây.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát tính hướng nước, hướng sáng, hướng tiếp của cây và tập tính của động vật.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức về tập tính của động vật để chễ tạo chiếc bẫy côn trùng đơn giản.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân khi thực hành cảm ứng ở sinh vật.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về cách thức thực hiện.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm quan sát được.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Hình ảnh về các ứng dụng về hiện tượng cảm ứng ở cây xanh; video về một số tập tính ở động vật (tập tính kiếm ăn, đánh dấu lãnh thổ, chăm sóc con non, ...).

- Dụng cụ để chiếu tranh ảnh, video.

- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa đã qua sử dụng; nước; hộp carton.

2. Học sinh

- Đọc, nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

- Chậu trồng cây cảnh/khay nhựa; đất/cát trồng cây; que tre hoặc gỗ nhỏ; chậu hoặc chai nhựa đã qua sử dụng; nước; hộp carton.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số tập tính của thực vật trong thực tế.

b) Nội dung:

- GV tổ chức trò chơi, yêu cầu HS phân loại thực vật vào 2 nhóm hướng sáng và hướng nước.

c) Sản phẩm:

- HS lập nhóm mang các đặc điểm đặc trưng tương ứng với các nhóm thực vật.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV phổ biến thể lệ chơi:

+ Chia lớp thành 2 đội và 2 HS làm thư kí. GV đưa 1 số hình ảnh của thực vật. Trong 1 phút, các thành viên đội 1 và đội 2 phân loại các cây đó vào 2 nhóm hướng nước và hướng sáng. Nhóm nào ghép đúng, đủ và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng và được chọn tên cho nhóm mình đồng thời đặt tên cho nhóm còn lại.

- HS lập đội và học luật chơi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên mời nhóm trưởng báo cáo kết quả của nhóm mình.

Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV và thư kí quan sát, đánh giá kết quả của các nhóm chơi.

- Các câu trả lời của HS.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

a) Mục tiêu:

- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc).

- Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

- Nêu được ý nghĩa của cảm ứng với đời sống sinh vật và ứng dụng hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi.

b) Nội dung:

- Học sinh làm việc nhóm, cặp đôi đưa ra cách thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây.

- HS lấy ví dụ và đưa ra cách thiết kế thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây.

- Quan sát tính hướng tiếp xúc của cây và nêu ý nghĩa của hiện tượng đó.

- Quan sát và mô tả một số tập tính ở động vật.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 35 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Giáo án Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Giáo án Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Giáo án Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Giáo án Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

1 852 13/01/2024
Mua tài liệu