Giáo án KHTN 7 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Hóa trị và công thức hóa học | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 7: Hóa trị và công thức hóa học Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 7.

1 1,190 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 7 (Kết nối tri thức): Hóa trị và công thức hóa học (3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được khái niệm về hóa trị (cho chất cộng hóa trị), cách viết công thức hóa học.

- Viết được công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản, thông dụng.

- Nêu được mối liên hệ giữa hóa trị của nguyên tố với công thức hóa học của hợp chất.

- Tính được phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của nó.

- Xác định công thức hóa học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử.

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình, để tìm hiểu về hóa trị, quy tắc hóa trị, cách lập công thức hóa học, cách tính phần trăm của nguyên tố trong hợp chất.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong xác định phần trăm nguyên tố trên các bao bì, nhãn mác, chai lọ trên đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, phân bón...

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết hóa trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Viết đúng công thức hóa học của các đơn chất, hợp chất, tính phần trăm của nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất, lập công thức hóa học khi biết phần trăm nguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất đó.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tính được phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất trên các bao bì, nhãn mác đồ ăn, đồ uống, phân bón...trong thực tế.

3. Phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hóa trị, lập công thức hóa học, tính phần trăm nguyên tố trong hợp chất.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về quy tắc hóa trị.

-Trung thực, cẩn thận trong xác định thành phần nguyên tố các chất trên bao bì, nhãn mác các hợp chất trong thực tế.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Thiết kế các phiếu học tập.

- Thông tin về phần trăm khối lượng nguyên tố trên một số bao bì đồ ăn, nước uống, phân bón….

- Hình ảnh về vật dụng trong đời sống như: dây đồng, con dao, cái kéo, các chất trong đời sống như nước, muối ăn….

2. Học sinh

- Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Xác định vấn đề học tập là xác định mối liên hệ giữa hóa trị và công thức hóa học của chất.

b) Nội dung:

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân quan sát mô hình phân tử nước, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh nêu được: Các nguyên tố hóa học liên kết với nhau theo hóa trị tạo thành hợp chất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: chiếu hình ảnh mô hình phân tử nước, yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc thông tin, quan sát mô hình và trả lời câu hỏi:

? Hóa trị có mối liên hệ với công thức hóa học của hợp chất như thế nào?

- HS nhận nhiệm vụ.

* Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi và hỗ trợ HS.

* Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án.

- HS trình bày.

* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Þ Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.

Dự kiến sản phẩm HS trả lời: Các nguyên tố hóa học liên kết với nhau theo hóa trị tạo thành hợp chất.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công thức hóa học

a) Mục tiêu

- Biết cách viết công thức hóa học của hợp chất, đơn chất.

- Tính được phần trăm nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.

b) Nội dung

- Học sinh làm việc theo cặp đôi (cùng bàn) nghiên cứu thông tin trong SGK hoàn thiện bảng – phiếu học tập số 1; HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi vấn đáp của GV từ đó hình thành kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Các hợp chất thông dụng

Nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất

Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Khối lượng phân tử

Ammonia, NH3

Saccarose (Đường ăn), C12H22O11

Sodium chloride (Muối ăn), NaCl

Nước, H2O

Sodium bicarbonate, NaHCO3

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 7 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 8: Tốc độ chuyển động

Giáo án Bài 9: Đo tốc độ

Giáo án Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian

Giáo án Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Giáo án Bài 12: Sóng âm

1 1,190 13/01/2024
Mua tài liệu