Giáo án KHTN 7 Bài 21 (Kết nối tri thức 2024): Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 21.

1 803 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 21 (Kết nối tri thức): Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, sơ đồ để tìm hiểu khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác cùng nhau trong thực hiện hoạt động quan sát và thực hiện nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát sơ đồ sinh trưởng và phát triển ở cây khoai tây và ở gà để tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Xác định được cơ chế của các hiện tượng thực tế như toát mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim tăng…khi vận động hay lao động nặng.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, SGV, SBT khoa học tự nhiên 7, Kế hoạch bài dạy.

- Hình ảnh minh họa cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.

- Hình ảnh các sản phẩm bù nước, các hoạt động như vận động, lao động nặng...

2. Học sinh

- SGK, SBT khoa học tự nhiên 7.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập, tạo tâm thế hứng thú, sẵn sàng tìm hiểu kiến thức mới.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Những thay đổi này được giải thích như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Khi chạy nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên nên:

- Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang tăng lên đó.

- Đồng thời, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm của trao đổi chất.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 11 trang, trên đây là tóm tắt 3 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 21 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 17: Ảnh của vật qua gương phẳng

Giáo án Bài 18: Nam châm

Giáo án Bài 19: Từ trường

Giáo án Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Giáo án Bài 22: Quang hợp ở thực vật

1 803 13/01/2024
Mua tài liệu