Giáo án KHTN 7 Bài 37 (Kết nối tri thức 2024): Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 37.

1 831 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 37 (Kết nối tri thức): Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân và nhóm khi tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật, ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các nội dung của bài học. Tương tác tích cực với các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong thực tiễn.

- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, phân tích, nhận ra sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật xung quanh chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển của sinh vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn (ví dụ: tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi).

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về ứng dụng sinh trưởng và phát triển của sinh vật vào thực tiễn.

- Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, kế hoạch bài dạy, bài giảng power point,...

- SGK, SGV, SBT.

- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Học sinh

- Học bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài mới ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Học sinh được kích thích trí tò mò về thiên nhiên, nảy sinh mong muốn tìm hiểu bài mới.

b) Nội dung:

- Giáo viên cho học sinh xem video về sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành từ khi gieo hạt đến ngày 42. Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giáo viên cho học sinh xem video về sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu nành từ khi gieo hạt đến ngày 42.

Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:

1. Để sinh trưởng và phát triển tốt như vậy, cây đậu nành cần những điều kiện gì từ môi trường ngoài?

2. Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi, cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh thảo luận nhóm nhỏ (hoặc cá nhân), trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện các nhóm (hoặc cá nhân) báo cáo kết quả.

- GV khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài học.

- Nhận xét về mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Các câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

1. Nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,….

2. Biện pháp thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao:

- Đưa ra các biện pháp chăm sóc vật nuôi và cây trồng phù hợp.

- Điều khiển các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng,… cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Sử dụng các chất kích thích nhân tạo hợp lí.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

a) Mục tiêu:

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng).

b) Nội dung:

- Giáo viên sử dụng kĩ thuật các mảnh ghép, chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuyên gia thảo luận hoàn thành một nhiệm vụ, đồng thời trả lời các câu hỏi, yêu cầu nhóm trưởng chia nhiệm vụ cụ thể trong nhóm. Sau đó các nhóm chuyên gia tập hợp thành nhóm các mảnh ghép.

Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân tố nhiệt độ.

Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân tố ánh sáng.

Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân tố nước.

Nhóm 4: Tìm hiểu về nhân tố chất dinh dưỡng.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 37 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Giáo án Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Giáo án Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Giáo án Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Giáo án Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

1 831 13/01/2024
Mua tài liệu