Giáo án KHTN 7 Bài 40 (Kết nối tri thức 2024): Sinh sản hữu tính ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Với Giáo án Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật Khoa học tự nhiên lớp 7 sách Kết nối tri thức sẽ giúp thầy cô dễ dàng giảng dạy và biên soạn giáo án KHTN 7 Bài 40.

1 712 13/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Kết nối tri thức bản word (cả năm) trình bày đẹp mắt:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án KHTN 7 Bài 40 (Kết nối tri thức): Sinh sản hữu tính ở sinh vật

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, nhận xét, quan sát tranh ảnh để thực hiện các nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm. Thảo luận nhóm để mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật, động vật; nêu được vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản hữu tính vào thực tiễn.

1.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Mô tả được thụ phấn, thụ tinh và lớn lên của quả. Mô tả được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. Nêu được vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Tìm hiểu tự nhiên: Lấy được ví dụ minh hoạ đối với các hình thức sinh sản hữu tính ở sinh vật (hoa đơn tính, hoa lưỡng tính, động vật đẻ con, động vật đẻ trứng).

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được một số ứng dụng của các hình thức sinh sản hữu tính trong thực tiễn.

2. Về phẩm chất

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở sinh vật. Có niềm tin khoa học, luôn cố gắng vươn lên trong học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Trung thực báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.

- Video nảy mầm của hạt.

- Sơ đồ cấu tạo của hoa, sơ đồ quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. Sơ đồ sinh sản hữu tính ở một số loài động vật.

- Hình ảnh hoa của một số loài thực vật.

- Hình ảnh ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

2. Học sinh

- Học bài cũ ở nhà.

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- HS xác định được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS xem video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV cho HS xem video về sự sự nảy mầm của hạt và yêu cầu HS dựa vào video cho biết:

1. Cây con có phải được sinh ra từ rễ, thân lá của cây mẹ không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Học sinh xem video và suy nghĩ tìm trả lời câu hỏi. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV dẫn dắt vào bài: Đây là ví dụ về sinh sản hữu tính, vậy sinh sản hữu tính là gì và quá trình này diễn ra như thế nào?

- Câu trả lời của HS.

* Gợi ý:

- Cây con không được sinh ra từ rễ, thân hay lá của cây mẹ mà lại được mọc lên từ một bộ phận đặc biệt là hạt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính

a. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật, phân biệt được sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính

b. Nội dung:

- HS vận dụng kiến thức đã học, đọc thông tin sách giáo khoa mục I, quan sát hình ảnh, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS. Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giới thiệu tranh ảnh minh họa sinh sản hữu tính ở thực vật, động vật.

- Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi:

1. Thế nào là sinh sản hữu tính?

2. Lấy ví dụ các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát tranh, đọc thông tin SGK tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- GV gọi 1 HS bất kì trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận nội dung khái niệm sinh sản hữu tính.

I. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Ví dụ:

+ Ở thực vật, sinh sản hữu tính gặp ở các loài như lúa, ngô, cam, …

+ Ở động vật, sinh sản hữu tính gặp ở các loài như trâu, bò, lợn, gà, cá chép, …

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 18 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Bài 40 Kết nối tri thức.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm giáo án Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Giáo án Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Giáo án Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Giáo án Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Giáo án Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

1 712 13/01/2024
Mua tài liệu